Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam: Căn Nguyên Đổ Vỡ - Bài 3
Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam:
Căn Nguyên Đổ Vỡ - Bài 3
(Đọc chương 10 tập 2 tác phẩm “The Viet-Nam Upheaval” của GS Vũ Quý Kỳ)
Bài 3: Những ‘Sát Thủ’ Đệ Nhất CHVN bên cạnh TT Kennedy
Từ sự hiểu lầm (hay cố tình hiểu lầm) bản chất cuộc chiến do Đệ Nhất Cộng Hòa Việt
Nam chủ trương cho đến sau Hiệp Định Genève trung lập Lào, nhờ “hành lang Harriman” hàng
trăm ngàn bộ đội và cả trăm ngàn tấn chiến cụ xâm nhập, phá nát các thôn làng phía nam vĩ
tuyến 17, đều có bóng dáng những hung thần “sát thủ” này.
Trong bài 2, người viết đã có dịp nói tới một quan chức mang tên Averell Harriman,
nhân vật nham hiểm, mưu mô và đầy tham vọng và là chính khách đàn anh của mấy khuôn mặt
khét tiếng khác vây quanh TT Kennedy. Đó là Roger John Kenneth Galbraith, Roger Hilsman,
Michael Forrestal và William Trueheart.
Averell Harriman là ai?
Trả lời câu hỏi này, tác giả “The Vietnam Upheaval” cho biết: Đó là con trai của một
đại gia ngành hỏa xa có quyền lực và danh tiếng. Nhờ thế lực và ảnh hưởng rộng lớn của cha,
Harriman con đã lừng lững bước vào chính trường và xã hội thượng lưu Hoa Kỳ khá sớm trước
khi trở thành cánh tay mặt của Kennedy.
Đương sự từng đảm nhiệm hết chức vụ quan trọng này đến vị trí quan trọng khác, bao
gồm Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ và đại sứ tại Liên Xô.
Là một chính khách lão luyện, biết đón bắt thời cơ, Harriman đã “đầu tư” 30.000 Mỹ
Kim vào quỹ tranh cử của ứng viên Dân Chủ Kennedy, một số tiền được coi là lớn vào thời ấy.
Đây có thể là một trong cái giá để cuối năm 1961, Tổng thống Kennedy đã bổ nhiệm ông ta làm
trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Viễn Đông.
Trong tác phẩm “The Lost Mandate Of Heaven”, TS Geoffrey Shaw cho biết, vào dịp
ấy, ông Kennedy đã mô tả Harryman là một người đàn ông đã đảm nhiệm 'nhiều công việc quan
trọng như bất kỳ người Mỹ nào trong lịch sử của chúng ta, ngoại trừ John Quincy Adams. Vẫn
theo học giả Shaw, kể từ đấy, Averell Harriman trở thành một nhân vật ảnh hưởng nhất không
chi với Bạch Ốc mà còn cả trong bộ Ngoại Giao.
Vẫn theo Dr. Shaw, là một khuôn mặt rất nhạy bén trong việc sử dụng quyền lực,
Harriman đã đánh hơi thấy một cơ hội vàng trong việc đại diện cho Mỹ tại Hội nghị Genève dẫn
đến việc trung lập hóa Lào vào năm 1962.
Dr Shaw nhận định, ông ta coi việc giải quyết vấn đề Lào là tấm vé mở cửa cho ông
len lách vào mọi hành lang quyền lực của Mỹ.
Theo tường thuật của tác giả “Vietnam Upheaval” ở chương 10 tập 2, trong Đệ Nhị
Thế chiến, Harriman tình cờ có được những ngày đầu làm việc với Liên Xô. Không lâu sau ông
trở thành một nhân vật đáng tin cậy về các vấn đề của xứ sở này trong việc hoàn tất Hiệp định
Genève 1962. Trên thực tế, sự trung lập của Lào là một thảm họa đối với Đông Nam Á.
Dư luận thời ấy, nhất là giới lãnh đạo các quốc gia trong vùng –trong đó có nam Việt
Nam- nghĩ rằng Harriman không thể không nhận ra. Nhưng khi điều này trở nên rõ ràng thì ông
lại cho rằng thảm họa của hiệp định Lào không phải do những sai sót cố hữu của nó do chính ông
là kiến trúc sư, mà do sự “bất cần” của các lãnh tụ Pathet Lào và CS miền Bắc.
