Những Điều Trông Thấy: Đại Hội đảng Dân Chủ; Chiến lược “hạt nhân” của Biden; Quan hệ Trung Cộng – Việt Cộng dưới thời Tô Lâm

Những Điều Trông Thấy: Đại Hội đảng Dân Chủ; Chiến lược “hạt nhân” của Biden;  Quan hệ Trung Cộng – Việt Cộng dưới thời Tô Lâm


Nguyễn Thị Bé Bảy & Anh Huy
Anh Huy Hỏi :
1. Đại Hội đảng Dân Chủ
Trong đại hội đảng Dân Chủ, Cựu Tổng Thống Barack Obama và vợ Michelle Obama đã có mặt để phối hợp vào tối ngày 20/8, kêu gọi người dân Mỹ ủng hộ bà Kamala Harris trong nỗ lực tranh cử tổng thống vào phút chót của bà trước ứng cử viên đảng Cộng Hòa Donald Trump.
Là Tổng Thống da đen đầu tiên của Hoa Kỳ, ông Obama đã dành nguồn lực chính trị đáng kể của mình cho bà Harris để bà sẽ trở thành lại một người Mỹ da màu phụ nữ làm tổng thống. Hai vợ chồng Obama tha hồ lên án ông Trump, bà Michelle Obama nói ông Trump phân biệt chủng tộc. còn bà Cựu Ngoại Trưởng Hilary Cliton thì do thất bại trong cuộc bầu cử năm 2016, do đó Hillary lồng ghép câu chuyện của mình và bà Harris vào lịch sử phong trào đấu tranh vì quyền phụ nữ. Trong khi báo chí nói ông Trump hay chỉ trích đối thủ, thay vì nói chính sách của mình, nhưng không báo nào phê phán cả nguyên đảng Dân Chủ tha hồ bới móc ông Trump. Thế là thế nào, thưa cô?!
Nguyễn Thị Bé Bảy Đáp:
Trước khi trả lời Anh Huy, xin thông báo một diễn biến nóng bỏng trong cuộc tranh cử, là liên danh ứng cử viên Độc Lập Robert Kennedy Jr. và Nicole Shanahan đã hủy chiến dịch tranh cử của họ để ủng hộ Cựu TT Trump, và ông Kennedy sẽ phát biểu trong cuộc vận động hôm nay, Thứ Sáu 23/8 cùng với ông Trump tại Glendale, Arizona.
Trở lại Đại Hội Đảng Dân Chủ diễn ra trong 4 ngày và đã bế mạc vào tối hôm qua Thứ Năm 22/8. Trong đại hội, chuyện bới móc, chửi rủa ông Trump hầu như là chủ đề chính, cho dù đại hội có 4 chủ đề cho 4 ngày.
1- Ngày thứ nhất: chủ đề là For the People and Hope: Vì Dân và Hy Vọng
Bài phát biểu đáng chú ý nhất là của bà Hillary Clinton, diễn giả chính, keynote speaker, hầu hết là chỉ trích ông Trump, trong đó kết án ông là một tội phạm, và cả hội trường la ó: bỏ tù ông ta, lock him up. Tổng kết những lời phát biểu của tất cả các diễn giả trong chủ đề Vì Dân và Hy Vọng, do chiến dịch tranh cử của Trump ghi nhận, thì có 147 lần nhắc tên ông Trump, trong khi các vấn đề quan trọng đối với cử tri hiện nay như biên giới, họ chỉ nhắc có 8 lần, tội ác 6 lần và lạm phát 3 lần!
2- Ngày thứ hai: chủ đế là A Bold Vision for America’s Future: Tầm Nhìn Táo Bạo cho Tương Lai của nước Mỹ. Keynote Speaker diễn giả chính là Cựu Tổng Thống Barrack Obama. Sau khi ca ngợi và an ủi TT Joe Biden với lời lẽ như sau: Tôi hãnh diện gọi ông là Tổng Thống Của Tôi, nhưng hãnh diện hơn nữa khi được gọi ông là Người Bạn Của Tôi. Và bây giờ, ngọn đuốc đã được chuyển giao!
