Tương quan giữa Hiến Pháp 2013
và sự thoái hóa kinh tế quốc gia
Trong tháng 9 và tháng 12, 2013 nguyên thủ cả 2 cường quốc hàng đầu thế giới là Joe Biden của Hoa Kỳ và Tập Cận Bình của TQ đua nhau thăm viếng VN và hứa hẹn giúp VN phát triển kinh tế.
Câu hỏi đặt ra là: liệu VN có cơ hội trở thành một cường quốc kinh tế tương lai như các cơ quan báo chí quốc doanh đang đồng thanh lớn tiếng ca ngợi, và một vài bình luận gia quốc tế ngây thơ hợp xướng, hay không?
Sau khi duyệt xét tiến trình phát triển kinh tế tại các quốc gia cộng sản và các quốc gia dân chủ trên thế giới, nhất là tại vùng Đông Á thì tôi vẫn hoàn toàn đồng ý với đại đa số bình luận gia chính trị thế giới, trong quá khứ, rằng:
Ở đâu có đảng CS thì ở đó chỉ có sự nghèo khổ, nô lệ và bất công.
Lý do cản trở phát triển kinh tế nằm nơi những yếu tố CSVN hiến định hóa trong HP 2013.
Luật hiến pháp của các quốc gia dân chủ pháp trị trên thế giới đều quy định rằng, HP là bộ luật nền tảng và những điều khoản của HP quy định những trách nhiệm, quyền lực và quyền lợi trong tương quan giữa chính quyền, xã hội dân sự và các công dân cá thể. Không có HP nào có thể được sử dụng như là một công cụ tuyên truyền vẽ vời cho một xã hội không tưởng vớ vẩn hoặc củng cố quyền lực tuyệt đối cho một cá nhân hay tập thể cá biệt nào.
Tuy nhiên HP của các quốc gia CS như VN thì không tuân thủ quy luật này.
Cụ thể là Điều 3 HP 2013 quy định:
“Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.”
Trong khi đó, hoàn cảnh thực tế của người dân là: đảng làm chủ toàn bộ tài sản, kể cả đất đai; nhân dân chỉ thuê lại của đảng; quyền con người, quyền công dân bị đàn áp dã man; so với các quốc gia với nền văn hóa Đông Á khác như CSTQ, Nam Hàn, Đài Loan, Nhật Bản thì dân nghèo khổ, không có an sinh xã hội, bảo hiểm sức khỏe, thiếu trường học bệnh viện; nhiều cụ già và trẻ thơ bán vé số sống lây lật qua ngày.
Điều 3 hoàn toàn đi ngược với thực tế. Theo Wikipedia thì GDP đầu người của VN ở mức độ thấp, khoản $US 4,000. Chỉ bằng 1/3 của CSTQ và 1/8 của các quốc gia Đông Á dân chủ như Nam Hàn, Nhật Bản và Đài Loan. Dĩ nhiên theo thống kê của chính phủ VN. Con số thực tế có thể thấp hơn nhiều vì các quốc gia CS thường thổi phồng GDP để lừa gạt nhân dân và quốc tế.
Khi Điều 3 quy định hão huyền như vậy mà các cơ quan LHQ về nhân quyền và dân quyền quan ngại, tố cáo CSVN, hoặc CSVN đàn áp bất đồng chính kiến, hoặc công an CSVN giết cụ Ngô Đình Kình tại Xã Đồng Tâm… thì cũng chẳng đi đến đâu. Lý do là vì đối với CSVN, điều 3HP không phải là một mệnh lệnh, mà chỉ là một điều khoản tuyên truyền không công cho một tập thể độc tài mà thôi.
Chúng ta có thể nhận xét ngay rằng, trong lịch sử nhân loại, trừ đảng CSVN, chưa có một tập thể cai trị nào còn một chút lương tâm và tự trọng, lại có thể hiến định hóa một điều tương tự Điều 3HP, trong khi thực tế khách quan về hoàn cảnh nhân dân tệ hại và hoàn toàn khác hẳn như thế.
