TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 166

TRANG THƠ NHẠC
VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 166

Hoàng Trường Sa phụ trách

Tên Con Là Hoàng Sa - Thơ Cát Vàng

CÂU ĐỐI

1) Câu đối ngày xuân của cụ Nguyễn Khuyến:

Xuất: Già trẻ gái trai đều khoái Tết
    Cỏ cây hoa lá cũng mừng Xuân (Nguyễn Khuyến)

2) Câu đối của nhà thơ Cao Bá Quát:

Xuất: Nhà trống ba gian, một thầy, một cô, một chó cái;
    Học trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi. (Cao Bá Quát)

3) Vế xuất trích từ 2 câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn:

Xuất: Hồn tử sỹ gió ù ù thổi
    Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi (Đặng Trần Côn)

4) Vế xuất nói lái của Hai Nu:

Xuất: Đừng mơ tưởng tưởng - Đường mơ tửng tửng. (Hai Nu)

5) Vế xuất trích từ 2 câu trong bài thơ "Đổi Thi" của cụ Tú Xương:

Xuất: Dẫu không bia đá còn bia miệng
    Quẳng bút lông đi, giắt bút chì!  (Trần Tế Xương)

- Đối 1: Dù chẳng tú tài vẫn Tú Xương,
    Giữ bảng tên suông, rời Bảng Nhãn! (.2N)

- Đối 2: Chưa hề dụ đạo chỉ dụ đời,
    Sực cơm sườn nướng, chê cơm nguội. (Hai Nu)

- Đối 3: Dù chả thành công cũng thành nhân,
    Bỏ súng sen hồng, ôm súng thép. (Hai Nu)

- Đối 4: Nhằm mưu đồng hóa lẫn đồng mệnh
    Học tiếng Tàu nô, bỏ tiếng Anh (*) (Việt Nhân)

(*) Đồng mệnh = Chính sách '"cộng đồng chung vận mệnh" của Bình hí .

Nguồn: Đổi Thi

5) "Câu đối dâng đền Đức Hùng Vương ở Phú Thọ" của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu:

Xuất: Có tôn có tổ, có tổ có tôn; tôn tổ, tổ tôn, tôn tổ cũ;
    Còn nước còn non, còn non còn nước; nước non, non nước, nước non nhà. (Tản Đà)

- Đối 1: Chui hán. chui bình, chui bình chui hán.; hán. bình, bình hán., hán. bình-đa;
    Liếm kinh liếm bắc, liếm bắc liếm kinh, kinh bắc, bắc kinh, kinh bắc-cụ. (*) (Hai Nu)

- Đối 2: Thờ Tàu thờ hồ, thờ hồ thờ Tàu; Tàu hồ, hồ Tàu, Tàu hồ lừa;
    Chửi Mỹ chửi "ngụy", chửi ngụy chửi Mỹ; Mỹ ngụy, ngụy Mỹ, Mỹ ngụy nhất! (Việt Nhân)

(*) Hán. = háng

6) Vế xuất đề ảnh vợ Bình hí gặp vợ Trọng lú của Hai Nu:

Xuất: Bành Hán phu nhân - Khép Hán nô tỳ. (*) (Hai Nu)

- Đối 1: Giang Hồ vô thanh ** - Mao Hồ tắt tiếng! (.2N)
- Đối 2: Thỉnh Bình Mao đài - Lạy Bình Hồ hỡi. (.2N)
- Đối 3: Mao Tàu sói lang - Hồ Tàu cẩu tặc! (Việt Nhân)

(*) Bành Hán = Bành Lệ Viện vợ Bình hí
(**): Giang Thanh vợ của Mao Sếnh Sáng

7) Vế xuất về nói lái của Hai Nu:

Xuất: Tập Gấu Trọng Tre - Tập Ghé Trọng Trâu. (Hai Nu)

Đối: Gấu Trúc Vịt Nô - Gấu Nổ Vịt Tru. (Hai Nu)

8) Vế xuất về nói lái của Việt Nhân:

Xuất: Minh râu ngầm lai giống đỏ - Minh trọc chưng lông d.ái đen! (*) (Việt Nhân)

(*) Sư trọc - sư hổ mang Trúc Thái Minh - đem chưng lông d… đen, nói là "xá lị" ... tại Chùa Ba Vàng.

