Người Mỹ coi TC là “kẻ thù số 1”
Cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho thấy 54% người Mỹ xem Trung cộng (TC) là quốc gia đặt ra thách thức lớn nhất đối với Hoa Kỳ (Nga đứng thứ hai với tỷ lệ 22%).
Đây là kết quả cuộc khảo sát của CSIS có trụ sở ở thủ đô Washington được công bố ngày 13/10 trong bản báo cáo có tựa đề “Định hình tương lai chính sách của Mỹ với Trung cộng “.
Cuộc khảo sát được thực hiện hồi tháng 08 với 1.000 người thuộc công chúng Mỹ và 440 chuyên viên về an ninh quốc gia và các lĩnh vực khác từ các doanh nghiệp, cộng đồng học thuật, nhân quyền và an ninh tại châu Á, châu Âu và Mỹ.
Khảo sát cho biết 84% tức khoảng 4/5 các chuyên viên về an ninh quốc gia và các lĩnh vực khác ở châu Á, châu Âu và Mỹ tin rằng hiện tại Mỹ có thể chiến thắng một cuộc chiến với TC ở Tây Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, khi được hỏi ai sẽ dẫn đầu trong một thập niên nữa thì chỉ còn 56% các chuyên viên về an ninh quốc gia và các lĩnh vực khác ở châu Á, châu Âu và Mỹ tin rằng Hoa Kỳ thắng thế trong mười năm nữa. Bởi TC đã và đang mở rộng nhanh chóng quy mô của lực lượng võ trang , mặc dù Mỹ vẫn vượt xa hầu hết ở nhiều lĩnh vực.
Khảo sát cũng cho biết người nhiều người châu Á tin vào sự chiến thắng của quân đội Hoa Kỳ trước TC nếu có bất kỳ cuộc xung đột nào hơn người châu Âu nhưng hầu hết đều nhìn nhận cho rằng ít có nguy cơ xảy ra xung đột võ trang .
Về chính sách kinh tế của Mỹ với TC, nhiều người khuyến nghị nên giao thương có chọn lọc với TC và không nên theo chiến lược “tách rời” kinh tế của chính quyền Trump.
Hơn 2/3 chuyên viên ở Hoa Kỳ, châu Á và châu Âu ủng hộ việc cấm Huawei và các công ty TC khác khỏi thị trường 5G, nhưng cũng có một số quan tâm việc tiếp tục buôn bán các linh kiện viễn thông với TC
Kết quả cuộc khảo sát cho thấy 71% các chuyên viên Mỹ và 42% công dân Mỹ tin rằng việc chính quyền Trump dựa vào các việc đưa ra các đe dọa, thuế quan và các công cụ khác để đáp trả các chính sách kinh tế của TC đ đã làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của Mỹ, mà không đem đến thay đổi tích cực ở TC.
Khi được hỏi cách tốt nhất để chống lại TC như một mối đe dọa an ninh quốc gia, 4/5 các chuyên viên Mỹ, 3/4 chuyên viên nước ngoài và 45% công chúng Mỹ cho biết, họ tin rằng hợp tác với các quốc gia cùng chí hướng là cách tiếp cận tốt nhất.
Điều này trái ngược với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump không tin tưởng vào chủ nghĩa đa phương và ưu tiên các chính sách “Nước Mỹ trên hết“.
Cũng theo khảo sát này, 61% các chuyên gia, các nhà lãnh đạo tư tưởng ở châu Á và châu Âu nói rằng Joe Biden sẽ có vị thế tốt hơn trong việc đối phó với TC.
Đặc biệt, cuộc khảo sát cũng cho thấy sự ủng hộ tương đối mạnh mẽ của công chúng Mỹ đối với việc bảo vệ các đối tác của Washington trong khu vực, gồm Đài Loan, trước mối đe dọa từ TC. TC xem Đài Loan là một phần lãnh thổ của họ và gần đây tăng cường các hoạt động quân sự gần hòn đảo này.
Bonnie Glaser, Giám đốc Dự án sức mạnh TC tại CSIS, cho biết “ngày càng có nhiều lo ngại tại Mỹ về TC và những thách thức từ TC”, trong khi sự ủng hộ của công chúng Mỹ dành cho Đài Loan ngày càng tăng.
Giới chức Hoa Kỳ đã từng nhiều lần tố cáo TC là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của siêu cường thế giới này.