Các thành viên khác trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, bao gồm cả Ngoại trưởng Dean
Rusk, hoàn toàn không đồng ý với Harriman trong cách đối phó quá mềm yếu với Liên Xô
quanh hội nghị Genève về vấn đề Lào. Chính thái độ lập lờ của Harriman đã cho phép không
có biện pháp giám sát chống lại sự xâm nhập của quân đội và vật liệu chiến tranh của Bắc
Việt Nam qua Hạ Lào, và dọc theo cái gọi là “đường mòn Hồ Chí Minh”. Và đấy cũng là lý do
khiến một số nhà văn đặt tên cho “Đường Mòn HCM” là “Xa lộ Tưởng niệm Averell
Harriman”. Đại sứ Frederic Nolting tỏ ra tán thành cách gọi tên này.
Dựa vào những chứng liệu khả tín trong tầm tay, tác giả họ Vũ ghi nhân, chính đại sứ
Nolting là người đối đầu với Harriman trong cuộc đàm phán Genève năm 1962 và xác
quyết rằng nếu không có sự giám sát đối với những vi phạm của Hà Nội, an ninh của miền
Nam Việt Nam sẽ gặp rủi ro lớn. Trong khi Harriman hoàn toàn bỏ qua khả năng này.
Qua nội dung cuộc phỏng vấn của O'Brien, Học giả Geoffrey Shaw cho hay, trả lời
người phỏng vấn, ông Nolting nói: Tổng thống Diệm và chính phủ của ông ấy tỏ ra rất phân vân
về việc liệu họ có nên ký thỏa thuận hay không. Đại sứ Nolting cũng đồng ý với quan điểm đó vì
thấy rằng nếu không có các biện pháp giám sát, hiệp ước sẽ bị vi phạm. Trên thực tế, đường mòn
Hồ Chí Minh đã mở ra hoàn toàn cho Bắc Việt Nam xâm nhập vào miền Nam Việt Nam. Và
điều này gây ra rất nhiều khó khăn để duy trì, thực hiện, chính sách của chính quyền Kennedy,
đối với miền Nam Việt Nam - đó là ủng hộ nền độc lập của họ. Vì vậy, vào thời điểm đó, những
khó khăn đã bắt đầu phát triển giữa sứ mệnh của người đại diện Hoa Kỳ và Averell Harriman.
Bên cạnh Averell Harriman, có lẽ người có ảnh hưởng lớn thứ hai trong việc hướng
dẫn chính sách của Mỹ về miền Nam Việt Nam của Kennedy là John Kenneth Galbraith, người
cũng tỏ ra không ưa Tổng Thống Diệm khi ấy.
Xuất thân trong một gia đình nông dân ở Canada, Galbraith sinh năm 1908 và học
trung học ở Canada trước khi hoàn thành chương trình đại học về kinh tế nông nghiệp tại Trường
Cao đẳng Nông nghiệp Ontario. Sau đó lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Berkeley, California trong
cùng lãnh vực năm 1934. Galbraith đã dành nhiều năm giảng dạy kinh tế tại Harvard, nơi ông
viết cuốn “The Affluent Society” một cuốn sách được coi là có ảnh hưởng tới sự nghiệp chính trị
của ông sau này. Ông là người có công trong việc thành lập Tổ chức Hành động Dân chủ của Mỹ
vào năm 1947 và tham gia chính trị với tư cách là một học giả có ảnh hưởng. Ngay từ năm 1957,
Galbraith đã tỏ ra tán thành việc Kennedy là ứng cử viên TT tiềm năng của đảng Dân Chủ.
Điều này, cuối cùng đã đưa ông đến vị trí đại sứ tại Ấn Độ trong chính quyền Kennedy.
Năm 1961, Galbraith có chuyến thăm miền Nam Việt Nam và sử dụng nơi này như một diễn đàn
để nói lên quan điểm của mình về cuộc xung đột ở Việt Nam. Trong khi đại sứ Nolting coi
Tổng thống Diệm là “người tốt nhất có thể cho Việt Nam” dù ông không phủ nhận những
thiếu sót của ông Diệm thì Galbraith có quan điểm ngược lại. Ông ta hoàn toàn bất đồng với
Nolting và cho rằng tuyên bố của Nolting “không có sự thay thế ông Diệm là vô nghĩa”.
Từ đó trở đi, Galbraith dứt khoát đi theo đường lối của Harriman là phải loại bỏ Tổng
thống Diệm dù với bất cứ giá nào!