Hóa ra, “Tương Lai của Nước Mỹ” với “tầm nhìn táo bạo” chính là ngọn đuốc của Joe Biden chuyển giao cho Kamala Harris! Ngọn đuốc này ra sao thì chúng ta đã chứng kiến hơn 3 năm qua. Có lẽ vì nó chưa đốt cháy hết những giá trị cơ bản của nền Cộng Hòa Hiệp Chủng Quốc, nên Joe Biden phải chuyển cho bà Harris để bà này tiếp tục đốt cho nước Mỹ cháy rụi luôn! Nó theo đúng với lộ trình “Chuyển Đổi Nước Mỹ Đến Tận Gốc” mà Obama đã vạch ra và thực hiện từ khi ông ta vào được Tòa Bạch Ốc!
3- Chủ đề ngày thứ ba: A Fight for our Freedom, Chiến Đấu cho Tự Do của chúng ta.
Thông thường, chúng ta chiến đấu cho những gì chúng ta không có hoặc đã có nhưng bị tước đoạt. Với chủ đề này, đảng Dân Chủ công khai thú nhận là chúng ta không còn Tự Do dưới nhiệm kỳ của chính quyền Biden & Harris!
Ông Robert Kennedy Jr., ứng cử viên TT từ đảng Dân Chủ đã rời bỏ đảng này để trở thành một ứng cử viên Độc Lập, qua kinh nghiệm bản thân đã có nhận xét về đảng Dân Chủ như sau:
- Đảng Dân Chủ của Robert F. Kennedy và John F.Kennedy là đảng của các quyền tự do dân sự và quyền tự do ngôn luận. Đảng Dân Chủ của Phó Tổng Thống Harris là đảng của kiểm duyệt, phong tỏa và cưỡng ép y tế.
- Đảng Dân Chủ của Kennedy chống chiến tranh. Đảng Dân Chủ của Kamala đầy rẫy những kẻ hiếu chiến Tân Cấp Tiến.
- Đảng Dân Chủ của Kennedy là đồng minh của Cảnh Sát, Lính Cứu Hỏa, Người Lao Động và Main Street. Đảng Dân Chủ của Phó Tổng Thống Harris là Đảng của Công Nghệ Lớn, Dược Phẩm Lớn và Wall Street.
- Đảng Dân Chủ của Cha và Bác tôi là đảng đấu tranh cho quyền bỏ phiếu và bầu cử công bằng. Đảng Dân Chủ của Kamala Harris là đảng của chiến tranh pháp lý, xử dụng pháp lý để tước quyền ứng cử, và các ứng cử viên của đảng được đăng quang bởi các nhà tài trợ doanh nghiệp và giới tinh hoa của đảng.
- Cha và Bác tôi tự hào về kỹ năng tranh luận và khả năng nhìn xa cho đất nước chúng ta. Phó Tổng Thống Harris sợ tranh luận và không thể sống sót sau một cuộc phỏng vấn không có kịch bản. Thay vì phác thảo viễn kiến, bà ta dựa vào chiến thuật của học sinh bậc Trung Học Đệ Nhầt Cấp với hí họa, tiêu đề giả mạo, khẩu hiệu trẻ con (Vui Quá! Joy) và gọi tên Đảng Cộng Hòa là “kỳ cục”.
- Tôi đã dành nhiều năm đấu tranh chống nạn tham nhũng và dối trá của chính phủ. Phó Tổng Thống Harris đã lừa dối người Mỹ về sức khỏe của Tổng Tư Lệnh Joe Biden trong những năm qua.
4- Chủ đề trong ngày bế mạc của đại hội là For our Future: Cho Tương Lai của chúng ta.
Là thời điểm bà Harris đọc bài diễn văn chấp nhận đề cử trở thành ứng cử viên TT chính thức của đảng Dân Chủ.
Trái với sự mong đợi của cử tri là sẽ được nghe những kế sách “cho tương lai của chùng ta” như chủ đề đã nói, bài diễn văn của ứng cử viên TT Kamala Harris chỉ kể lể vể tiểu sử của bà ta, sau đó là những lởi chỉ trích, công kích ông Trump mà không thấy có một kế hoạch, chương trình gì rõ ràng và phù hợp với chủ đề đã vạch ra “Cho Tương Lai của chúng ta!”
