South China Sea - Biển Đông: Tham Vọng Và Chính Nghĩa

South China Sea - Biển Đông: Tham Vọng Và Chính Nghĩa
 
Đại Dương
Câu chuyện tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa (SCS-Biển Đông) vẫn tiếp tục kéo rê lê thê chưa thấy triển vọng kết thúc. Lỗi do Luật pháp? Con người? Tham vọng? Hoặc tổng hợp?
Tuy nhiên, rõ ràng chưa thấy ngọn đèn le lói cuối đường hầm mà ngày càng âm u chờ ngày chợt tắt!!!
Giấc mộng biến Biển Nam Trung Hoa thành một nơi chung sống hoà bình, cùng nhau khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho các dân tộc duyên hải vẫn chưa thành hiện thực.
Biển Nam Trung Hoa gồm Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Brunei với giá trị thương mại hơn 6.000 tỉ USD. Trung Hoa và Việt Nam đòi hỏi chủ quyền vùng biển nhiều nhất.
Vì thế, cho tới nay, năm 2023, vẫn chưa xác định rõ ràng chủ quyền vùng biển của từng quốc gia mà tuỳ thuộc vào sức mạnh quân sự. Tình trạng “mơ hồ chủ quyền” trên Biển Nam Trung Hoa dễ trở thành ngòi lửa chiến tranh mà “mạnh được yếu thua”.
Các nguyên nhân cản trở một giải pháp mà các quốc gia duyên hải có thể chấp nhận được:
– Thứ nhất, các nhà cầm quyền chung quanh Biển Nam Trung Hoa vẫn từ chối áp dụng nghiêm chỉnh Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển Năm 1982 (UNCLOS) mà họ từng là thành viên. Họ đặt Luật Pháp Quốc Gia trên Luật Pháp Quốc Tế nên xung đột và tranh cãi trở nên bất tận; rất khó thoả hiệp hoặc dung hoà. Bế tắc tiếp theo bế tắt và tăng cường độ bất chấp ý kiến của Cộng Đồng Nhân Loại.
– Thứ hai, các Quốc Gia Duyên Hải Đông Nam Á đặt luật pháp Quốc Gia trên luật pháp Quốc Tế mà không đủ khả năng cưởng bách tàu thuyền, phi cơ quân sự và dân dụng của nước ngoài tuân theo răng rắc luật pháp sở tại.
– Thứ ba, bất cứ quốc gia duyên hải Đông Nam Á nào cũng không đủ khả năng đơn phương đương đầu với Bắc Kinh trên mọi phương diện ngoại giao, quân sự, kinh tế, tiềm năng đa dạng. Tổng Thống Phi Luật Tân, Rodrigo Duterte (2016-2022) đã luồn trôn Chủ Tịch Tập Cận Bình mà quên Hoa Kỳ và Phi Luật Tân đã có Hiệp Ước Phòng Thủ Hỗ Tương từ 70 năm qua. Duterte tin lời hứa của Tập sẽ viện trợ 20 tỉ USD. Duterte chửi Mỹ ròng rã 6 năm vẫn chỉ nhận được một ít đô la nhỏ giọt từ Bắc Kinh.
Sau khi đắc cử, Tổng Thống Ferdinand Marcos Jr công du Bắc Kinh bị đón tiếp lạnh nhạt nên quyết kích hoạt lại Hiệp Ước Phòng Thủ Hổ Tương với Hoa Kỳ làm cho mối quan hệ đồng minh Mỹ-Phi ngày càng thắm thiết.
Món nợ khổng lồ đè lên Biển Nam Trung Hoa
– Thứ nhất, năm 2013, Tổng Thống Barack Obama mời Chủ Tịch Tập Cận Bình đến thăm California tại một khu nghỉ dưỡng của một tỉ phú Mỹ trong hai ngày đêm để chia đôi Thái Bình Dương. Tại cuộc họp báo chung, Tổng Thống Obama hân hoan thông báo “Thái Bình Dương rộng đủ cho hai cường quốc hoạt động”. Báo chí lập tức cật vấn chủ trương chia đôi Thái Bình Dương nên Obama không dám nhắc tới nữa. Nhưng, lúc nào Tập cũng lặp lại.
– Thứ hai, năm 2014, Tập đưa Giàn khoan nước sâu HD-981 vào gần nhóm đảo Hoàng Sa cách Đảo Tri Tôn của Việt Nam 17 hải lý, cách Đảo Hải Nam 180 HL. Bắc Kinh kiểm soát Quần Đảo Hoàng Sa từ năm 1974. Đụng độ đã diễn ra tại vùng đảo Hoàng Sa (Paracel Islands, Tây Sa) cho tới khi HD-981 rút khỏi khu vực Hoàng Sa (Paracel Islands, Tây Sa). Đồng thời, Bắc Kinh mở rộng hai đảo Phú Lâm và Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa. Bắc Kinh hành-chính-hoá hai nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Spratly Islands, Nam Sa) thành quận đảo có hệ thống hành chính hoàn thiện với cư dân ngày càng đông.
Kế hoạch bồi đắp đảo nhân đạo tại Trường Sa trên SCS trong thời Obama-Biden cầm quyền
Trung Quốc đã xây 7 Đảo Nhân Tạo ở Quần Đảo Trường Sa mà 3 có đường phi đạo dài 3.000m tạo thành một lực lượng quân sự quan trọng trên con đường thống trị khu vực Đông Nam Á và kiểm soát mọi hoạt động trên SCS.
Khi Tập Cận Bình thăm chính thức Hoa Kỳ năm 2015 bị Tổng Thống Obama hỏi Tập “Bắc Kinh có quân-sự-hoá các đảo nhân tạo không?”. Tập cam đoan không làm. Nhưng, hoả tiển và radar ở các đảo nhân tạo tua tủa chỉa lên trời. Tàu chiến của Trung Cộng nườm nượp cặp bến và phi cơ hạ cánh trên 4 đảo nhân tạo tại Trường Sa. Du khách Trung Quốc và Việt Nam được mời tham quan những công trình quân và dân sự đã hoàn chỉnh trên SCS.
