Võ Nguyên Giáp: Tội Đồ Dân Tộc sau Hồ Chí Minh
Vào giai đoạn Hồ Chí Minh (HCM) thành lập “Chính Phủ Liên Hiệp” trong đó có những người thuộc thành phần phe quốc gia. Một thời gian sau, khi khám phá ra HCM chính là tên cộng sản sừng sỏ với bí danh Nguyễn Ái Quốc đang theo chỉ thị đàn anh bành trướng chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương thì những người quốc gia lật đật rời bỏ không hợp tác với HCM. Riêng một số người thì nhất quyết đi theo đường lối Hồ vạch ra, điển hình nhất là Võ Nguyên Giáp (VNG), Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẩn…
Trong bài trước “Hồ Chí Minh Bán Nước Lần Thứ Nhất,” người viết đã chứng minh tội của HCM. Bài này xin trình bày tội của VNG qua hành động tiếp tay với HCM để bán nước.
Our ears still rang with the charges that had been leveled at him in the streets of Hanoi for the past twenty-four hours (he was a traitor, a puppet, a hostage, a Communist who had sold his country into the hands of his French comrades.
Tai của chúng tôi vẫn còn vang dội những lời buộc tội càng lúc càng nhiều đối với HCM trên đường phố Hà Nội trong vòng hai mươi bốn giờ qua (ông ta là một kẻ phản quốc, một con bù nhìn, một con tin, một Người Cộng Sản mà người này đã bán quốc gia của ông ta vào tay những đồng chí cộng sản người Pháp.
Lacouture đã trung thực ghi lại hiện tượng người dân Hà Nội gọi HCM là tên bán nước, là kẻ phản bội tổ quốc, là người cộng sản đã bán quốc gia cho cộng sản Pháp. Điều này VNG biết không? Không những biết mà còn họp hành liên tục để đối phó với những ai chống lại.
Hiêp Ước Sơ Bộ HCM ký với đại diện Pháp Sainteny vào ngày 6/3/1946, trong đó có điều khoản công nhận chính phủ “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” của HCM và “thống nhất 3 kỳ” nghĩa là Hồ và Pháp cộng muốn nhuộm đỏ luôn cả 3 miền Bắc Trung Nam.
Về quân sự thì 15 ngàn quân Pháp chiếm đóng miền Bắc. Vào những ngày đầu tháng 7, 1946,( lúc này HCM đang ở Pháp dự Hội Nghị Fontainebleau) VNG đã mượn bàn tay Pháp cộng tàn sát những đảng phái quốc gia. Giáp âm mưu tạo ra vụ án, vu oan cho tổ chức Quốc Dân Đảng là giết người chôn quanh căn nhà số 9 phố Ôn Như Hầu đã là một cái cớ để quân Pháp và Việt Minh tấn công vào các khu chiến của Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Quốc Dân Đảng ở miền Bắc và miền Trung. Việt Minh cũng tấn công vào giáo phận Phát Diệm và bắt đi hàng ngàn giáo dân và giáo sĩ.(Ban Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam, Santa Clara, CA, trang 386)
Riêng thống đốc Đông Dương quan tâm nhiều hơn về điều khoản trong Hiệp Ước. Đó là việc “thống nhất 3 kỳ” vào tay cộng sản. Thống đốc Thierry d’Argenlieu chống đối. Đó cũng là lý do tại sao d’Argenlieu tách Nam Kỳ ra thành khu tự trị. Ngày 25/7/2013, cách nay hơn 2 tháng, một chuyến viếng thăm Hoa Kỳ cấp tốc của Chủ Tịch cộng sản Trương Tấn Sang, ông có “tặng” cho tổng thống Obama bản sao của lá thư HCM viết gửi tổng thống Truman đề ngày 28/2/1946, trong đó yêu cầu Truman giúp giải quyết việc d’Argenlieu tách Nam Kỳ ra khỏi ảnh hưởng của phe Pháp cộng.
Ngày 18 tháng 4, một buổi họp kéo dài đến 11 tháng 5,1946, xảy ra tại Đà Lạt do yêu cầu của d’Argenlieu.
Giáp was the main Vietnamese representative…Nothing of substance emerged from the Dalat Conference, Giap left for Hanoi convinced that war was inevitable. Ông Giáp là người đại diện chính thức…Thực chất không có điều gì rõ nét xảy ra từ Buổi Hội Nghị Đà Lạt, Giáp rời buổi họp để trở về Hà Nội và ông nhận thấy rằng chiến tranh không thể tránh khỏi. (Britain in Vietnam – Prelude to Disaster 1945 -1946, by Peter Neville, page 145, Military History and Policy)
Trong lúc HCM ở Pháp khoảng 4 tháng (từ 2/6 -18/9/1946, về Việt Nam bằng đường tàu 21/10/1946) thì VNG thay HCM trách nhiệm về nhiều vấn đề và mặt quân sự, còn cụ Huỳnh Thúc Kháng (người quốc gia) về mặt hành chánh.