Và sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nói đến sự ca tụng một cách thái quá của truyền thông cánh tả đối với bà Kamala Harris, như ca tụng màu y phục của bà Harris (màu “tan”) chứng tỏ bà là người yêu nước! Có thể nói, sự ca tụng này cũng trở thành một chủ đề tranh cử mà họ ưu ái tặng cho bà Harris, đó là FEEL JOY! là CẢM THẤY 1 NIỀM VUI, nói nôm na là QUÁ ĐÃ! là VUI QUÁ!
Kể từ khi ông Joe Biden tuyên bố rút lui và “trao bó đưốc” cho bà Kamala Harris, thì truyền thông cánh tả hầu như luôn nhắc đến chữ JOY và FEEL JOY! VUI QUÁ! QUÁ ĐÃ!
Đăc biệt trong tối thứ ba của đại hội, có sự xuất hiện của Oprah Winfrey, một nhà truyền thông phụ nữ da đen rất nổi tiếng về talk show. Trong 1 cuộc phỏng vấn ông Trump vào năm 1988, bà Winfrey đã hỏi rằng, ông Trump có dự tính ra ứng cử TT hay không, và ông Trump trả lời, ông sẽ ứng cử khi nước Mỹ cần đến ông, và bà Wifrey đã ước ao sẽ được đứng chung liên danh với ông Trump, để tạo thành “TEAM A”!
Trở lại trong lời phát biểu tại đại hội, Oprah Winfrey cũng tiếp tay với truyền thông cánh tả, nói về JOY! Bà nói rằng: khi ngôi nhà bị cháy, chúng ta không thắc mắc về chúng tộc hay tôn giáo của chủ nhân. Chúng ta cũng không hỏi ai là đối tượng chính trị của họ và cách thức họ bỏ phiếu. Chúng ta chỉ cố gắng làm những gì tốt nhất để cứu họ. Sau cùng, bà kêu gọi đại hội hãy bầu cho Harris, là sự lựa chọn của Danh Dự và Niềm Vui, Honor and Joy!
Nhưng, thưa quý vị!
Cuối cùng, Joy chỉ là cảm giác, là feel, trong khi thực tế tại Hoa Kỳ hiện nay thì quá phũ phàng!
Hỏi :
2. Chiến lược “hạt nhân” của Biden.
Theo The New York Times ngày 20.8 dẫn nguồn thạo tin, mặc dù Tổng Thống Joe Biden phê duyệt kế hoạch chiến lược hạt nhân với tên gọi 'Hướng dẫn triển khai nguyên tử' từ tháng 3, nhưng Bạch Ôc chưa từng công bố điều này trên truyền thông.
Theo tờ báo này tiết lộ kế hoạch tuyệt mật này lần đầu tiên tái định hướng chiến lược răn đe của Washington đối với việc mở rộng kho vũ khí hạt nhân của Trung Cộng. Việc thông báo cho Quốc Hội Mỹ về việc sửa đổi này dự kiến sẽ được gửi trước khi ông Biden rời nhiệm sở.
Bác bỏ thông tin trên, ngày 20.8 Bạch Ốc cho biết kế hoạch chiến lược hạt nhân được Tổng Thống Joe Biden phê duyệt trong năm nay không nhằm phản ứng trước một quốc gia hay mối đe dọa nào. Cô nhận xét như thế nào sự việc này?
Đáp:
Sau nhiều năm nỗ lực cắt giảm vũ khí hạt nhân, chính quyền Mỹ ra tín hiệu sẵn sàng mở rộng kho vũ khí nhằm đối phó với chiến lược hạt nhân của Trung Cộng và Nga. Hồi tháng 2, Hoa Kỳ cảnh báo đồng minh rằng Nga có thể đang lên kế hoạch đưa vũ khí hạt nhân vào không gian.
Giám Đốc phụ trách cơ quan kiểm soát và không phổ biến vũ khí hạt nhân của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ Pranay Vaddi nói rằng, ” nếu không có sự thay đổi” trong chiến lược mở rộng vũ khí hạt nhân của Trung Cộng và Nga, thì Hoa Kỳ cũng sẽ mở rộng kho vũ khí của mình.
Hiện nay, Trung Cộng và Nga đang liên kết chặt chẽ về mặt chính trị, kinh tế và quân sự. Hồi tháng 7, phi cơ ném bom tầm xa của Trung Cộng và Nga lần đầu cùng nhau tuần tra gần Alaska, tổ chức một số cuộc tập trận bắn đạn thật.
