Đọc Và Suy Ngẫm: Tại sao đi họ Nguyễn, khi về nhận họ Hồ?

Đọc Và Suy Ngẫm
Tại sao đi họ Nguyễn, khi về nhận họ Hồ?
Phương Nguyễn
Truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam hễ ai thành tài, thành công trên con đường sự nghiệp là người ta nhớ đến nơi mình sinh ra và mong được trở về quê cha đất tổ cúng bái, cảm tạ công ơn của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, và ghi tên tuổi vào sử sách, gia phả làm rạng danh dòng tộc.
Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) được loa đảng bảo là xuống tàu làm bồi tây để tìm đường cứu nước, vì lý do an ninh cá nhân và bảo vệ bí mật trong hoạt động cách mạng làm báo, viết văn phải lấy nhiều bí danh, bút danh khác nhau. Thế nhưng, đến khi “công thành danh toại” Nguyễn Tất Thành không lấy lại họ tên thật để làm rạng danh dòng tộc Nguyễn Sinh mà lại lấy họ Hồ tên Chí Minh, làm chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà năm 1945 cho đến chết vì bệnh suy tim ở Hà Nội năm 1969.
Hành động bất bình thường, trái luân thường đạo lý của dân tộc Việt Nam làm dấy lên nghi ngờ Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc. Sự nghi ngờ này bộc lộ trong suy nghĩ của ông Hoàng Văn Chí qua tác phẩm Từ Dân Đến Cộng Sản ngay từ khi Hồ Chí Minh xuất hiện ở Hà Nội vào thập niên 40s của thế kỷ trước.
Để đánh bạt nghi ngờ Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc. Ban tuyên giáo đảng cộng sản Việt Nam bịa ra chuyện bà Nguyễn Thị Thanh thăm gặp Hồ Chí Minh sờ vào lỗ tai bên trái có cái sẹo do đi câu cá bị nạn khi còn nhỏ và vạch áo xem nốt ruồi sau gáy, rồi nói đúng là thằng Coong.
Bịa đặt như thế vẫn chưa thuyết phục được người dân, vì trong câu chuyện bịa cho thấy bà Thanh cũng có ý nghi ngờ Hồ không phải là Quốc nên mới sờ vào cái sẹo bên tai trái và vạch áo xem nốt ruồi sau gáy Hồ Chí Minh để xác nhận Hồ Chí Minh là thằng Coong!
Dù bà cả Thanh xác nhận Hồ Chí Minh là thằng Coong trong câu chuyện bà Thanh gặp gỡ Hồ Chí Minh và câu chuyện bịa này chưa giải tỏa được thắc mắc tại sao khi đi là họ Nguyễn, khi về lại là họ Hồ của Hồ Chí Minh.
Trước thắc mắc mang tính nghi ngờ Hồ giả Quốc ngày càng lan rộng, đảng cộng sản Việt Nam liền bịa ra nguồn gốc họ Hồ của Hồ Chí Minh do Trần Quốc Vượng, là một trong bộ tứ giáo sư trụ cột ngành sử học, khảo cổ học hàng đầu của đảng cộng sản Việt Nam được mệnh danh là tứ trụ sử gia gồm: Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng.
Vượng lợi dụng tên tuổi sử gia của mình, bịa ra giai thoại họ Hồ của Hồ Chí Minh, mà Việt cộng gán ghép là Nguyễn Sinh Cung, con của cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc quê ở làng Kim liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An để đánh lừa người dân Việt Nam, tin Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc.
Giai thoại hư cấu trên cơ sở tin đồn của giáo sư sử học Trần Quốc Vượng có nội dung như sau:
“Người dân Kim Liên đồn rằng Nguyễn Sinh Sắc không phải là máu mủ của dòng họ Nguyễn Sinh làng này. Mà là con của một người khác. Đó là ông đồ nho, cử nhân Hồ Sĩ Tạo...
Nguyên nhà họ Hà có cô con gái tên là Hà Thị Hy, tài hoa, nhan sắc, đàn ngọt, hát hay, múa khéo, đặc biệt là múa đèn. Tức là lúc múa đội đèn trên đầu, để đèn trên hai cánh tay, vừa hát vừa múa mà dầu trong đĩa không sánh ra ngoài nên người làng thường gọi là cô Đèn.
