Tiếng "Trung" không phải là "ngôn ngữ toàn cầu"

Tiếng "Trung" không phải là "ngôn ngữ toàn cầu"
Hình ảnh: Xứ sở Bồ Đào Nha, quê hương của giáo sĩ Francisco de Pina, người thành hình nền móng bộ Chữ Quốc ngữ cho tiếng Việt.

Matthew NChuong

Luận điệu gióng trống khua chiêng cho rằng “tiếng Trung là một ngôn ngữ toàn cầu” (?). Đây là cách giải thích rất hàm hồ. Xin mời đọc thủng thẳng phần giải ảo dưới đây.

1/ Trước hết, cần biết về khái niệm "liên ngữ" (interlingual). Liên ngữ là một ngôn ngữ được học và được sử dụng ở một số quốc gia như ngôn ngữ thứ hai (hoặc ngoại ngữ) bên cạnh tiếng mẹ đẻ của họ (ngôn ngữ thứ nhứt) - chẳng hạn, tiếng Anh ở phần lớn các quốc gia trên toàn cầu.

2/ Để một ngôn ngữ được xem là liên ngữ có tính TOÀN CẦU (universal language), theo A.Mazrui, cần phải hội đủ 4 điều kiện:

(a) Được hiểu ít nhứt tại 20 quốc gia;

(b) Được sử dụng ít nhứt tại 10 quốc gia – được công nhận như là một ngôn ngữ chính thức (ngôn ngữ thứ nhứt);

(c) Có ít nhứt 500 triệu người nói thông thạo;

(d) Và trải rộng ít nhứt trên 2 lục địa!

Theo bốn điều kiện ấy, trên thế giới hiện nay chỉ có 3 ngôn ngữ xứng đáng gọi là "liên ngữ toàn cầu": Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha.

Còn tiếng Tàu chỉ thỏa mỗi điều kiện (c) bởi vì dân số trong nước đông nhung nhúc, cả tỉ người. NHƯNG, không có quốc gia nào không phải của người Tàu mà lại xem tiếng Tàu là ngôn ngữ thứ nhứt (“ngôn ngữ mẹ đẻ”) hết!

[Nói thêm: tại Tân Gia Ba (Singapore) thì tiếng Tàu không phải là "ngôn ngữ mẹ đẻ" mà đứng chung cùng với tiếng Anh, tiếng Mã Lai, tiếng Tamil. Ngôn ngữ sử dụng nhiều nhứt gọi là "Singlish" - tức tiếng Anh theo kiểu Singapore]

3/ Ngay đến tiếng Bồ Đào Nha cũng có tính chất quốc tế hơn tiếng Tàu (so sánh 4 điều kiện trên). Tiếng Bồ được sử dụng là ngôn ngữ thứ nhứt ở các quốc gia: Bồ, Brazil, Mozambique, Angola, Cape Verde, Guinea-Bissau và São Tomé & Príncipe; và là một trong các ngôn ngữ chính thức (cùng với tiếng bản địa) ở Macau, Đông Timor và Guinea Xích đạo.

Đối với người VN chúng ta, tiếng Bồ có mối lương duyên kỳ lạ hết sức! Bộ Chữ Quốc Ngữ được thành hình chủ yếu bởi các giáo sĩ người Bồ Đào Nha, vào những thập niên đầu thế kỷ 17.

Các vị giáo sĩ đã tìm hiểu và học chữ Nôm (là văn tự chứa được quốc âm, tứcNam âm bên cạnh âm Hán-Việt), đồng thời dựa vào cách ký âm của tiếng Bồ (vì chữ Bồ dựa vào văn tự Latin, nên chúng ta quen gọi chữ Quốc ngữ từ Latin, trong ngôn ngữ Bồ đặc biệt cũng dùng một số thanh điệu! ) => Từ đó tạo ra hệ thống ký tự dùng ký âm tiếng Việt.

4/ Có sự nhầm lẫn như ri: bởi vì thấy tiếng Tàu hiện diện trong một số định chế quốc tế như LHQ nên nghĩ rằng tiếng Tàu là "ngôn ngữ toàn cầu" (?).

Nên nhớ lại dữ kiện có 5 Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHA (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Tàu). Do Tàu và Nga có chân ở trỏng nên nhiều văn bản LHQ in tiếng Nga (dù không phải là "universal language"), in tiếng Tàu (dù không đủ tiêu chuẩn là "universal language")!

Ngay tiếng Ả Rập cũng được dùng trong một số văn bản tại Liên Hiệp Quốc, ở đây Ả Rập, Tàu được dùng thiên về tính chất chánh trị, theo "bản đồ" quyền lực.

Kỳ thực, xét chặt chẽ về mặt ngôn ngữ học, tiếng Tàu, tiếng Nga, tiếng Ả Rập đều không hội đủ cùng lúc cả 4 điều kiện a, b, c, d (nêu trên) nên không phải là liên ngữ (interlingual) toàn cầu.

5/ Thời đại internet, quí bạn có biết, các websites viết bằng tiếng Anh chiếm đến 54%, trong khi websites được viết bằng tiếng Tàu chỉ chiếm... 1,7%, vậy mà "toàn cầu" cái giống gì nổi.

Websites viết bằng tiếng Bồ chiếm 2,9%, còn nhiều hơn cả tiếng Tàu đó đa!

-------------------------------------------------------------------



Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 209