Thương Gởi Ca Sĩ Giao Linh ...!

Thương Gởi Ca Sĩ Giao Linh ...!
Nguyễn Gia Việt

Trong một clip mới đây (Hình) danh ca Giao Linh hát bài "Mùa sao sáng" của NS Nguyễn Văn Đông và tự sửa lời thô bạo.

Nguyên bổn:
    "Giặc tràn về quê hương tôi, giặc diệt niềm tin Kitô
    Lớp lớp đàn chiên quyết sáng danh Chúa trên trời cao"

Giao Linh đã sửa, các bạn nghe sửa thành cái gì?
Hát thành:
    "Hẹn ngày về quê hương tôi, tràn đầy niềm tin Ki Tô" (??)

Niềm tin Ki Tô là gì? Đức Tin hay Niềm Tin Ki Tô?

Niềm tin vào con người với nhau, vào tổ chức, vào tương lai, niềm tin trong tâm linh. Trong Tin Mừng, mỗi lần Đức Giêsu trị bịnh, Người đều nói: “Lòng tin của con đã trị con”.

Đức tin Ki Tô là sự tin vào Chúa Ba Ngôi , tin vào sự màu nhiệm về Thiên Chúa, Đức Mẹ, Giáo hội, về các bí tích, về ân sủng.

Nói về niềm tin Ki Tô thì dầu ở đâu, đi đâu, ở quê hương hay xa quê hương đêu giữ đúng. .

Thà đừng hát, hát phải nguyên tác, sửa là khinh bỉ nhạc vàng, coi thường khán giả Miền Nam.

"Cánh thiệp đầu xuân" của Giao Linh hát sửa lời ai cũng biết. Ca sĩ Giao Linh thản nhiên hát sửa lời bài "Cánh thiệp đầu xuân" của hai nhạc sĩ Minh Kỳ và Lê Dinh.
Nguyên bổn:
    "Tôi chúc muôn người mọi điều ước muốn
    Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình
    Để người trai lính chiến quay về gia đình tìm vui bên lửa ấm "

Ca sĩ Giao Linh hát thành:
    "Để người anh yêu mến quay về gia đình tìm vui bên lửa ấm "

Xuân về, Tết tới bà con hay nghe "Câu chuyện đầu năm" của Hoài An đặng lấy khí thế. Nhưng ca sĩ như Giao Linh thì hát sửa lời:
    "Xuân gieo lộc khắp chốn
    Xuân đi rồi xuân đến
    Cho nhân gian đầy lưu luyến
    Đón thư trên trận tiền
    Viết thư thăm bạn hiền
    Một lời nguyện xin chớ quên"

Đổi thành:
    "Đón xuân trên mọi miền
    Viết thư thăm bạn hiền
    Một lời nguyện xin chớ quên"

Tuấn Ngọc tự ý sửa lời "Tình bơ vơ".
"Tình bơ vơ" không có dính gì tới người lính VNCH hay chánh trị. Chỉ có "Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi!" cho một khúc tình sầu mà Tuấn Ngọc cũng dám sửa lời thành "Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi!".

Những "danh ca" lớn, những ông bà già sống qua hơn nửa thế kỷ đầu đã có sạn, lớn lên từ Miền Nam, hưởng vinh quang của VNCH, chạy từ Miền Nam qua Mỹ, từ Mỹ chạy về Việt Nam, có suy nghĩ và nhìn đời qua lịch sử của sự lão làng và đầy kinh nghiệm sống ở đời.
Dù hơi đã yếu, chưn đã run, nhưng vì sao không biết sự tôn trọng khán giả và lịch sử của bài hát?

Ai cho phép hát tự sửa lời? Qúi vị nghĩ mình là tượng đài bê tông cốt sắt à?

Quá coi thường khán giả.

Xin chân thành nhắn gửi tới ca sĩ Giao Linh và những ca sĩ "gạo cội" của nhạc vàng !

Rất mong quí vị không hát mà tự ý sửa lời nhạc nguyên bổn.
Thương thì thương, thích thì thích, hề hà thì hề hà, dễ dàng nhưng không dễ dãi.
Người Miền Nam sống có nguyên tắc, cái gì nói thẳng thì nói tuốt nó ra đặng khỏi mích lòng.
Chuẩn mực của nhạc vàng là nguyên bổn, hát đúng lời của tác giả chứ không phải là tiêu chuẩn do người hát quyết định muốn sửa câu, chữ nào để kiếm cơm, vì mục đích bợ đỡ thế nào là " tùy" người hát .

Quyền nghe và định đoạt là của công chúng.
Nói như ca sĩ Trúc Mai, muốn sửa lời thì tự viết nhạc của mình mà hát, sao có quyền lấy bài người khác tự ý làm cái chuyện sửa lời như vậy.
Từng khen nhiều người giữ hương hỏa nhạc vàng, hồn VNCH ở hải ngoại, nay phát hiện ra chính họ cũng hát sửa lời.

Tại sao lại phủ nhận chính mình khi bản thâu đầu tiên cũng chính mình ca đầu tiên khác và nay thâu lại khác.

Sống vậy không giống con giáp nào nha bậu!

Những danh ca đã gần 80 tuổi thì mình phải kêu là cô, là bà, là ông, là bác. Nói không thể động chạm hỗn hào. Nhưng thấy chướng quá rồi phải nói...!

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 180

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 179