Và vào đầu tháng 8, Tổng Thống Joe Biden ” ban hành hướng dẫn khai triển cập nhật vũ khí hạt nhân để đối phó với những đối thủ có vũ khí hạt nhân, trong đó có ” sự gia tăng đáng kể về quy mô và đa dạng” về vũ khí hạt nhân của Trung Cộng.”
Cũng cẩn nhắc lại, vào tháng 8 năm 2019, TT Trump đã rút khỏi Hiệp Ước INF (Intermediate -Range Nuclear Forces Treaty) là hiệp ước về vũ khí nguyên tử song phương giữa Hoa Kỳ và Nga, do TT Reagan và lãnh tụ Nga Gobachev ký kết vào năm 1987 để giới hạn vũ khí nguyên tử. Lý do rút lui là TT Trump đã nhìn thấy tình trạng về vũ khí nguyên tử trên thế giới đã thay đổi hoàn toàn, ngoài sự vi phạm hiệp ước từ phía Putin, Trung Cộng cũng đã có vũ khí nguyên từ từ lâu và không bị ràng buộc bởi bất cứ hiệp ước nào về giới hạn vũ khí nguyên tử, hơn nữa, Hoa Kỳ không thể tự trói tay mình vào một hiệp ước đã lỗi thời.
Một cuộc thi đua vũ trang nguyên tử sẽ không tránh khỏi, nhưng bài học về chiến tranh từ cổ chí kim cho thầy, nếu không có đủ sức mạnh thì sẽ bị xóa sổ, nhưng nếu Hoa Kỳ có đầy đủ vũ khí nguyên tử, cuộc chiến tranh nguyên tử sẽ không xảy ra. Joe Biden dù có nhu nhược và mê muội đến cỡ nào, cũng không thể bó tay để cho Trung Cộng và Nga lấn át trên phương diện vũ khí hạt nhân.
Trên thế giới hiện nay, có tất cả 14 quốc gia có đầu đạn nguyên tử, Nga chiếm hàng đầu với số lượng 5.589, Hoa Kỳ 5.224, Trung Cộng 410, Pháp 290, Anh 225, Pakistan 170, Ấn Độ 164, Do Thái 90, Bắc Hàn 30, Ý 35, Thổ Nhĩ Kỳ 20, Belgium 15, Đức 15 và Hòa Lan 15. Iran rồi cũng sẽ có.
Nhưng phía sau hậu trường, không ai biết Trung Cộng, Bắc Hàn và Iran đã có bao nhiêu đầu đạn nguyên tử ?
Hỏi :
3. Quan hệ Trung Cộng – Việt Cộng dưới thời Tô Lâm
Ông Tô Lâm Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, những điểm đáng lưu ý:
Ông Tô Lâm và ông Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm vào ngày 19/8 tại Đại Lễ Đường Nhân Dân ở thủ đô Bắc Kinh.
Trong cuộc hội đàm, ông Tập Cận Bình khẳng định Trung Cộng coi Việt Nam “là ưu tiên hàng đầu trong quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng”. Tương tự, ông Lâm khẳng định Việt Nam “luôn coi trọng và ưu tiên hàng đầu” quan hệ ngoại giao với Trung Cộng. Cái gọi là thăm viếng này có ý nghĩa nào cái gọi là “quan hệ” hai nước với tên Tô Lâm nguyên thủy là gốc công an thưa cô?
Đáp:
Theo bản tin của BBC
Chuyến thăm Trung Quốc được cho là để khẳng định mối quan hệ bền chặt giữa hai nước được coi là “anh em đồng chí cộng sản”.
Là láng giềng, Trung Cộng và Việt Nam có nền chính trị với nhiều điểm tương đồng, là đối tác kinh tế quan trọng của nhau, nhưng cũng có nhiều mâu thuẫn không thể hóa giải về chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là trên Biển Đông.
Ông Greg Poling, Giám Đốc chương trình Đông Nam Á tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế có trụ sở ở Washington DC, nhận định với BBC vào ngày 15/8:
“Việc các nhà lãnh đạo Việt Nam đến thăm Trung Quốc và duy trì mối quan hệ hòa hảo nhất có thể mà không phải hy sinh chủ quyền hoặc lợi ích quốc gia là thực tế Việt Nam ở gần kề một gã hàng xóm khổng lồ và hung hãn như Trung Cộng”.