As acting president for four months in the absence of Ho, Giap had every opportunity to demonstrate his ruthlessness in the service of the Party. The disappearance of Lu Han’s Chinese army in June removed the main obstacle to an attack on the Viet Minh’s political rivals. The included also the Dai Viets, a pro-Japanese group, the Trotskyites, Catholic militants and other Francophobic nationalists. Hundreds of people were executed. Politcal foes of the Viet Minh were tied together and thrown into rivers to drown. Sometimes victims reached the open sea before drowning, a process which Giap called “crab fishing” (Britain in Vietnam, page 147).
Làm vai trò chủ tịch nước trong 4 tháng khi Hồ vắng mặt, Giáp đã lợi dụng mọi cơ hội để thực hiện hành động tàn nhẫn của ông ta nhằm phục vụ Đảng. Sự vắng bóng của quân Tàu Lư Hán vào tháng 6 đã loại ra những trở ngại về việc tấn công những thành phần chống đối Việt Minh. Họ bao gồm nhóm Đại Việt, nhóm thân Nhật, nhóm Trotsky, nhóm Thiên Chúa Giáo võ trang, và những người quốc gia chống Pháp khác.
Hằng trăm người bị xử tử. Những thành phần chống đối Việt Minh bị trói lại và bị quăng xuống những con sông để họ chết chìm. Có khi những nạn nhân này cố gắng với tay lên trước khi bị chết chìm, một phương pháp mà Giáp gọi là “câu cua.”
Cuộc bầu cử quốc hội xảy ra tại nước Pháp vào ngày 2/6/1946 đã làm thay đổi mọi chương trình của phe Pháp cộng và HCM. Như VNG biết chắc vào tháng 4, 1946 rằng “chiến tranh không thể tránh khỏi” thì ngay tháng 9, 1946, trước khi về lại Việt Nam, HCM mang một thông điệp từ tướng Pháp Salan rằng “chúng ta sẽ đánh nhau.”
Phe Phong Trào Quần Chúng Cộng Hòa (Mouvement Republicain Populaire- MRP) đã nắm quyền quốc hội. Dù vậy, HCM vẫn yêu cầu thủ tướng Bidault của phe Cộng Hòa bắt tay với Hồ trở về Việt Nam cùng hưởng lợi, nhưng phe Bidault đã cương quyết làm ra chiến tranh nếu cộng sản còn âm mưu bành trướng chủ nghĩa tại Đông Dương, đồng thời dẹp bớt làn sóng cộng sản đang lên tại nước Pháp. (kết quả bầu cử MRP chỉ hơn Đảng Cộng Sản 15 ghế)
Cuộc chiến xảy ra chính thức vào 19/12/1946 là cuộc chíên tranh ý thức hệ mà nhiều người vì lầm tưởng là Pháp trở lại thực dân, bởi vì nghe theo lời kêu gọi thống thiết của HCM rằng “Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới…Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước..”
Ngày 7 tháng 5, 1954, chỉ trong vòng 24 tiếng trước khi có cuộc họp tại Geneva bàn về cuộc chiến Đông Dương giữa Pháp và Việt Minh thì xảy ra trận tấn công của Việt Minh tại Điện Biên Phủ. Trước đó có những cuộc họp xảy ra giữa các cường quốc trong phe đồng minh bàn về chiến tranh Triều Tiên và Đông Dương.
http://www2.hawaii.edu/~sea... )
Vào ngày 18 tháng 2, 1954, chính phủ HCM đồng ý bàn về hòa bình để giải quyết tình trạng Đông Dương. Sau khi hội ý với những chính phủ nước ngoài, Paris quyết định làm những buổi họp tại Geneva như là một phần của một hội nghị thế giới sẽ được diễn ra để bàn về Triều Tiên ngưng chiến. Ngay khi kết cuộc nói về Triều Tiên, phần nói về Đông Dương bắt đầu. Chính phủ miền Bắc chấp nhận sự sắp xếp đó. Ngày được dự trù cho sự thương lượng đó là ngày 8 tháng 5, 1954.