Vì đã thấy rõ lập trường ủng hộ TT Diệm và chính quyền hiện hữu do ông Diệm lãnh
đạo nên đề xuất đầu tiên của Galbraith là phải loại bỏ Nolting trong vai trò đại sứ tại
Sài Gòn. Với ông ta, người thay thế Nolting phải là một một nhân vật phù hợp với quan
điểm, lập trường của Harriman mà ông coi là chính khách hàng đầu trong đảng Dân Chủ
khi ấy. Galbraith không giấu giếm, công khai tuyên bố là cần tìm một người có thể nắm
toàn quyền tòa Đại Sứ ở Sài Gòn, quân đội Mỹ đang tham chiến ở VN, và cả ông Diệm (!).
Theo ông, một người như thế sẽ kiên định chủ trương, đường lối một lần dứt khoát và mãi mãi
về cải cách chính phủ.
Nhân vật thứ ba trong liên minh sắm vai hung thần đối với chính quyền của Tổng
Thống Diệm là Roger Hilsman thời gian đương sự là phó trợ lý thư ký phụ trách các vấn đề viễn
đông của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Trong khi Harriman và Galbraith đại diện cho những trụ cột chính trong việc phác thảo
kế hoạch “ưu tiên cải cách chính trị” cho miền nam Việt Nam, thì có những người khác đóng vai
trò quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch. Vào gần cuối năm 1962, Roger Hilsman, lúc đó là
phó trợ lý thư ký phụ trách các vấn đề viễn đông của Bộ Ngoại giao, và Michael Forrestal đang ở
miền Nam Việt Nam trong một chuyến đi tìm hiểu thực tế và đã được gặp Rufus Phillips.
Trong cuốn “Why Vietnam Matters” Rufus Phillips đã bày tỏ ấn tượng của mình sau
cuộc hội diện lần đầu với Roger Hilsman, một người tự cho mình là người “có thẩm quyền” về
chiến tranh chống nổi dậy. Theo nhận định của Phillips, phong cách Hilsman toát ra một dáng vẻ
tự tin dựa trên kinh nghiệm ít ỏi của ông ta với quân du kích ở Miến Điện trong Thế chiến II và
khi ông có dịp đọc để biết qua về trải nghiệm của người Anh ở Malaya.
Rufus Phillips đưa Hilsman đến tỉnh Kiến Hòa (Đồng bằng sông Cửu Long) và Tây
Nguyên để gặp Đại tá Trần Ngọc Châu, cho anh ta thấy Chương trình Ấp Chiến lược có thể
thành công như thế nào khi được theo đuổi chính xác. Hilsman rất ấn tượng với đại tá Châu
nhưng thắc mắc tại sao quốc sách này lại có sự chênh lệch về hiệu quả giữa các tỉnh và ông đặt
câu hỏi về việc thiếu các biện pháp kiểm soát dân số tương tự như các biện pháp do người Anh
thiết lập ở Malaysia. Ông cũng lo ngại về các đơn vị dân phòng không thường xuyên (CIDGs) đã
được trang bị vũ khí: người Thượng, dân quân Công giáo, “lính tôm và quế” của Nguyễn Văn
Bửu, lực lượng của Cha Hòa ở Camau, và các đơn vị phòng thủ không thường xuyên được tài trợ
bởi ông Ngô Đình Cẩn, bào đệ TT Diệm ở miền Trung.
Ngay cả sau khi được thông báo về sự khác biệt giữa các khu vực về tôn giáo, dân tộc,
chính trị và kinh tế, ông dường như không thể hiểu được thực tế ở miền Nam Việt Nam. Khi có
cơ hội đọc báo cáo của Hilsman, Phillips thấy rõ là ông ta không hiểu tại sao người Việt Nam
không giống Mỹ. Rufus Phillips viết: “… Đó là lần tiếp xúc mở rộng đầu tiên của tôi với tư duy
‘made in Washington’ của một số nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ”. Từ đấy, Phillips
khẳng quyết Hilsman không phải là một người biết lắng nghe, trừ khi những gì đương sự
nghe phù hợp với quan điểm đã có sẵn của mình.
Trong Misalliance, Edward Miller chỉ ra Hilsman, một quan chức Bộ Ngoại giao có
xuất thân khác thường: tốt nghiệp trường West Point, phục vụ xuất sắc tại Văn phòng Dịch vụ
Chiến lược trong Thế chiến thứ hai, làm việc sau chiến tuyến của kẻ thù ở Miến Điện để tổ chức
kháng cự quân Nhật. Sau chiến tranh, Hilsman lấy bằng Tiến sĩ. trong quan hệ quốc tế tại Yale
và sau đó làm việc với tư cách là chuyên gia đối ngoại tại Cơ quan Tham chiếu Lập pháp ở
Washington. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1960, ông đã cung cấp các bản thảo và
bài phát biểu cho Kennedy, người bị ấn tượng bởi khả năng trí tuệ của Hilsman cũng như những
tuyên bố về chuyên môn của ông ta về chiến tranh du kích. Năm 1961, Kennedy mời Hilsman
đứng đầu Cục Tình báo và Nghiên cứu (INR), văn phòng chính của Bộ Ngoại giao về các
dịch vụ tình báo. Với tư cách là người đứng đầu INR, Hilsman được tiếp cận rất tốt với
Kennedy. Ảnh hưởng của ông được nâng cao nhờ tình bạn của ông với W. Averell Harriman,
một chính khách lớn tuổi của Đảng Dân chủ ….