Sau khi Donald Trump bất ngờ đắc cử chức Tổng Thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ năm 2016 với khẩu hiệu Make America Great Again đã làm thay đổi cách hành xử trên SCS.
Hoa Kỳ hành xử trên Biển Nam Trung Hoa phù hợp hoàn toàn với Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Khu trục hạm của Mỹ trú đóng ở Tân Gia Ba thường xuyên tuần tra trên SCS đúng theo quy định trong UNCLOS bất chấp sự phản đối cho có lệ của Bắc Kinh. Thời Obama, các vụ tuần tra cho theo lệ và không đúng như quy định trong UNCLOS.
Các sĩ quan Hải Quân thời Tổng Thống Trump kháo nhau về kinh nghiệm triệt hạ dễ dàng các hải đảo do Hải Quân Hoàng Gia Nhật Bản chiếm đóng trên Biển Nam Trung Hoa thời Đệ Nhị Thế Chiến. Lập tức các dàn hoả tiễn, radar chỉa tua tủa lên trời tại các đảo nhân tạo được cất vào kho và Bắc Kinh xác định các đảo nhân tạo chỉ đảm trách nhiệm vụ nghiên cứu thuỷ văn!
Bộ Tư Lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Hoa Kỳ: United States Indo-Pacific Command (USINDOPACOM) có hiệu lực từ 30/5/2018 chịu trách nhiệm về các hoạt động quân sự trong một khu vực rộng lớn lên tới 260.000.000 km2, khoảng 52% bề mặt trái đất, ảnh hưởng tới một nửa dân số thế giới do một Đô Đốc Hải Quân Hoa Kỳ chỉ huy.
Tổng Thống Trump ra lệnh cho Hải Quân hoạt động trên SCS thi hành nghiêm chỉnh các quy định trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển Năm 1982. Lực Lượng Tuần Duyên Hải Quân Hoa Kỳ đã đóng các chiến hạm nhỏ, chạy nhanh, trang bị hiện đại để hoạt động gần bờ của Biển Nam Trung Hoa nhằm bảo vệ quyền tự do hàng hải và khai thác tài nguyên thiên nhiên của nhân loại. Cách xử sự kiểu cướp biển của Trung Cộng cũng giảm đáng kể.
Tập Cận Bình gia tăng hoạt động phi pháp trên Biển Nam Trung Hoa ngay khi Joe Biden thay Donald Trump. Hoạt động phi pháp của Bắc Kinh ngày càng lộ liễu trước sự thờ ơ của Biden.
Tổng Thống Ferdinand Marcos Jr đã nhanh chóng kích hoạt lại Hiệp Ước Phòng Thủ Hổ Tương với Hoa Kỳ nhằm chống lại âm mưu thống trị của Trung Cộng.
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, Bắc Kinh sẵn sàng thay thế vai trò của Hoa Kỳ tại Biển Nam Trung Hoa để biến nó thành chiếc hồ chiến lược mà thao dượt hải quân trước khi mở rộng chiến tranh.
Thủ đoạn của Bắc Kinh
– Thứ nhất, xác định Trung Quốc làm chủ Biển Nam Trung Hoa từ thời Minh Thành Tổ (1403-1424) do Đô Đốc Trịnh Hoà (hoạn quan) chỉ huy một Hải Đội hùng hậu thực hiện 7 chuyến hải hành có lúc tới mũi Hảo Vọng ở Châu Phi.
– Thứ hai, đánh đồng ý nghĩa chỉ “hướng đi” của các nhà hàng hải quốc tế Tây Âu thành “chủ quyền của Trung Quốc”.
– Thứ ba, mỗi giai đoạn, Bắc Kinh tung ra một kế hoạch xác định chủ quyền của Trung Quốc trên SCS bất chấp Công Pháp Quốc Tế và Công Ước về Luật Biển năm 1982.
Khuyết điểm của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á
– Thứ nhất, họ không lấy Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 làm tiêu chuẩn xác định và tranh đấu cho quyền lợi chính đáng của Tổ Quốc. Trái lại giúp Bắc Kinh có cớ để mở rộng quyền kiểm soát trên Biển.
– Thứ hai, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á vẫn chưa ngồi lại, dùng UNCLOS mà xác định chính xác chủ quyền quốc gia. Đồng thời, hợp tác khai thác chung cũng như bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên.
– Thứ ba, chính các quốc gia duyên hải Đông Nam Á thi hành nghiêm chính UNCLOS mới có đủ tư cách pháp lý để cáo buộc các quốc gia ngoài Biển Nam Trung Hoa tôn trọng chủ quyền trên biển.
– Thứ tư, không nên kéo Myanmar, Lào, Campuchia vào cuộc tranh chấp chủ quyền, quyền-chủ-quyền, quyền-tài-phán trên Biển Nam Trung Hoa do họ không có quyền lợi trực tiếp nên dễ bị mua chuộc.
– Thứ năm, các Quốc Gia Duyên Hải Đông Nam Á phải giải quyết được mọi rắc rối về các quyền trên Biển thì mới chống tham vọng vô bờ của Bắc Kinh một cách hữu hiệu.
----------

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025