RSF: Việt Nam bị xếp trong nhóm năm quốc gia rủi ro nhất trên thế giới đối với nhà báo

RSF: Việt Nam bị xếp trong
nhóm năm quốc gia rủi ro nhất trên thế giới đối với nhà báo
  

RFA

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) xếp Việt Nam đứng thứ tư trong nhóm năm quốc gia rủi ro nhiều nhất đối với các nhà báo trong năm nay, chỉ xếp sau Trung Quốc, Myanmar và Belarus.


Tổ chức đấu tranh cho tự do báo chí toàn cầu có trụ sở ở Paris (Pháp) công bố báo cáo tổng kết năm 2023 về các nhà báo bị giết và bị bắt giữ trên toàn thế giới. Mặc dù không có nhà báo nào bị sát hại ở Việt Nam tuy nhiên cho đến nay Chính phủ đang giam giữ 36 nhà báo.


Theo thống kê của RSF, số nhà báo bị cầm tù ở Việt Nam và ba quốc gia trên chiếm hơn nửa số nhà báo trên thế giới đang ở sau song sắt của trại giam (264/521).


Báo cáo hồi tháng 5 cũng của tổ chức này xếp Việt Nam đứng thứ 178 trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát về tự do báo chí, tụt bốn hạng so với năm 2022 (174/180).

Các nhà báo bị "bịt miệng"

Theo RSF, các nhà báo độc lập và blogger thường xuyên bị chính quyền nhắm đến do là nguồn thông tin tự do duy nhất ở một quốc gia mà báo chí viết theo lệnh của chính quyền độc đảng.


Blogger Nguyễn Lân Thắng của Đài Á Châu Tự Do (RFA) được tổ chức Phóng viên Không Biên giới nêu bật trong số các blogger bị cầm tù, ông bị kết án sáu năm tù với tội danh "tuyên truyền chống nhà nước" vào tháng 4 năm nay.


Bình luận về thống kê của RSF, một nhà hoạt động ở Hà Nội cho rằng tự do báo chí ở Việt Nam hiện nay là "rất tệ." Ông nói nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh: 

Tôi quan sát và nhận thấy đàáp gia tăng khiến nhiu nhà hođộng, nhà báo gia tăng t kim duyđể bđảm an toàn cho bản thân.


Đơn cử, so sánh phng ca dư lun v chuyến thăm va ri ca Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vi các chuyến thăm trong quá kh sẽ thấy. Hoàn toàn im lng.”


Cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Thị Tố Nga nói với RFA qua tin nhắn:

Truyền thông đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho sự nhận thức của người dân về các vấn đề chính trị-xã hội của đất nước, nhưng Đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam hầu như thao túng tất cả các phương tiện truyền thông trên cả nước.


Các nhà báo, phóng viên truyền thông, các nhà hoạt động chính trị không phải là nhà báo, góp phần truyền thông bằng nhiều cách khác nhau để có thể lên tiếng phản biện đều bị gây khó khăn như bị đóng các trang mạng xã hội, bị an ninh mời làm việc bắt buộc phải ngừng viết bài và nặng nề nhất là bị bắt vào tù.”

Sự đàn áp vượt ra ngoài biên giới

Dẫn lại vụ việc blogger Đường Văn Thái bị mất tích ở Thái Lan vào tháng 4 năm 2023, sau đó xuất hiện trong nhà tù Việt Nam và đang chờ xét xử với tội danh "tuyên truyền chống nhà nước," RSF cho rằng "sự đàn áp của đảng cầm quyền cũng vượt ra ngoài biên giới của nó."


Blogger Đường Văn Thái trước khi bị bắt giữ có hàng trăm video phát trên kênh Youtube cá nhân có nội dung về tham nhũng của quan chức và tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sau vụ việc xảy ra đối với ông Đường Văn Thái, nhiều Facebooker và Youtuber đang tị nạn ở xứ Chùa Vàng đã phải thận trọng hơn để tránh bị an ninh Việt Nam có hành động tương tự. Ông Trần Duy Chiến, một Youtuber đang ở Thái Lan chuyên đưa tin chính trị Việt Nam, nhận định:

Sau v vic chính quyn Vit Nam qua bắt cóc Đường Văn Thái thì những Facebooker và blogger ti Thái Lan viết bài gim hơn vì chúng tôi lo ngi v an ninh cho bản thân.”

Các tù nhân lương tâm bị từ chối tiếp cận chăm sóc y tế

Theo RSF, các nhà báo bị cầm tù tại Việt Nam, nơi gần như có hệ thống điều trị bị xuống cấp, bị từ chối tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế.


Báo cáo cũng nhắc đến hai nhà báo độc lập, Phạm Chí Dũng và Lê Trọng Hùng đã bắt đầu một cuộc tuyệt thực vào giữa năm 2023 để phản đối các điều kiện giam giữ.


Bên cạnh việc hàng chục nhà báo bị cầm tù, việc đàn áp tự do báo chí còn gây hại cho xã hội và nền kinh tế quốc gia. Nhà báo kiêm nhà văn Võ Thị Hảo nói với RFA về hậu quả của việc đàn áp báo chí:

Khi mà báo chí không có tự do đưa tin tin tự do ngôn lun thì tất cả những vụ án những vụ tham nhũng hay là những cái tiêu cực từ phía nhà nước hoặc là những công ty có quyền lực lớn về tiền cũng như mối quan hệ lợi ích nhóm hoặc là những cơ quan tổ chức đặc biệt là về ngành công an thì đều bị ém nhẹm.


Điều đó dẫn tới tại hại khủng khiếp. Mọi người có thể thấy qua những vụ sụđổ như là SCB hay Vạn Thịnh Phát hay nhiều vụ sụđổ khác. Người ta đã ăn cắp, đã cướp quyền lợi của người dân Việt Nam, dẫn tới nguy cơ sụđổ nền kinh tế.”


Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam để đề nghị bình luận về báo cáo của RSF tuy nhiên chưa lập tức nhận được câu trả lời. Cơ quan này chưa bao giờ trả lời email của RFA.


Trong năm 2020, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng báo cáo của RSF khi đó "dựa trên những thông tin sai sự thật, không có cơ sở và với dụng ý xấu," trong khi các tờ báo nhà nước kêu gọi "cảnh giác với những luận điệu của Phóng viên Không Biên giới."


RFA

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 209