Với Poutine, không có chuyện thỏa thuận, chỉ có thua mà thôi

Với Poutine, không có chuyện thỏa thuận,
chỉ có thua mà thôi
Nguyễn Thị Cỏ May
Có ai nghĩ hồi tháng 04/2022, chỉ vài tuần sau khi tấn công Ukraine, Moscou và Kiev đã có cuộc giàn xếp bí mật để ngưng bắn nhưng tới giờ chót không thành. Sau cùng hồ sơ vụ giàn xếp được xếp vào thùng rác luôn (Theo AFP và Pierre Hardy, Le Point, 14/05/24).
Khi nội vụ vừa được tiết lộ, Poutine liền qui trách nhiệm thất bại là do phia Kiev và đồng minh của Zelensky.
Nếu việc thỏa thuận đó thành hình thì cuộc chiến Ukraine đã kết thúc chỉ sau đó vài tuần lễ.
Nay nhiều người lấy làm tiếc vì đó là một thỏa thuận tốt đẹp nhứt lẽ ra đã có thể có được. Hai năm sau, một người Ukraine tham dự cuộc thương thảo vẫn còn cảm thấy cay đắng. Hội nghị giữa Moscou và Kiev hồi tháng 04/2022 được tờ báo Die Welt của Đức vừa tiết lộ và nhựt báo Le Figaro của Pháp đăng lại.
Điểm chánh của nội dung thỏa thuận lịch sử ngày 15/04/2022 là bảo đảm an ninh cho Kiev, đổi lại, Ukraine chấp nhận sự « trung lập », nhưng sau cùng chuyện này đã được hai bên cùng đồng ý dẹp bỏ.
Nay tất cả chỉ còn là một kỷ niệm trong lúc trên thực tế, cuộc chiến ngày càng khốc liệt. Hi vọng Hội nghị tới ở Thụy sĩ sẽ đem lại một viển ảnh tốt đẹp?
Đàm phán và thỏa thuận
Như đã nói, hai bên Moscou và Kiev đã gặp nhau và đi đến thỏa thuận cho Ukraine một giải pháp hòa bình hôm 15/04/2022, nhưng tới tháng 06/2022, Poutine mới lên tiếng về sự việc này.
Hai bên Moscou và Klev đã gặp nhau, lần đầu tiên ở Bíelorussie, lần sau, ở Turquie . Hai bên đạt thỏa thuận vào lúc quân Nga bất ngờ bị quân Ukraine phản công mạnh và phá tan âm mưu của Nga muốn chiếm Kiev chớp nhoáng chỉ trong vài ngày.
Tài liệu đúc kết cuộc thương thảo gồm 17 trang và 18 điều bảo đảm « hòa bình và an ninh cho Ukraine », đổi lại, Ukraine cam kết giữ « trung lập thường trực », không liên kết bất kỳ một lực lượng quân sự nào, như Otan. Ukraine không được nhận hoặc sản xuất võ khí nguyên tử, không được cho phép võ khí hay quân đội ngoại quốc hiện diện trên lãnh thổ Ukraine. Trái lại, bản văn không bắt buộc Ukraine được quyền gia nhập Liên-Âu.
Tuy không có quyền gia nhập Otan (Nato) nhưng Ukraine được bảo vệ an ninh theo điều 5 của Hiệp ước Otan như khi bị một nước nào đó tấn công thì sẽ được can thiệp bảo vệ. Ngoài ra năm thành viên thường trực của Hội đồng an ninh LHQ đồng ý bảo đảm.
An ninh được bảo đảm theo thỏa ước 15/04/2022 nhưng Ukraine vẫn không có Crimée và cả những vùng đất phía đông bị Nga xâm chiếm. Trong Hội nghị có nói về những vùng dất của Ukraine bị chiếm, Zelensky và Poutine sẽ gặp riêng thảo luận. Cả việc rút quân đội Nga khỏi Ukraine và qui định lại biên giới. Nhưng việc hai người gặp nhau đã và không biết bao giờ sẽ xảy ra.
Tại sao dự kiến tốt đẹp lại thất bại?
Theo báo Die Welt, trong buổi họp ở Turquie, Moscou đưa ra những đòi hỏi mới nên Kiev đã gạt bỏ. Như Ukraine phải lấy tiếng Nga làm ngôn ngữ thứ hai chánh thức, hủy bỏ những truy tố Poutine và một số quân nhơn Nga ở Tòa án Hình sự quốc tế…
Thế mà trước những Đại diện Phi châu họp ở Petersbourg, Poutine đưa ra bản văn cầm trên tay và nói «Chúng tôi đã rút quân ra khỏi Ukraine, như đã hứa, nhưng Kiev và các nước Tây phương đã vứt mọi thỏa thuận đã có vào thùng rác lịch sử » .