Tại Geneve, ngoại trưởng Hoa Kỳ, John Dulles có ngồi vào buổi họp khi bàn về Triều Tiên, nhưng sau đó là về vấn đề Đông Dương thì ông Dulles bỏ ra khỏi buổi họp. Báo chí chạy theo và có buổi họp báo ngắn ngủi ngoài trời. Dulles tức giận lên án hành động lừa gạt của phe cộng sản. Lợi dụng bàn về ngưng chiến (quân sự) để nhờ Trung Cộng giúp ồ ạt tấn công để làm thế thượng phong khi vào bàn hội nghị.
Qua sự việc trên, người ta thấy phe Pháp vì tin tưởng vào sự hứa hẹn của HCM chấp nhận vào bàn hội nghị nên không chuẩn bị cho những trận tấn công ồ ạt biển người của Việt Minh tại Điện Biên Phủ. Cũng theo tài liệu trên, chỉ trong tháng 3, 1954, Trung Cộng cung cấp 4 ngàn tấn vật liệu (materials) và 2 ngàn tấn thực phẩm. Đa phần vật liệu gồm súng và các loại vũ khí. Trung Cộng còn chuyển qua miền Bắc những chuyên gia để huấn luyện cách sử dụng súng ống, những cố vấn, những toán chuyên về trọng pháo.
Quan trọng hơn nữa là HCM và VNG nhận sự hướng dẫn, kế hoạch từ Trung Cộng. Bộ đội Trung Cộng cũng được đưa sang để thực hiện những trận tấn công biển người.
Lừa mị không khác HCM, VNG đã biết rất rõ nguyên nhân của cuộc chiến – đó là chính vì HCM là một tên quốc tế cộng sản mà Pháp Cộng Hòa phải ra tay trừ bạo, rõ ràng nhất là sau buổi họp tại Đà Lạt VNG đã cho báo giới biết rằng “chiến tranh không thể tránh khỏi”. Trong cuốn “Những Năm Tháng Không Thể Nào Quên” ông đã viết , trang 17:
Nước Pháp công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một nước Tự Do, có Chính Phủ, có Nghị Viện, có Quân Đội, có Tài Chính riêng của mình… Còn bọn lính Pháp thì đã hiểu rõ Việt Nam không còn là thuộc địa của chúng, nên chúng không thể muốn làm gì thì làm…Quân đội Pháp đông hơn trước nhưng không còn kẻ thù nào dám phủ nhận chủ quyền của ta.
Nhận xét: Nước Pháp này và HCM đã ký Hiệp Ước Sơ Bộ. Cùng phe cộng sản thì công nhận là chuyện dễ hiểu thôi. Việt Nam không còn là thuộc địa thì cũng không sai, bởi vì sau thế chiến 2, mọi nước trên thế giới có thuộc địa đều phải theo chính sách trả thuộc địa mà tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt đề ra. Hơn nữa, Pháp thuộc hệ thống đệ tam quốc tế này cùng HCM thực hiện chuyện bành trướng chủ nghĩa cộng sản, chứ không phải vấn đề thực dân. Trên thực tế thì Pháp cũng đã trả thuộc đia cho các nước kể cả Lebanon và Syria vào 1946 trước khi đánh với Việt Minh. Quân đội Pháp đông hơn là đúng vì trong Hiệp Ước đã ghi bô đội Việt Minh chỉ có 10 ngàn thôi, trong khi Pháp thì 15 ngàn và có vai trò chỉ huy tối cao.
Rồi sau đó, một đoạn, trang 25, VNG ghi:
Chúng (Pháp) chủ trương cấu kết với đế quốc Mỹ và đế quốc Anh để bao vây Liên Xô.
Nhận xét: Đến đây thì VNG lại cay cú. Cay cú bởi vì Đảng Cộng Sản Pháp đã mất ghế trong quốc hội sau cuộc bầu cử ngày 2/6/1946. Đây là giai đoạn những quốc gia tự do bao vây cộng sản. Đúng là Pháp phải nhờ Mỹ và Anh trong việc đương đầu với làn sóng đỏ tại Đông Dương.
Điều đáng lưu ý ở đây là VNG cũng như HCM cố tình giấu 2 chữ “cộng sản”để mà tiếp tục lừa mị. Bởi vì nếu nói rõ ra hai khối Pháp thì người ta thấy ra ngay cái nguyên do Pháp nào gây chiến với phe Hồ. Ông Bùi Tín, một cựu đảng viên cộng sản, cũng đã nêu lên những gì mà trước đó hơn 10 năm ông chưa khám phá ra (tại San Jose ngày 23/6/2012): Ông ấy (HCM) theo đường lối quốc tế 3 để nhuộm đỏ Đông Dương. Nếu mà ông ấy không theo chủ nghĩa cộng sản thì phương Tây nó không cần cuộc chiến tranh để dẹp chủ nghĩa cộng sản.
