Khi Sự Ngu Dốt Và Độc Ác Lên Ngôi!

Khi Sự Ngu Dốt Và Độc Ác Lên Ngôi!

FB Bích Hải Trần
Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ 1970-1975, GS tiến sĩ kinh tế học Nguyễn Duy Xuân (sinh năm 1925 tại tỉnh Cần Thơ), mất năm 1986 tại trại giam Ba Sao (tỉnh Hà Nam) sau 12 năm ròng rã chịu đựng ngục tù cải tạo Cộng sản chỉ vì ông bao giờ không chấp nhận những thứ ngu dốt phá hoại do lũ CS miền Bắc đem vào miền Nam: "Kinh tế bao cấp cộng sản là đúng đắn và kinh tế thị trường tư bản là sai lầm". GS Duy Xuân từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh Niên trong chính phủ 3 ngày của Tổng thổng Dương Văn Minh.

Trong suốt cuộc đời, giáo sư Nguyễn Duy Xuân chưa bao giờ cầm súng bắn ai. Ông cũng chưa bao giờ ký một lệnh nào để làm hại ai hay thiệt hại cho tổ quốc mình. Ông chỉ là một người yêu nước, yêu sự phát triển văn minh và yêu hòa bình. Ấy vậy mà, ông bị coi là “tội ác tày trời” và bị đưa đi “học để có thể trở lại làm người”.

Giáo sư Nguyễn Duy Xuân cũng bị coi là thành phần “tội ác tày trời” và phải đi học “trở lại làm người” trong một chế độ lao tù hà khắc. Là một người hoạt động tri thức, chân yếu tay mềm, giáo sư Nguyễn Duy Xuân đã không chịu đựng nổi những ngày tháng sau 1975 ấy. Ngày 10 tháng 11, 1986, ông trút hơi thở cuối cùng tại trại tù Ba sao, Hà Nam vì bệnh tật và suy kiệt.

Đến năm 2015, gia đình của ông mới nhận lại được tro cốt, chuyển từ xe lửa từ trại giam Nam Hà về Sài Gòn. Dù gia đình (vợ và hai cô con gái) của giáo sư Nguyễn Duy Xuân nay đã định cư ở Pháp, nhưng phải để lại phần tro bụi của giáo sư tại một ngôi chùa ở quận Bình Thạnh, bởi ước nguyện cuối cùng của giáo sư là sống làm người Việt, thì chết cũng sẽ phải nằm lại trên đất Việt. Nếu có một kiếp sau, ông lại tiếp tục phụng sự cho quê hương mình.

Ông là một học sĩ, tốt nghiệp các văn bằng về kinh tế, giáo dục ở Pháp, Anh và Mỹ, rồi ông về nước, bắt đầu phụng sự cho giáo dục tại Việt Nam từ năm 1963. Những gì mà ông để lại cho miền Nam là không kể xiết, bởi mục đích của Giáo sư Nguyễn Duy Xuân là nhằm xây dựng một tương lai mới của Việt Nam, với con người và tri thức tốt nhất để phát triển đất nước, nhất là một mai, khi quê hương thôi chiến tranh.

Cũng nhờ giáo sư Nguyễn Duy Xuân, mà Cần Thơ với hệ thống đại học và ký túc xá, các cơ sở thiết bị phụng sự nghiên cứu, giáo dục tốt nhất, đã thoát khỏi vị trí một miền quê hẻo lánh trở thành Tây Đô, vượt lên cạnh tranh với cả Sài Gòn. Đi xa học hỏi và thành đạt, nhưng ông không quên tìm cách, dựng xây chốn quê nghèo nàn của mình ngày xưa.

Trong thời gian giữ chức Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ, GS Xuân đã nỗ lực phát triển viện đại học trên mọi lãnh vực từ chương trình giảng dạy, đào tạo cán bộ giảng huấn,ngân sách, tài trợ, xây cất thêm giảng đường, phòng thí nghiệm đến tổ chức hành chánh, y tế sinh viên và thiết lập ký túc xá dành cho sinh viên đến từ các tỉnh miền Tây.

Ông là người tiên phong thực hiện giáo dục đại học theo tín chỉ/ credits (thay vì chứng chỉ, certificat như trước đây); giống như mô hình hệ thống Đại học Hoa Kỳ. Ông còn gửi cả một đội ngũ giảng viên trẻ đi du học, điển hình như anh Trần Phước Đường đi Mỹ tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Michigan, sau đó họ trở về trường phục vụ ngành Sinh học, Giáo sư Trần Phước Đường sau này trở thành Viện trưởng Đại học Cần Thơ từ 1989 tới 1997. Năm 1972, ông cũng đích thân mời nhà nông học trẻ Võ Tòng Xuân khi ấy đang công tác ở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế Los Banos Philippines về trường giảng dạy.[3]

GS Xuân đã đẩy mạnh phát triển hai ngành sư phạm và nông nghiệp với viễn kiến nhằm đào tạo những giáo chức trung cấp để mở rộng mạng lưới giáo dục, nâng cao trình độ dân trí và những cán bộ chuyên môn với những kiến thức về khoa học và kỹ thuật nông nghiệp để gia tăng tiềm năng sản xuất của đồng bằng sông Cửu Long.

Tôi muốn nhắc lại về một con người Việt Nam đáng kính trọng, nhưng có thể lãng quên. Tôi không còn đủ sức để căm ghét hay hận thù, với những thứ diễn ra chung quanh mình từ thời ấu thơ cho đến nay, nên tôi chỉ còn dành sức để tiếc thương, để nhớ và kể về những gì tốt đẹp nhất mà con người Việt Nam đã có.

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 209