Câu hỏi kế tiếp là: nếu HP 2013 quy định những yếu tố giới hạn và kiềm hãm tiềm năng kinh tế của dân tộc, thì các điều khoản nào nguy hiểm nhất cho sự phát triển kinh tế và tại sao?
Rất nhiều điều khoảng của HP 2013 kiềm hãm sự phát triển kinh tế hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên các điều sau đây quan trọng nổi bật.
Điều 4HP - về độc quyền cai trị và tôn vinh ý thức hệ Mác Lê. Điều 4HP quy định:
“1.Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởnglà lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Khi phân tích kỹ điều 4HP, có 3 yếu tố hủy hoại nền kinh tế quốc gia.
Thứ nhất là yếu tố độc tài đảng trị, cấm đoán tự do kinh doanh và tự do tư tưởng, bóp chết sự sáng tạo của cải của cá nhân.
Thứ nhì là muốn duy trì quyền lực tuyệt đối của đảng, họ phải nuôi dưỡng một đội ngũ cán bộ lên đến khoảng 5 triệu người và một lực lượng công an từ 5 đến 10 triệu người. Con số này là một bí mật quốc gia. Không một dân tộc nào có thể phát triển kinh tế mạnh nếu người đóng thuế phải cưu mang một đội ngũ các bộ và công an không sản xuất mà cỡi trên đầu cổ của nhân dân như vậy.
Thứ ba là đội ngũ này không những hành hạ nhân dân mà còn tham nhũng tận răng, qua những thủ tục hành chánh nhiêu khê hầu kiểm soát và tống tiền nhân dân. Chính vì thế các quốc gia CS nằm trong những quốc gia tham nhũng nhất thế giới.
Hiến Pháp cũng minh thị cấm tư hữu đất đai qua điều 53HP.
Điều 53 quy định:
“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Điều 54 lại quy định thêm:
“2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.”
Khi 2 điều trên kết hợp với nhau thì hậu quả là:
Tuy trên hình thức thì đất đai là do toàn dân sở hữu, tức không có công dân cá thể nào sở hữu cả. Đây chỉ là trò gạt con nít. Thực sự thì nhà nước, tức đảng CSVN qua điều 4HP, quản lý vĩnh viễn vô điều kiện. Công dân cá thể chỉ được quyền thuê lại đất, qua luật lệ đảng đưa ra mà thôi.
Nếu công dân cá thể không chịu vâng lời thì đảng hoàn toàn có thể tịch thu quyền thuê đất và cho ngủ bờ ngủ bụi bất cứ lúc nào, hoàn toàn khác với các quốc gia dân chủ, tại đó quyền sở hữa đất đai của cá nhân là tuyệt đối, được HP và pháp luật công nhận.
Đất đai là một tài sản quan trọng bật nhất không những tại Á Châu mà trên khắp thế giới. Chính vì thế Luật Common Law của Anh Quốc gọi đất đai là Real Property (tức là tài sản thật) vượt lên trên những tài sản khác.
Đảng CSVN nhất quyết làm chủ nhân ông của tài sản này, nhằm bần cùng hóa nhân dân.
Cộng sản là nguyên nhân của sự nghèo khổ và cơ hàn, nhưng cùng là CS mà tại sao trên bình diện kinh tế, Bắc Hàn lại thua VN, mà VN lại thua xa TQ? Thêm vào đó, thì chúng ta rút được những bài học nào hầu áp dụng thực tế cho mục tiêu dân giàu nước mạnh hay không?
Câu trả lời là có một số quy luật căn bản chúng ta có thể rút kinh nghiệm cho VN:
1. Quy luật thứ nhất là: Càng kiên định ý thức hệ Mác Lê và định hướng xã hội chủ nghĩa thì càng nghèo. Kiên định nhiều thì nghèo rớt mồng tơi như tại Bắc Hàn. Cởi mở một chút thì khá hơn như CSVN. Cởi mở hơn nữa thì đạt mức cao hơn như CSTQ.