Cô Đèn, Hà Thị Hy tài hoa nhan sắc đến ba mươi tuổi vẫn chưa lấy được chồng. Mà trong nhà thì lại luôn có bậc văn nhân, trong số đó có ông cử Hồ Sĩ Tạo. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén là lẽ thường theo tâm lý dân gian, huống chi là giữa văn nhân - tài tử - giai nhân. Trai tài gái sắc và cô Hà Thị Hy bỗng dưng không chồng mà chửa. Mà ông cử Tạo thì đã có vợ, có con rồi!
Lệ làng ngày trước phạt vạ rất nặng nề, sỉ nhục hạng gái chửa hoang, hạng gian phu dâm phụ. Để tránh nỗi nhục cho con gái mình và cho cả ông cử Tạo đang làm thầy đồ được hết sức kính trọng trong nhà mình, họ Hà phải bù đầu suy tính...
Lúc bấy giờ ở làng Sen cùng xã có ông Nguyễn Sinh Nhậm, dân cày, tuổi cao mà góa vợ. Bà vợ trước đã có một con trai là Nguyễn Sinh Thuyết, và người con trai này cũng đã có vợ.
Nhà họ Hà bèn cho gọi ông Nguyễn Sinh Nhậm đến điều đình, cho không cô Hy làm vợ kế ông này, như một người con gái xướng ca, quá lứa, lỡ thì, lấy ông già góa vợ, mong ém nhẹm việc cô gái đã to bụng.
Công việc rồi cũng xong. Cô Hy ôm bụng về nhà chồng, có cưới có cheo cẩn thận. Việc phạt vạ của làng không thể xảy ra. Nhưng cô gái tài hoa nhan sắc thì bao đêm khóc thầm vì bẽ bàng, hờn duyên tủi phận. Và ông lão nông dốt nát tuy được không cô gái đẹp nhưng cũng buồn vì đâu có đẹp đôi, lại cắn răng chịu đựng cái tiếng ăn "của thừa", "người ăn ốc (ông cử Tạo), kẻ đổ vỏ (cụ lão nông Nhậm)".
Chỉ ít tháng sau, bà vợ kế này đã sinh nở một mụn con trai, được ông đặt tên là Nguyễn Sinh Sắc, lấy họ ông mặc dù ông biết rõ hơn ai hết đó không phải là con ông, con nhà họ Nguyễn Sinh này. Nàng dâu ông càng tiếng bấc, tiếng chì hơn trước, vì ngoài việc bố chồng rước của tội, của nợ, lấy đĩ làm vợ…”
Thế là tuyên giáo của đảng cộng sản Việt Nam bám vào giai thoại hư cấu của Trần Quốc Vượng bịa ra, phát tán bằng rỉ tai, truyền miệng để trấn an cán bộ đảng viên thắc mắc chuyện bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước họ Nguyễn khi công thành danh toại thì nhận lấy họ Hồ.
Tuy nhiên chuyện Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) bỏ họ Nguyễn lấy lại họ Hồ của ông nội Hồ Sĩ Tạo, là thầy đồ kẻ đã có vợ con, thông dâm với bà nội Hà Thị Hy sinh ra Nguyễn Sinh sắc là cha của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành) là chuyện bịa khó tin, rất buồn cười.
Thời đó theo phép nước lẫn lệ làng thì hạng gái chửa hoang, hạng gian phu dâm phụ bị dư luận xã hội sỉ nhục và bị tội hình rất nặng. Như thế có lẽ nào Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành) lại nhận họ ông nội gian dâm để bà nội phải chửa hoang khiến xã hội lên án, sỉ nhục?
Với lại chuyện kể theo tin đồn của nhà sử học quốc doanh Trần Quốc Vượng không đủ cơ sở khoa học để kết luận bà nội Hà Thị Hy của Nguyễn Tất Thành có chửa hoang nên gia đình đem gán cho dân cày Nguyễn Sinh Nhậm để tránh mang nhục!
Thực chất giai thoại cử nhân Hồ Sĩ Tạo gian dâm với cô đèn Hà Thị Hy do Trần Quốc Vượng hư cấu, chỉ là chiêu trò tung hỏa mù nhằm giải tỏa áp lực Hồ Chí Minh là tên nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Tất Thành) dần bại lộ không còn giấu giếm được nữa.

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025