Toàn cảnh bất chiến tự nhiên thành của sư thầy Thích Minh Tuệ

Toàn cảnh bất chiến tự nhiên thành của sư thầy Thích Minh Tuệ

NamViet

RFA Blog
Sự kiện vị hành cước tu sĩ Thích Minh Tuệ khởi cuộc hành pháp đơn độc xuyên Việt Nam lần thứ 6 đã trở thành cái gai trong mắt Giáo hội Phật giáo Việt Nam do nhà nước cộng sản dựng lên, vốn nhằm kiểm soát tín ngưỡng theo mô hình của Trung Quốc: Tôn giáo – trại lính.

Hình ảnh vị sư gầy gò, khiêm tốn, không nhận cúng dường tiền bạc và chỉ đi theo lối khất sĩ để tu tập, đã làm cảm động dân chúng mộ đạo cả nước. Khởi đầu thì một ngày người chặn đường hỏi thăm, rồi đến gửi thức ăn cúng dường…  Cho đến ngày 15 tháng 5, người ta chứng kiến cả trăm người đi bộ theo sư Thích Minh Tuệ để bày tỏ lòng kính trọng, nhiều người dân chạy trước để quét đường, không để tổn thương chân trần của vị sư.


Vấn đề của sư Thích Minh Tuệ, là cách tu thanh bạch, chân chính và khiêm tốn, không nhận tiền của ông, đã bất ngờ tạo thành một sự đối nghịch gay gắt với những lời rao giảng hù dọa Phật tử, hối thúc cúng dường và vạch rõ sự vô nghĩa, se sua của các quan chức Phật giáo nhà nước, hay tự xưng mình là đại đức, hòa thượng… không ngượng miệng.


Trên các trang mạng hàng ngày, tràn ngập các video ca ngợi cách tu của ông Thích Minh Tuệ, cùng với các bản video của các tăng sĩ nhà nước, tạo nên nghịch cảnh dở khóc dở cười.


Tức giận và bẽ bàng, ông Thích Chân Quang, sư nhà nước đã đăng đàn gọi sư Tuệ là “thằng ba trợn”. Nhưng ngay lập tức sự phản ứng đã dữ dội đến mức khiến ông Quang phải vội vã kéo video xuống, và cắt bỏ những phần chửi bới xúc phạm sư Tuệ, nhưng vẫn chậm hơn sự nhận biết của dân chúng.


Như để tiếp sức với Quang, ngày 16 tháng 5, Giáo hội Phật giáo Quốc doanh đã phát đi một văn thư, như một loại truy nã tôn giáo,  ký tên Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội quốc doanh gửi khắp các cơ quan địa phương, kể cả Ban tôn giáo, và A02 của Bộ Công An, tức phân ban chuyên chống phản động của Hà Nội.


Văn bản ghi số 151/HĐTS-VP1, hỏa tốc gửi đi từ Hà Nội, báo cáo rằng “Trong mấy ngày nay, ông Lê Anh Tú đang đi bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh hướng về Khánh Hòa. Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố có thông báo tới đông đảo Phật tử và Nhân dân được biết để không ngộ nhận ông Lê Anh Tú là nhà sư, liên hệ với chính quyền địa phương có biện pháp ngăn chặn hành vi sử dụng mạng xã hội tạo làn sóng dư luận xúc phạm Giáo hội Phật giáo Việt Nam”.


Chính văn bản này khi bị tiết lộ là cao trào của sự nhận rõ về cái gọi là Giáo hội Phật giáo do nhà nước dựng lên từ năm 1981.


Cũng ngay trong chiều ngày 16 tháng 5, giới sử dụng mạng Việt Nam đã truy tìm tài sản che giấu của ông Thích Đức Thiện, qua số điện thoại và tên thật của ông, cho thấy, ít nhất ông Thiện đang có số tiền của riêng, từ 5 đến 7 tỷ đồng, từ những tài khoản bị tiết lộ.


Nhiều trang đã đưa lại tin tức này, trong đó có trang facebook của nhà báo Hoàng Mạnh Hà. Nội dung bài viết có hướng dẫn cách tìm “Lên Goolge gõ chữ ‘Thượng toạ Thích Đức Thiện’, dẫn vào các trang mạng Phật giáo, mình biết được tên thật của thầy là Nguyễn Tiến Thiện, số ĐT là 0912019747, địa chỉ 73 Quán Sứ, Hà Nội”.