THƠ

Ải Nam Quan - Thơ Xuan Ngoc Nguyen


Đêm Khấn Nguyện - Thơ Yến Ngọc Hải Âu

Thì Vẫn - Thơ Trần Ngọc

Cũng Vẫn Niềm Đau - Thơ ThyLanThảo

Lời Chúc Gửi Em - Thơ ThyLanThảo

Phong Sương - Thơ Hai Nu - Tranh ViVi

Yêu Em - Thơ ThyLanThảo

Lời Nguyện Đêm Thánh Lễ - Thơ BP461 - Tranh ViVi

Thông Điệp Đêm Giáng Sinh - Thơ BP461 - Tranh ViVi

Bảo Tồn Việt Ngữ - Thơ Hoang Long Le (Trích từ Thi Tập Trầm Tư) 


Thờ Lông - Thơ Xuan Ngoc Nguyen

NHẠC

Ai Trở Về Xứ Việt 
Nhạc sĩ: Phan Văn Hưng - Ca sĩ: Ngọc Lan

Một Người Đi
Nhạc sĩ: Mai Châu - Ca sĩ: Hoàng Oanh

Màu Xanh Noel
Nhạc sĩ: Hoài Phương - Ca sĩ: Tâm Đoan

Mùa Đông Của Anh
Nhạc sĩ: Trần Thiện Thanh - Ca sĩ: Tâm Đoan

Mùa Sao Sáng
Nhạc sĩ: Nguyễn Văn Đông - Ca sĩ: Mai Thiên Vân

Hy Vọng Đã Vươn Lên (Nhạc sĩ: Nguyễn Đức Quang)

TIẾU LÂM


1) May áo cho quan

Một viên quan nọ muốn may một cái áo để tiếp khách. Người thợ may biết xưa nay viên quan này nổi tiếng là luồn cúi quan trên, hách dịch với người dưới, liền hỏi:
– Xin được hỏi quan lớn xem ngài may kiểu áo này để tiếp hạng người nào ạ?
Quan có vẻ không vừa ý, gắt:
– Mày hỏi thế là thế nào?
Người thợ may liền đáp:
– Thưa ngài, con hỏi thế để may cho vừa, áo mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải ngắn đi một tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt đằng sau phải ngắn đi một tấc ạ!

2) Xử kiện giỏi

Ở một huyện nọ, có viên quan phụ mẫu nổi tiếng xử kiện giỏi. Một hôm, quan xét xử kiện cáo của hai người. Người nọ biết mình đuối lý nên đã hối lộ quan một lạng bạc. Còn người kia tuy biết mình có lý, song nghĩ chưa chắc mình đã thắng nên đã hối lộ quan hai lạng bạc. Trước công đường quan phán xử:
– Xét ra, hai chúng mày đều phải cả. Nhưng cái phải của thằng này bằng hai cái phải của thằng kia. Vậy thằng này được thắng kiện.

3) Vịt hai chân

Có thầy đề ở huyện nọ, tính rất hay nịnh quan, hễ thấy cái gì hơi khác một tý là vơ lấy, tán luôn. Một hôm đang đứng hầu quan ở công đường nhìn ra sân thấy con vịt đứng ngủ gật co một chân lên thầy đề kiếm chuyện nói:
– Dạ bẩm quan lớn, con vịt…
Quan lớn hỏi to:
– Con vịt nào hả thầy?
Không ngờ quan nói to, con vịt choàng tỉnh buông chân xuống, thầy đề lúng túng không biết nói gì, đành đáp liều.
– Dạ bẩm… con vịt hai chân ạ!
Quan thấy thầy đề nói vớ vẩn, liền nói:
– Vịt chẳng hai chân thì mấy chân hả thầy!

