Tiếng Việt Trong Sáng - Lại Chuyện Bàn Thêm Về Từ Ngữ "Ẩm Thực"

Tiếng Việt Trong Sáng
Lại Chuyện Bàn Thêm Về Từ Ngữ "Ẩm Thực"

Mich Long

ẨM là UỐNG !
THỰC  ĂN !
ẨM THỰC là tiếng Hán Việt, có nghĩa là ĂN UỐNG.
Tiếng Việt từ xưa tới nay không có từ ngữ ĂN UỐNG hay sao mà bây giờ người ta phải dùng ẨM THỰC?
Lý do tại sao người vc và đa số người Việt trong nước bây giờ không còn xài chữ thuần Việt là ĂN UỐNG mà họ lại... khoái dùng từ ngữ Hán Việt là ẨM THỰC?
Tại vì ĂN UỐNG nghe... phàm tục, không được thanh tao, trí tuệ như ẨM THỰC?
Hay tại vì những kẻ "bên thắng cuộc" khoái chơi nổi, hám xài chữ Hán Việt đến mức... bệnh hoạn để chứng tỏ ta đây... bảnh tỏn hơn so với "bên thua cuộc"?
Xài ĂN UỐNG rất xấu hổ hay sao? Hoặc tại vì câu: "ĂN tới cái lai quần của dân cũng không chừa" mà đâm ra... quê độ, dị ứng?
Lúc thì "nôm na quá lố" với nhà ỉa, xưởng đẻ, nhà trắng, lầu năm góc, tàu sân bay.v.v...
Lúc thì gì cũng dùng toàn Hán Việt, bị "Hán hóa" tới mức quái đản, kỳ cục như đại trà, đăng cai, đăng ký, đột xuất, hộ khẩu, khẩn trương, tiêm kích, tranh thủ.v.v...
*
Ta thử lấy một thí dụ dưới đây với câu:
"Ai phụ trách khâu ẩm thực hôm nay sao không chất lượng?
Chỉ trong câu ngắn trên đây thôi, ta thấy đã có tới 4 từ ngữ Hán Việt nằm trong đó: "phụ trách, khâu, ẩm thực, chất lượng".
Có cần thiết không? Tiếng Việt "trong sáng" hơn, hay trở nên bị "rối nùi, tối thùi lùi"?
Kể cả thời Pháp thuộc, và hầu như tất cả người dân bình thường sống tại miền Nam Việt Nam trước 1975, cũng chẳng có ai mà nói năng thể hiện mình bị "Hán hóa" đến mức tột cùng như vậy.
Tại sao không nói đơn giản:
"Ai lo việc ăn uống ngày hôm nay sao không ngon"?
Đọc cả câu "thuần Việt" nêu trên, tất cả chúng ta cùng nhận định xem nó có... phàm phu tục tử, có không được thanh tao, hoặc khó nghe hay không?
Những từ ngữ từ miền Bắc "xâm nhập" vào miền Nam theo chân những kẻ "bên chiến thắng", "bên thua cuộc" bị bức ép phải nghe, nói hàng ngày, khiến cho chữ nghĩa tiếng Việt trên toàn quốc ngày càng trở nên "rối tung rối bù", còn hơn cả... canh hẹ, thịt ba rọi.
Thậm chí loại từ ngữ "Hán hóa ba rọi" này còn "hồ hởi" tràn ra hải ngoại "giải phóng tư tưởng" rất nhiều người Việt tỵ nạn cộng sản, trong đó cũng không ít những vị tự xưng làm báo, làm người xướng ngôn viên cho các đài truyền hình, Youtuber...
Thật ra nếu số đông người Việt, cả trong lẫn ngoài nước, cùng đồng lòng tìm cách mỗi ngày tống khứ bớt những từ ngữ "lạ", thổ tả dị hợm này đi, tránh dùng đến chúng thì tương lai tiếng Việt nước ta mới mong có ngày "trong sáng" trở lại.

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 223

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 222