Bị xã hội phương Tây coi là kẻ hạ đẳng, Putin được Việt Nam chào đón nồng nhiệt ...

Bị xã hội phương Tây coi là kẻ hạ đẳng, Putin được Việt Nam chào đón nồng nhiệt cùng lúc đường cáp nối internet toàn cầu bị gián đoạn
DCVOnline - Tin Reuters
Tổng thống Nga Vladimir Putin được nhiều người cho là kẻ bị phương Tây coi thường, nhưng ông có vẻ được chào đón nồng nhiệt khi đến thăm Việt Nam do Cộng sản cai trị trong tuần này sau chuyến công du Bắc Hàn.
Nguyễn Thị Hồng Vân, 55 tuổi, người sưu tầm và bán đồ lưu niệm Nga đã sống và làm việc ở Nga 20 năm, tại cửa hàng của bà ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 16 tháng 6 năm 2024. REUTERS/Thịnh Nguyễn
Việt Nam không phải là thành viên của Tòa Hình sự Quốc tế (ICC), cơ quan đã ban hành lệnh bắt giữ Putin vì bi cáo buộc phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine, và Hà Nội và Moscow đã có mối quan hệ bền chặt trong nhiều chục năm.
Giống như Moscow, Hà Nội cũng theo dõi chặt chẽ những gì truyền thông quốc gia đưa tin, và các nhóm vận động phương Tây cho rằng quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận bị hạn chế nghiêm trọng ở Việt Nam.
Trần Xuân Cường, 57 tuổi, một người dân Hà Nội, nói trước tượng đài Vladimir Lenin, người sáng lập nhà nước Liên Xô, tại thủ đô Việt Nam, “Tôi rất vui khi biết ông Putin tới Việt Nam vì ông ấy rất tài năng, thực sự là một nhà lãnh đạo thế giới.
Một người dân Hà Nội khác, Nguyễn Thị Hồng Vân, cho biết quà tặng ở cửa hàng lưu niệm Nga của bà bán rất chạy. Bà nói với Reuteurs, “Người Việt Nam rất yêu thích sản phẩm của Nga ”, xung quanh là búp bê Matryoshka và mũ có thêu chữ CCCP, chữ Cyrillic viết tắt Liên Xô (USSR).
Truyền thông nhà nước cho biết ông Putin sẽ thăm Việt Nam vào thứ Tư và thứ Năm.
Người lãnh đạo Nga ít đi công du kể từ khi có án lệnh của ICC, điều mà Moscow cho biết họ không công nhận. Nga cũng phủ nhận việc phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine kể từ cuộc xâm lăng toàn diện mà Putin chủ động vào tháng 2 năm 2022.
QUAN HỆ TRUYỀN THỐNG
Nga là nước cung cấp vũ khí hàng đầu cho Việt Nam và những công ty Nga khai thác dầu mỏ của Việt Nam ở Biển Đông mà Trung Hoa tuyên bố chủ quyền.
Hàng chục ngàn cán bộ đã đi học ở Liên Xô cũ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, trong đó có giới lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu và người đứng đầu Đảng Cộng sản đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng, một lý thuyết gia Mác-Lênin.
Rải rác ở Hà Nội là những tòa nhà theo phong cách Liên Xô, kể cả bảo tàng Hồ Chí Minh, người sáng lập nước Việt Nam hiện đại, cung hữu nghị Việt-Xô hùng vĩ, được xây dựng vào cuối những năm 1970 trên địa điểm nơi có một phòng triển lãm của Pháp từng bị ném bom.
Ở một đất nước bị ban lãnh đạo Cộng sản kiểm soát chặt chẽ và nơi tổ chức vận động Nhân quyền Human Rights Watch nói rằng quyền tự do ngôn luận bị hạn chế nghiêm ngặt, Putin không phải đối đầu với những lời chỉ trích công khai.