Đổi Thi  - Thơ Tú Xương 

Chung Tình Mười Tám  - Biếm thơ Việt Phi Trung 


4) Thầy đề tán thơ quan

Có một viên quan nọ rất thích làm thơ Nôm, được thầy đề lại khéo tán tụng. Hễ khi làm được bài thơ nào, quan lại gọi thầy đề vào đọc cho nghe. Một hôm, thầy đề được quan cho gọi vào. Quan bảo:
– Tôi làm một bài thơ tứ tuyệt về cái chuồng chim mới sau nhà. Nhân tiện có thầy đây, tôi đọc, thầy nghe xem có được không nhé.
– Bẩm, xin được nghe quan đọc ạ!
Quan gật gù, lấy giọng ngâm nga:

- Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời.
Thầy đề tán:
– Rất hay! Tôi nghiệm trong câu này, về sau quan sẽ làm đến chức tứ trụ, chứ không phải vừa. Khẩu khí lộ rõ trong câu thơ.
Quan đọc tiếp:
– Đứa thì bay bổng, đứa bay khơi.
Thầy đề tán:
– Việc thăng quan tiến chức của ngài không thể nào tưởng tượng nổi.
Quan lại đọc: 
- Ngày sau nó đẻ ra con cháu.
Thầy đề tán:
– Quả là tuyệt! Sau này ngài có con đàn cháu đống. Bài thơ thật là có hậu ạ!
Quan lại đọc tiếp: 
- Nướng chả băm viên đánh chén chơi!
Thầy đề ngập ngừng một chút nồi khen:
– Hay lắm! Về sau ngài tha hồ phong lưu phú quý, hưởng cảnh an nhàn, tự do, tự tại. Được thầy đề khen hết lời, quan đắc chí, mũi nở to như cái thúng, rung đùi, sai người dọn rượu. Quan cùng thầy đề uống rượu để thưởng thức tài làm thơ của mình.

5) Lý sự với quan

Một ông quan huyện nọ, muốn giữ gìn trật tự trong địa bàn bèn cho ra yết thị: “Ai đi đêm phải cầm đèn”. Đêm hôm sau, quan đi tuần, va phải một người. Quan quát:
– Thằng này đi đâu? Có xem yết thị không hả?
Người nọ liền đáp:
– Dạ bẩm quan, con có xem ạ!
– Có xem, thế đi đêm sao không cầm đèn?
– Bẩm, đèn con đây ạ!
– Thế sao đèn không có nến?
– Dạ bẩm, trong yết thị chỉ thấy là cầm đèn, chứ không nói là trong đèn có nến ạ!
– Sao không thắp nến lên?
– Dạ bẩm, không thấy trong yết thị nói thắp nến ạ!

Quan thấy anh ta nói có lý, sáng hôm sau lại viết một tờ yết thị khác thật đầy đủ: “Ai đi đêm phải cầm đèn trong đèn phải có nến, nến phải thắp sáng”. Vậy mà hôm sau, quan đi tuần vào nửa đêm, lại va phải một người. Trên tay người ấy có đèn, nhưng nến thắp hết rồi quan giận lắm, quát:
– Đi đêm, sao thắp không thắp nến cho sáng lên hả?
– Dạ bẩm quan nến thắp hết rồi ạ mà trong yết thị không thấy nói: thắp hết cây này thắp đến cây khác ạ!
Quan ngẫm nghĩ nhủ thầm trong bụng: “Văn chương thật là khó! Một cái yết thị mà mình sửa đi sửa lại ba bốn lần mà vẫn không gãy gọn. Người ta xem mà vẫn hiểu lầm”.

Nguồn Truyện Cười Dân Gian

PHIM ẢNH

Vụ Án Buôn Vua Chấn Động VN 

Vô Đề

Biếm thơ Hai Nu 

Xóa Bỏ Cộng Nô  - Thơ Việt Phi Trung 

Quái Thai  - Thơ Việt Phi Trung 

Hình nhột Viet TUDO - Thơ Phóthườngdân

Hình nhột JMSS

Hoàng Trường Sa phụ trách



Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 180

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 179