“Điều đó không có nghĩa là ông Tô Lâm hay giới lãnh đạo Việt Nam ngả về phía Trung Quốc dưới bất kỳ hình thức nào. Ngược lại, họ tìm cách tăng cường và đa dạng hóa mối quan hệ với càng nhiều đối tác bên ngoài càng tốt để đảm bảo rằng Việt Nam có thể tránh sự phụ thuộc vào Trung Cộng, là điều sẽ hạn chế vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.”
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà quan sát từ Việt Nam bình luận với BBC News Tiếng Việt ngày 15/8, nói rằng trọng tâm chính của chuyến công du sẽ là “thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại, thảo luận sâu hơn về cách giải quyết các vấn đề trên Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế và thúc đẩy quan hệ giữa người dân hai nước”.
Tô Lâm là một nhà lãnh đạo thực dụng và ông ấy đã cam kết tiếp nối di sản của ông Trọng. Vì thế ông Tô Lâm sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại tương tự.
Việc Tô Lâm đến Trung Quốc đầu tiên, chỉ sau chưa đầy hai tuần ngồi lên vị trí Tổng Bí Thư, cho thấy Tô Lâm muốn gửi thông điệp là Việt Nam luôn đặt Trung Quốc ưu tiên trong liên hệ ngoại giao, với tư cách là người anh em cộng sản và quốc gia láng giềng, mà phía Trung Cộng gọi là quan hệ “vừa là anh em vừa là đồng chí”.
Về phía Trung Cộng vẫn coi Việt Nam là một đối tác quan trọng trong lãnh vực ngoại giao. Tuy nhiên, Trung Cộng có yêu sách hung hăng trên Biển Đông nên đây là vấn đề mà hai nước cần phải giải quyết dựa trên luật pháp quốc tế.
Trung Quốc đã tận dụng mọi biện pháp để củng cố quan hệ Việt-Trung sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời bằng việc Tập Cận Bình gởi lời chia buốn, và cử bốn Ủy Viên Thường Vụ Bộ Chính Trị, trong đó có Vương Hỗ Ninh, là nhân vật số 4, đến Việt Nam để viếng ông Trọng.
“Rõ ràng là Trung Quốc muốn tận dụng cơ hội khi mà sự thay đổi lãnh đạo ở Việt Nam có thể khiến Việt Nam quay trở lại quỹ đạo Trung Quốc, đặc biệt là hiện nay Việt Nam có thể có thêm lý do để thực hiện việc đu dây chiến lược và cải thiện quan hệ với Trung Quốc, trong bối cảnh ông Trump có thể quay lại làm tổng thống, tạo nên một viễn cảnh khó lường.”
Vì Việt Nam nằm sát bên cạnh một quốc gia có tham vọng trên cả lục địa lẫn đại dương như Trung Quốc, Việt Nam luôn phải giữ tâm thế cẩn trọng. Theo cách gọi của Giáo sư Carl Thayer, nhà phân tích chính trị Việt Nam tại Đại Học New South Wales (Úc), là “sự bạo ngược của địa lý” khi Việt Nam không thể tự chọn láng giềng cho mình.
Trong quan hệ song phương, các vấn đề có thể gây căng thẳng quan hệ hai nước có thể kể ra các sự kiện như Hải chiến Hoàng Sa (tháng 1/1974), Chiến tranh biên giới (tháng 2/1979) và Gạc Ma (tháng 3/1988).
Do đó, lâu nay Việt Nam luôn giữ chủ trương ngoại giao cây tre và duy trì chính sách quốc phòng “bốn không”: không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Nhưng Trung Cộng một mặt tìm cách tăng cường quan hệ kinh tế với Việt Nam và ve vãn các lãnh đạo của Việt Nam theo mối liên hệ giữa hai đảng, cùng lúc họ vẫn sử dụng biện pháp cưỡng bức và đe dọa vũ lực để thúc đẩy mục tiêu chiếm lấy chủ quyền trên Biển Đông.
----------

Nhận xét

Bài được quan tâm