Thông qua Harriman, Hilsman cũng trở nên thân thiết với Michael Forrestal, một
bảo vệ của Harriman, người đã gia nhập nhóm thân cận Nhà Trắng vào đầu năm 1962 và trở
thành một trong những phụ tá gần gũi của Kennedy.
Trên thực tế, Hilsman và Forrestal tình cờ là hai trong số những tác nhân chính hoạt
động tích cực và là công cụ dẫn đến “sự kiện đột ngột mang đầy kịch tính” sau này.
Với những nguồn tin chính xác, tác già “Vietnam Upheaval” cho hay, ngay từ năm
1961, tại một cuộc họp vào ngày 8 tháng 3, “Giám đốc nghiên cứu và tình báo của Bộ Ngoại
giao, Roger Hilsman, đã đưa ra quan điểm rằng một cuộc đảo chính lật đổ tổng thống
Diệm phù hợp với đường lối, chính sách của Mỹ ở Việt Nam.”… Cũng tại cuộc họp trên,
những người chủ trương việc lật đổ ông Diệm do Roger Hilsman dẫn đầu đã không thể thuyết
phục được đa số những người khác chấp nhận quan điểm của y.
Miller lưu ý thêm rằng những người trong cuộc ở Washington coi Hilsman là người thô
lỗ, kiêu ngạo, cực kỳ tự tin vào phán đoán của chính mình. Quan trọng nhất, Hilsman cho rằng
trong thời kỳ chiến tranh, mọi người nên tiến hành đồng thời các hoạt động quân sự và cải cách
chính trị, và ông ta tin chắc chắn rằng các nhà lãnh đạo Rostow và MAAG đã sai khi cho rằng
quân nổi dậy thiếu sự ủng hộ của dân chúng.
Vì tin như thế nên Hilsman và phe nhóm của y mới dễ dàng hiểu lầm (hay cố tình hiểu
lầm) bản chất cuộc chiến nổ ra ở miền nam VN ngay sau sự ra đời của cái gọi là Mặt Trận Dân
Tộc Giải Phóng Miền Nam (MTDTGPMNVN) năm 1960 mà đại đa số nông dân miền nam đều
hiểu là một thứ hình nộm do Hànội dựng lên.
Bản tính kiêu căng, quá tự tin đến võ đoán không chỉ thấy ở cá nhân Hilsman mà cũng
là đặc tính của nhân vật được y tín nhiệm, tôn trọng như bậc thầy là Averell Harriman, người
cầm đầu cả nhóm.
Nói tới khuôn mặt chính trị nhà nghề, biết chụp bắt thời cơ như Harriman, tác giả
“Vietnam Upheaval” đã có lần nhắc tới thái độ hãnh tiến, xấc xược của ông ta đối với TT Diệm.
Điều này cho hiểu sau khi đã mua được cảm tình của TT Kennedy, Harriman không những qua
mặt ngoại trưởng Dean Rusk, xếp trực tiếp của y mà còn xem thường cả Phó TT Johnson. Bởi lẽ
lúc bấy giờ ai cũng biết ông Johnson kính trọng người cầm đầu chính quyền VNCH ra sao.
Ở cương vị Phó TT cường quốc HK, không những ông đã từng ca ngợi ông Diệm
là “Churchill của Việt Nam”, mà còn “sánh ông với George Washington, Andrew Jackson,
Woodrow Wilson và Franklin Roosevelt.”
Trong bài tới, chúng tôi sẽ cùng quý độc giả đọc tiếp chương 10 tập 2 tác phẩm
“VietnamUpheaval” của GS Vũ Quý Kỳ để nhận diện những khuôn mặt lớn trong chính quyền
Kennedy có chung quan điểm với Phó Tổng Thống Johnson.
Miền nam California, Thứ Hai ngày 23-8-2021
Trần Phong Vũ
Nhận xét
Đăng nhận xét