Nhiều cuộc thương thảo giữa Ukraine và Nga được tiếp tục sau đó cho tới 22/06/2022. Qua tháng 11/2022, chính TT. Zelensky có đưa ra một đề nghi hòa bình cho Ukraine. Bốn cuộc gặp gở giữa hai bên đã diển ra ở Đan-mạch, Arabie saoudite, ở đảo Malte và ở Suisse để bàn cách thực hiện đem lại hòa bình cho hai bên .
Riêng ở Suisse, vào giữa tháng 6/2024 tới sẽ có một Hội nghị về Ukraine gồm 90 quốc gia tham dự nhưng không có Nga (Theo Euractiv suisse). Và Poutine đã bắt đầu ra tay nghề phá đám.
Hội nghị quôc tế về Ukraine ở Suisse
Vào hai ngày từ 15 tới 16 tháng 06/2024, theo yêu cầu của Ukraine, một hội nghị thượng đỉnh sẽ diển ra ở Thụy sĩ gồm ít nhứt 90 nước tham dự bàn về một giải pháp cho Ukraine . Nhưng Nga không được mời tham dự nên Poutine đang tìm mọi cách quấy phá cho bằng được.
Hội nghị sẽ tổ chức trong một khách sạn sang trọng bên cạnh bờ hồ Quatre-Cantons với phong cảnh đẹp tuyệt vời, tọa lạc trên đỉnh núi nơi du khách nhà giàu tới nghỉ dưởng và phơi nắng.
Hội nghị này là do sáng kiến của TT. Zelensky. Trong thời gian qua, tình hình chiến sự Ukraine rất gay gắt do Nga tấn công vào dân chúng đông-bắc, như ở Kharkiv, bằng « bom tự hành » (bombe planante) với khối chất nổ lên tới 700 kg, tàn phá không còn thứ gì trong phạm vi đường kính 30 m trong lúc đạn pháo 155 mm chỉ có 11kg chất nổ .
Trong cuộc họp báo ở Madrid, Espagne, hôm 27/05, TT. Zelensky nói rỏ Poutine không được mời tham dự và có tới, hắn cũng chỉ phá đám mà thôi vì thấy không có lợi cho hắn.
Phản ứng tuyên bố của Zelensky, Moscou liền lên tiếng « Thật vô lý họp nhau để thảo luận và quyết định về vấn đề quan trọng liên quan tới Nga mà lại không có sự tham dự của chúng ta » Đồng thời Bộ trưởng Ngoại giao Nga cũng công kích « Thụy sĩ xưa nay có truyền thống là nước trung lập mà nay lại đứng ra tổ chức hội nghị với những nước công khai hiềm khích với chúng ta».
Nga vận động các nước trong « khối phía nam » ( Sud Global) tẩy chay Hội nghị . Brésil, Nam phi, Turquie, Arabie saoudite, Algérie, Iran và Indonésie sẽ không tới . Nhưng Ấn độ gởi Đại diện tham dự tuy cùng trong “khối phía nam” . Tàu dỉ nhiên không tới nhưng nói nếu tới thì Hội nghị phải có “đủ các bên” cùng “thảo luận sòng phẳng về mọi kế hoặch hòa bình” .
Theo Zelensky, Poutine tỏ ra lo sợ . Nhưng Huê kỳ tham dự Hội nghị không ? Tới nay chưa có tin của Tòa Bạch ốc .
Trước đó, các ngày 13 tới 15/06, ở Ý diển ra Hội nghị thường xuyên của G7. TT Biden có mặt nhưng cho tới nay, vẫn chưa nghe nói ông Biden sẽ tới Suisse hay không? Nếu Biden không tới Suisse thì chẳng khác nào ông ủng hộ Poutine. Việc vận động dư luận quốc tế ủng hộ Ukraine vì đó sẽ bị mất đi một phần trọng lượng.
Khi 90 nước họp, TT. Zelensky sẽ đưa ra yêu cầu cho phép Ukraine sử dụng võ khí âu châu đánh thẳng vào những trọng điểm của Nga trên lảnh thổ Nga, như căn cứ quân sự, kho võ khí, nhà máy sản xuất võ khí, … Và quốc tế làm áp lực Nga phải rút hết quân đội về nước, tái thiết Ukraine, triệu tập Tòa án quốc tế xét sử những tội phạm chiến tranh Nga .
Hội nghị sẽ thảo luận 3 điểm chủ yếu, khiêm tốn: bảo đảm luu thông tự do trên biển Đen, Nga ngưng đánh vào hạ tầng cơ sở của Ukraine, sau cùng trả về cho Ukraine hằng ngàn trẻ con bị Nga bắt đi mà Tòa án quốc tế năm rồi đã tuyên bố đó là tội chống nhơn loại.
Poutine đi theo con đường của Hitler?
Trong cuộc chiến Ukraine, cho tới nay, Poutine vẫn chưa có ý muốn một giải pháp hòa bình bằng đàm phán. Poutine đang điều khiển một bộ máy chiến tranh xâm lược mà mục tiêu không giới hạn.