2. Quy luật thứ hai là: Đảng CS nào càng giới hạn ý thức hệ Mác Lê và định hướng xã hội chủ nghĩa, chấp nhận kinh tế thị trường và tự do cá thể đến đâu thì dân đỡ nghèo đói tới đó. Tuy nhiên vì ảnh hưởng của ý thức hệ Mác Lê, mức độ phát triển kinh tế của các quốc gia CS giới hạn và rất khó vượt thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình từ $US4,000 đến $US12,500, hầu trở thành những quốc gia phát triển đúng nghĩa.
3. Quy định thứ ba là: Kinh tế phát triển theo tỷ lệ thuận với thành phần kinh tế tư nhân nội địa. Thật vậy, sự phân phối hợp lý giữa các thành phần kinh tế như: nhà nước, tư bản quốc tế, kinh tế tư nhân là một yếu tố cần thiết.
Sự khác biệt giữa Bắc Hàn, CSVN và CSTQ phần lớn nằm ở sự khác biệt trong quá trình phân phối này. Bắc Hàn thì khỏi nói. Chỉ có kinh tế nhànước, hoàn toàn không có tư bản quốc tế hoặc tư nhân bản địa. CSVN thì khá hơn, có doanh nghiệp nhà nước, các công ty tư bản quốc tế và thành phần kinh tế tư nhân bản địa bị giới hạn nhiều hơn. CSTQ thì ngoài doanh nghiệp nhà nước và tư bản quốc tế, các doanh nghiệp tư nhân bản địa cũng được nhiều quyền rộng rãi hơn VN. Đây chính là một nguyên nhân quan trọng tại sao GDP của TQ gấp 3 lần GDP VN.
4. Quy luật thứ tư là: Phải nâng cấp kinh tế tư nhân nội địa như thành phần kinh tế chủ đạo, thay thế cho doanh nghiệp nhà nước. Thực tế là: Cựu quốc gia CS nào dẹp bỏ được toàn diện các đảng CS như tại Đông Âu và doanh nghiệp tư nhân trở nên thành phần kinh tế chủ đạo, thì kinh tế phồn vinh. Các quốc gia này đều vượt thoát bẫy thu nhập trung bình trong thời gian hữu lý. Tính theo GDP đầu người năm 2023, chúng ta thấy Đông Đức ($US 52,823), Ba Lan ($US 22,393), Latvia ($US 24,929), Estonia ($US 30,998), Lithuania ($US 28,481), Czech ($US 30,474), Slovania ($US 32,350) … họ đều là những chứng minh cụ thể.
5. Quy luật thứ năm là: Ở đây không có đảng vinh quang thì ở đó dân tộc sẽ vinh quang: Các quốc gia Đông Á, cùng một nền văn hóa và chiều dài lịch sử với VN, như Nhật Bản GDP ($vUS 33,950), Nam Hàn ($US 33,147), Đài Loan ($US 32,339), vì không có các đảng CS cai trị đều là những con rồng về kinh tế, dân chủ đa nguyên, dân tộc vinh quang và không có đảng CS vinh quang, hoặc ý thức hệ Mác Lê vớ vẩn nào, để lừa gạt và nô lệ hóa họ.
Các đảng CS và ý thức hệ Mác Lê vớ vẩn nguy hiểm như thế thì chúng ta phải làm gì?
Hiến Pháp 2013 là một rào cản nền tảng của phát triển kinh tế cho nhân dân Việt Nam. Chính vì thế, muốn trở thành một quốc gia kinh tế phát triển đúng nghĩa, toàn dân cần gấp rút:
1. Vứt bản HP 2013 vào thùng phân thối tha của lịch sử !
2. Cùng chung ta xây dựng một nền dân chủ chân chính, qua một bản hiến pháp trên quan điểm hiến định, pháp trị và đa nguyên nghiêm chỉnh cho dân tộc.
Nhận xét
Đăng nhận xét