Trần Xuân Việt, 83 tuổi, nói, “Tinh thần Nga là một điều tuyệt vời. Nó có thể dịu dàng và có nhiều tình cảm, yêu hòa bình. Tôi sẽ luôn dành sự tôn trọng và thương cảm cho Putin. Thực tế, có rất nhiều điều về ông ấy mà tôi thường (..) áp dụng trong cuộc sống hàng ngày của mình.”
Một số thanh niên Việt Nam cũng hoan nghênh chuyến thăm của Putin.
Sinh viên Phạm Hoàng Hải Đăng, 20 tuổi, nói, “Tôi khá thích Tổng thống Nga Putin. Tôi hy vọng chuyến thăm này sẽ tăng thêm tình đoàn kết, hợp tác và hữu nghị giữa Nga và Việt Nam.”
Internet Việt Nam 'đứt cáp' vài ngày trước chuyến thăm của Putin
Tin 'đứt cáp' khiến nhiều người ngạc nhiên vì Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đến thăm Hà Nội trong tuần này – khiến giới chức chính phủ Mỹ chỉ trích gay gắt
Thợ lặn đang làm việc trên đường cáp dưới biển (ảnh Vietnam Insider).
Báo đài do nhà nước Việt Nam kiểm soát tuyên bố 3 trong số 5 đường cáp quang biển bị “cắt” khiến mạng internet đã bị gián đoạn.
Tuy nhiên, Thông tấn xã Việt Nam (VNA) đưa tin này vào cuối tuần khiến nhiều người ngạc nhiên vì Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm Hà Nội trong tuần này – cùng lúc giới chức chính phủ Mỹ đã lên tiếng gay gắt chỉ trích.
Những người cộng sản cầm quyền ở Hà Nội đã thể hiện lòng trung thành với Nga và Putin – vừa tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ năm chỉ hơn một tháng trước – dự tính sẽ gặp tân chủ tịch nước Việt Nam, Tô Lâm – cả hai đều xuất thân từ giới công an/tình báo, và giới chức hàng đầu trong chính quyền cộng sản Việt Nam khác trong chuyến thăm hai ngày vào thứ Tư và thứ năm.
Quan hệ với phương Tây trở nên băng giá
Giới chức chính quyền CS Việt Nam đã tránh tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine ở Thụy Sĩ vào cuối tuần trước và cử thứ trưởng ngoại giao của họ tới cuộc họp BRICS vào tuần trước.
Những diễn biến này dường như đã trở nên tồi tệ với Mỹ, quốc gia đã nâng cấp quan hệ với Hà Nội vào năm ngoái và hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Khi được hỏi về ảnh hưởng của chuyến thăm của Putin đối với mối quan hệ với Hoa Kỳ, người phát ngôn của toà Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội nói với Reuters , “Không quốc gia nào nên cho Putin một diễn đàn để quảng bá chiến tranh xâm lăng và mặt khác cho phép ông ta bình thường hóa hành động tàn bạo của mình.
Đề cập đến cuộc xâm lăng Ukraine mà Putin khởi động vào tháng 2 năm 2022, người phát ngôn này nói thêm: “Nếu ông ấy có thể đi lại tự do thì việc đó có thể bình thường hóa những hành động trắng trợn vi phạm luật pháp quốc tế của Nga.
Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) tại The Hague đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga vào tháng 3 năm 2023 với cáo buộc tội ác chiến tranh ở Ukraine. Việt Nam, Nga và Mỹ không phải là thành viên của ICC.
Liên minh châu Âu, một đối tác kinh tế quan trọng khác của Việt Nam, không bình luận trước chuyến thăm, nhưng bầy tỏ sự không hài lòng vào tháng trước về quyết định của Hà Nội trì hoãn cuộc họp với đặc phái viên EU về lệnh trừng phạt Nga — một sự chậm trễ mà giới chức cho rằng liên quan đến việc chuẩn bị cho chuyến thăm của Putin.
Bộ Ngoại giao Việt Nam không trả lời yêu cầu bình luận.