Hắn chỉ phải dừng lại khi Huê kỳ và Âu châu giúp Ukraine đánh bại hắn mà thôi . Không riêng gì Poutine mà cả đám chung quanh hắn ở Kremlin, cũng không có ai trong đầu có ý nghĩ về đàm phán nữa. Chỉ có theo đuổi mục tiêu chiến tranh tàn phá, kéo dài để bảo vệ chế độ độc tài. Chiến tranh còn, chế độ Poutine còn! Đám quần thần của Poutine còn!
Thật vậy, sau vụ tấn công chớp nhoáng Kiev hồi 22/04/22 thất bại, Poutine chọn cách kéo dài cuộc chiến vì thấy các nước dân chủ Âu châu và cả Huê kỳ không chắc có đủ quyết tâm và khả năng cùng ủng hộ Ukraine tích cực và bền bỉ. Ngoài ra, chỉ tiếng « chiến tranh » cũng đã làm cho các ông Thủ tướng, ông Tổng thống của các nước đó ngao ngán rồi. Vì họ đều cầm quyền theo sự tín nhiệm của dân chúng và có thời hạn, còn bị kiểm soát và công kích của phe đối lập.
Mặt khác, Poutine coi thường chánh quyền các nước Tây phương khi Poutine lên tiếng hăm dọa sẽ đánh bom nguyên tử thì tất cả đều sợ chiến tranh leo thang. Về an ninh xã hội, Pháp luôn luôn phải đối phó tơi bời những vụ biểu tình bạo động liên tục, từ biểu tình hồi giáo, biểu tình chống do thái, biểu tình chống tư bản, chống kỳ thị, chống chánh phủ, …một mặt do FSB và Tàu kín đáo tổ chức hoặc kích động.
Hơn nữa, Âu châu còn có một số chánh trị gia công khai lệ thuộc Nga. Pháp có cựu Thủ tướng Fillon làm việc lãnh lương cho một Công ty lớn của Nga . Đảng RN của Marine Le Pen lấy tiền của Nga ứng cử Tổng thống, Âu châu không thiếu những tên ủng hộ Poutine,… Còn xã hội huê kỳ đang bị chia rẻ trầm trọng về sắc tộc, về đảng phái, … Poutine nghĩ sẽ khai thác tình hình âu châu và huê kỳ để lần lược đạt các mục tiêu ở Âu châu, thực hiện giấc mơ mở rông biên giới nước Nga trở lại một Đế quốc.
Poutine muốn nói như Hitler đã nói năm 1938 « Ta chỉ có trước mặt ta nhưng thứ vô loại »!
Xưa nay, thất bại thường đi liền với những chiến thắng. Sau Đệ II Thế chiến, đừng quên Ukraine đã chống lại sự đô hộ của Nga suốt 10 năm . Ngày nay, Ukraine đang kiên cường chống Nga, gây cho Nga những tổn thất gấp 3-4 lần hơn.
Giữ nội tình ổn định, Poutine đang « thu xếp » phe cánh. Về tài chánh, Gazprom đang thất thu nên không thể đóng góp 10% cho ngân sách và mỗi tháng 500 triêu như đã làm từ lúc bắt đầu xâm lược Ukraine . Bên ngoài, đang lo 30 triệu hồi giáo tranh chấp, và «anh bạn vô giới hạn» Xi vẫn không bỏ tham vọng về Sibérie!
Bất ngờ sáng 30/05/24, TT Biden tuyên bố bỏ giới hạn xử dụng võ khí của Huê kỳ cung cấp cho Ukraine đánh Nga. Đồng thời, Âu châu đã thỏa thuận một quyết định mới quan trọng là bỏ giới hạn đỏ, gởi huấn luyện viên quân sự qua Ukraine giúp quân đội Ukraine, cho phép Ukraine xử dụng các loại võ khí mạnh và có tầm hoạt động xa tới lảnh thổ Nga nhằm những mục tiêu quân sự . Riêng Anh đã bước tới trước, một số quân đội anh đang hoạt động tại Ukraine.
Vã lại, thực tế võ khí tây phương đã đánh Crimée và Donbass mà hai nơi này, theo Poutine, là lảnh thổ của Nga nhưng nào có thấy Poutine leo thang chiến tranh như từng hăm dọa .
Phải chăng từ lâu nay, Âu châu và Huê kỳ đã vượt lằn ranh đỏ tự qui ước, gởi qua Ukraine xe tăng hạng nặng, hỏa tiển tầm xa, phi cơ chiến đấu . Chỉ thấy có lợi cho Ukraine mà thôi.
Vậy trong những ngày tới, khi Ukraine không còn bị đồng minh trói tay sau lưng nữa, thì liệu Poutine sẽ tiếp tục đi từ thắng lợi này tới thắng lợi kia, hay sẽ đi tới thảm bại cuối cùng?

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 188