Cũng số điện thoại này, khi tìm đến trang Scribd. Người ta tìm thấy một file excel. Trong bảng excel, khách hàng Nguyễn Tiến Thiện với số điện thoại và địa chỉ như trên, đang có số dư 2 tỷ đồng từ năm 2020.


Khi tiếp tục tìm với google, lại tìm được bảng dữ liệu, kê 34.500 số điện thoại “Gửi tiết kiệm Hà Nội từ 5 tỷ”. Trong bảng này, lại có số điện thoại 0912019747. Tức là số điện thoại của ông Thiện, đang là khách hàng thân thiết có số dư gửi tiết kiệm từ 5 tỷ.


Vài tiếng sau khi vụ phát hiện về những tài sản bí mật này của ông Thiện được lan truyền trên mạng, đồng loạt các bài liên quan đều bị đánh sập vào từ 6:30 tối, ngày 17 tháng 5. Truy dấu vết ngăn chận các bài viết, cho thấy có liên quan đến an ninh mạng của Nhà nước Việt Nam.


Thế nhưng, nhiều người nói, ông Thiện đang có chức vụ cao cấp hơn ông Quang, nên tiền không thể ít hơn được, trong khi theo tìm kiếm của dân cư mạng, tài sản từ kêu gọi cúng dường của Quang, có thể lên đến khoảng 300 tỉ, theo tố cáo từ nhiều trang, có thể tìm thấy nội dung với từ khóa “kê biên tài sản Thích Chân Quang”.


Hình ảnh của Thiện hay Quang, chỉ là đại diện nhỏ lẻ của một hệ thống tăng ni được nhà nước Việt Nam nuôi dưỡng, thao túng và lạm quyền trong âm mưu kiểm soát cả Việt Nam bằng tôn giáo – xã hội chủ nghĩa. Những con số tài sản rủng rỉnh đang được đồn thổi trên mạng có thể là không chính xác, nhưng hoàn toàn đối lập với hình ảnh một người tu sĩ nhẫn nại và an nhiên trên con đường hành đạo của mình, mà không hề có bóng dáng tư lợi.


Để ra vẻ là có sự công bằng và xoa dịu công chúng, sau khi phát đi công văn đòi công an phải có hành động với thầy Thích Minh Tuệ, ông Thiện cũng cho loan đi nội dung rằng Giáo hội nhà nước đã tổ chức buổi làm việc với ông Thích Chân Quang “để kiểm điểm, chấn chỉnh phát ngôn”. Tin báo ngày kiểm điểm là ngày 17 tháng 5, nhưng có tin chuyện đã cũ, và cũng đã xử êm nội bộ từ ngày 19 tháng 4.


Ông Thích Đức Thiện là ai mà ra mặt, có nhiều quyền lực như vậy? Hiện Thiện là con át chủ bài mới của Ban Tôn Giáo, đang được chuẩn bị cho nhiều nhiệm vụ đối ngoại. Năm 2023, Thích Đức Thiện đại diện cho Phật Giáo, Nguyễn Thanh Lý đại diện cho Công giáo, đã đi sang Hoa Kỳ để “minh oan” cho Hà Nội về vấn đề đàn áp tôn giáo, và kêu gọi Hoa Kỳ hãy bỏ Việt Nam ra khỏi danh sách theo dõi đặc biệt (SWL: Special Watch List).


Sau sự lồng lộn tức giận của các quan chức tôn giáo cộng sản, sư Thích Minh Tuệ nói, mình sẽ ẩn tu để tránh làm phiền mọi người. Trong toàn bộ câu chuyện của sư Thích Minh Tuệ, hình ảnh một người tu áo vá, an nhiên với hành trình đạo pháp của mình đã bất chiến tự nhiên thành với cả một hệ thống tay sai tôn giáo điên cuồng muốn hủy diệt hình ảnh thanh bạch truyền thống của Phật giáo Việt Nam.


Điều đáng ngạc nhiên là, giữa sự chằng chịt của các luật lệ, những ngôn luận vuốt đuôi nhà nước qua cái gọi là “thế lực thù địch”, bẫy rập chực chờ… tôn giáo chân chính vẫn điềm nhiên đi xuyên qua, không mất một chút lực nào.


Nam Việt

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 209