Tổng thống Mỹ Joe Biden dự cuộc họp với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, tại trụ sở Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội, ngày 10/9/2023. Ảnh: Reuters
Putin muốn có thêm thỏa thuận thương mại, tiền tệ
Ian Storey, thành viên cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak tại Singapore cho rằng, theo quan điểm của Hà Nội, chuyến thăm nhằm “chứng minh rằng Việt Nam theo đuổi chính sách đối ngoại cân bằng, không thiên vị bất kỳ cường quốc nào” sau khi CSVN đón tiếp Joe Biden và Tập Cận Bình trong những tháng gần đây.
Hai cán bộ CSVN nói với Reuters rằng trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Việt Nam kể từ năm 2017 và tổng cộng là lần thứ năm, ông Putin dự tính sẽ công bố thỏa thuận trong những lãnh vực gồm thương mại, đầu tư, kỹ thuật và giáo dục, mặc dù điều đó có thể thay đổi.
Tuy nhiên, giới chức chính phủ CSVN cho biết, những cuộc thảo luận với ban lãnh đạo Việt Nam có thể sẽ tập trung vào những vấn đề nhậy cảm hơn nhưng từ chối tiết lộ đó là những gì vì vấn đề này chưa được công khai.
Họ cho biết thêm, những cuộc đàm phán đó sẽ gồm cả về vũ khí mà trước đây Nga là nước cung cấp hàng đầu cho Việt Nam; năng lượng, với các công ty Nga hoạt động tại những mỏ khí đốt và dầu mỏ của Việt Nam ở Biển Đông mà Trung Hoa tuyên bố chủ quyền; và cách trả tiền, vì hai nước gặp khó khăn trong việc giao dịch vì lệnh trừng phạt của Mỹ đối với những ngân hàng Nga.
Không rõ liệu thông báo về chủ đề sẽ thảo luận có được công bố hay không.
Carl Thayer, chuyên gia cao cấp về an ninh Việt Nam tại Học viện Lực lượng Quốc phòng Úc ở Canberra, cho biết: “Những vấn đề chính liên quan đến việc củng cố những mối quan hệ kinh tế và thương mại, gồm cả việc mua bán vũ khí.
Thayer nói, Putin và ban lãnh đạo Việt Nam có thể sẽ đồng ý thực hiện các giao dịch tiền tệ bằng đồng rúp qua hệ thống ngân hàng để cho phép thanh toán hàng hóa và dịch vụ.
Chi tiết mơ hồ về sự gián đoạn cáp
Việt Nam đã rung chuyển vì một vụ lừa đảo ngân hàng lớn và một loạt những cuộc điều tra hối lộ dẫn đến việc một số cán bộ cao cấp phải từ chức. Nhưng với tầm mức hợp tác mà Hà Nội dường như đang chào mời Moscow, sẽ rất đáng để xem liệu đầu tư của phương Tây vào nước này có tiếp tục mạnh như trước hay không.
Trong khi đó, những đường cáp nối Việt Nam với Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á bị đứt – đợt mất mạng internet lần thứ hai xẩy ra tại đây chỉ trong hơn một năm.
Theo VNA, những vấn đề này đã “ảnh hưởng đáng kể đến kết nối internet của Việt Nam với thế giới”.
Theo dữ liệu từ FPT, một trong những nhà cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu của Việt Nam, Việt Nam nối mạng Internet toàn cầu bằng 5 đường cáp quang dưới biển với tổng dung lượng gần 62 Tbps. Không rõ liệu ba loại cáp đang gập vấn đề, chiếm phần lớn băng thông, bị hỏng hoàn toàn hay chỉ một phần.
Giới cung cấp dịch vụ Internet như Viettel và VNPT, những công ty đã đầu tư vào cáp, đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Thông tấn xã Việt Nam cho biết người dùng Internet đặc biệt khó truy cập dịch vụ có máy chủ đặt ở nước ngoài. Bản tin cho biết không có khung thời gian nào cho việc sửa chữa dây cáp được đưa ra.
Việc đứt cáp internet dưới biển không phải là chuyện hiếm có ở Việt Nam, đầu năm ngoái toàn bộ 5 đường cáp bị gián đoạn trong nhiều tuần. 

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 188