Ngoài Sainteny là người hết lòng thuyết phục HCM không nên có chiến tranh với Pháp thì phải kể Tướng Jean-Julien Fonde. Fonde đã nói chuyện với tướng cộng sản Võ Nguyên Giáp và nhã nhặn cân nhắc rằng chiến tranh tàn khốc lắm, người chết, nhà cửa tiêu tan, bao nhiêu là đổ vỡ phải nên ngăn ngừa…Nhưng ông Fonde được ông Giáp đáp lại ngay bằng những lời mạnh bạo, không cần đắn đo suy nghĩ, rằng:
Ông nghe đây! Chính trị đứng trên kinh tế, sự tàn phá không quan trọng, một triệu người Việt Nam chết cũng không quan trọng, người Pháp cũng chết thôi. Chúng tôi đang sẵn sàng!….
Như vậy, có đủ để kết luận rằng cuộc chiến kéo dài từ 1946 tới 1975 là do ai gây ra. Nếu HCM là thủ phạm hạng nhất thì VNG phải là kẻ thứ hai mang tội lỗi mà có thể nói trời không dung đất không tha khi đất nước Việt Nam bị lọt vào tay Tàu cộng.
Nhà biên sử Peter Neville cho rằng VNG lợi dụng mọi dịp để trưng bày tính dã man của ông ta trong những vụ trói từng chùm người rồi thả xuống sông cho chết chìm, và bản chất hiểm ác này của Giáp cũng được một đồng chí của ông ta phơi bày.
Tại Saigon, năm 1995, Nguyễn Văn Trấn, một người cộng sản miền Nam có những chức vụ quan trọng tại miền Bắc thời HCM, đã diễn tả sự thấm thía qua cuốn “Viết Cho Mẹ và Quốc Hội.”, trang 234:
…trong khói hương nghi ngút làm bộ cúng bái sự thống nhất đất nước, những pháp lệnh dở ẹt từ 1955 ở miền Bắc bây giờ đem ra xài ở miền Nam đã đem lại kết quả thực sự là phá hoại đại bộ phận kinh tế của miền Nam…trí thức của miền Nam ra đi như nước chảy từ lu bể thình lình.
Chánh sách nông nghiệp và sự kiểm soát kinh tế của Hà Nội làm cho nông nghiệp miền Nam khó phát triển.
Tai hại ghê gớm nhứt là chánh sách quân bình kinh tế. Tôi đã “bắt” được Võ Nguyên Giáp tự bộc lộ: trong xây dựng kinh tế không nên để miền Nam lên mạnh, miền Bắc, miền Trung tụt lại sau. Chánh sách ấy muốn tháo gỡ bệnh viện Chợ Rẫy đem về miền Bắc, chuyển “của” (chớ chưa phải là sự giàu sang) miền Nam sang cho miền Bắc. Chánh sách này đã dùng nhiều biện pháp làm rối loạn nền kinh tế và khiến cho nó trì trệ và làm được việc mà đàng ngoài mong ước, miền Nam nghèo để đuổi kịp miền Bắc.
Bây giờ miền Nam nghèo sắp đuổi kịp miền Bắc thì ông Giáp ra đi, coi như sứ mạng đã hoàn thành, để lại các ông của miền Nam như Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng lăng xăng thay bộ mặt Đảng ra nước ngoài để chứng minh sự xuống dốc tột độ mà “anh hùng Võ Nguyên Giáp” đã chủ trương.
Những tạo dựng như huyền thoại đã bị thế giới vạch trần, dù rằng hằng tỷ đô la được thế giới cộng sản nhiều năm dùng vào tuyên truyền đánh bóng lãnh tụ, xuyên tạc lịch sử. Cái chủ trương “Ngu Dân” của tập đoàn cộng sản có kết quả phần náo đó. Có những người luôn từng chứng tỏ mình chống tham nhũng, chống bất công, chống độc tài lại trịnh trọng thắp hương tỏ lòng kính trọng một kẻ vừa qua đời ở tuổi 102, kẻ từng sát cánh HCM giết người mà sử gia Neville phải dùng chữ tàn nhẫn (ruthlessness) để nói về con người đó – Võ Nguyên Giáp.
Sources: Britain in Vietnam, Prelude to Disaster, 1945-1946, Peter Neville, 2007; Ho Chi Minh, A Political Biography, Jean Lacouture, 1967; Viết Cho Mẹ và Quốc Hội, Nguyễn Văn Trấn, 1995; Vietnam Magazine, Issue Aug 2006; New Perspectives on Dien Bien Phu, Pierre Asselin; Những Năm Tháng Không Thể Nào Quên, Võ Nguyên Giáp; Ban Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam, Santa Clara.
Nhận xét
Đăng nhận xét