Mới đây, nhân dịp công bố bản báo cáo của Bộ An ninh Nội địa, quyền Bộ trưởng Mỹ Chad Wolf có cuộc trả lời phỏng vấn kênh CBS News hôm 05/10/2020. Ông nhấn mạnh là đối với an ninh nội địa của người Mỹ, TC là « mối đe dọa chiến lược quan trọng nhất về dài hạn », « lối sống Mỹ thực sự bị TC đe dọa ».
Hiện tại, gián điệp mạng và tấn công tin học là các hiểm họa đáng lo nhất, cùng với nạn hàng y tế giả mạo. Riêng trong đợt dịch Covid-19, đã có hơn 1 triệu bộ xét nghiệm Covid do TC sản xuất bị cơ quan chức năng Hoa Kỳ cấm sử dụng, 75.000 khẩu trang giả bị tịch thu. Nhưng điều nghiêm trọng hơn, theo Bộ An ninh Nội địa Mỹ, là Bắc Kinh lợi dụng tình trạng khan hiếm hàng y tế để gây áp lực buộc chính phủ Mỹ phải đưa ra các chính sách có lợi cho TC.
Đô đốc Philip Davidson, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mỹ, hồi tháng 9 cáo buộc TC tìm cách làm suy yếu trật tự quốc tế và coi Bắc Kinh là “mối đe dọa chiến lược”.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng trong 09 vừa qua đã tuyên bố không phải Nga mà TC mới là thế lực nước ngoài gây ra mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ. Ông Pompeo cho biết ưu tiên lớn nhất của chính quyền Trump là giúp người Mỹ hiểu mối đe dọa TC gây ra đối với an ninh quốc gia và kinh tế Mỹ.
Ông Pompeo nhấn mạnh: “TC đang xây dựng quân đội của họ, xâm nhập vào Mỹ theo những cách mà Nga không làm trước đây. Sức mạnh kinh tế của họ đã được sử dụng thông qua các doanh nghiệp nhà nước và trợ cấp cho các công ty để phá hủy hàng chục nghìn việc làm trên khắp nước Mỹ, đó là hành vi không thể chấp nhận được.”
Ngoại trưởng Mỹ nói thêm: “Tổng thống Trump sẽ không cho phép điều này tiếp tục xảy ra… Chúng ta hiện đang hứng chịu hậu quả nặng nề từ virus Vũ Hán, thứ mà lẽ ra TC đã có cơ hội làm chậm lại, ngăn chặn nó hoặc cho thế giới biết điều gì đang diễn ra… Thay vì tiết lộ đầy đủ thông tin cho chúng ta, họ lại che đậy. Điều này khiến hàng nghìn người thiệt mạng cùng việc tổn thất hàng tỷ USD tại Mỹ và trên toàn thế giới. Tổng thống Trump vẫn đang nỗ lực đảm bảo chuyện này sẽ không bao giờ lặp lại tại Mỹ.”
Hồi tháng 07, Giám đốc FBI Christopher Wray gọi TC là mối đe dọa lớn nhất của Mỹ, cho rằng Bắc Kinh đang tìm cách vượt Mỹ để trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới bằng một chiến dịch “đánh cắp và gây ảnh hưởng”.
Tổng thống Trump, tại lễ tiếp đón Thủ tướng Australia Scott Morrison tại Nhà Trắng hôm 20/09/2019 từng cáo buộc TC là mối đe dọa với thế giới vì nước này đang phát triển lực lượng quân sự với tốc độ nhanh chóng.
Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley năm 2019 cũng cảnh cáo TC là mối đe dọa chính với Washington trong 50-100 năm nữa sau khi Bắc Kinh học được nhiều bài học từ các cuộc chiến của quân đội Mỹ.
Trong phiên điều trần tại Ủy ban quân vụ thượng viện Mỹ ngày 11/07/2019, Tham mưu trưởng lục quân Mỹ Mark Milley nhấn mạnh TC sẽ là mối đe dọa chính cho quân đội Mỹ trong khoảng 100 năm tới.
Lý do ông Milley đưa ra tuyên bố nêu trên là vì TC đã nghiên cứu và thu thập cách chiến đấu chống Mỹ hiệu quả qua việc quan sát các cuộc chiến mà Washington tham gia tại Trung Đông trong những năm qua.
Tướng Milley nói: “TC học hỏi từ chúng ta. Họ theo dõi chúng ta rất kỹ từ Chiến tranh vùng Vịnh lần một (1990-1991) đến Chiến tranh vùng Vịnh lần hai (Chiến tranh Iraq năm 2003). Họ quan sát năng lực của chúng ta và đã bắt chước theo bằng nhiều cách. Họ đã áp dụng nhiều học thuyết và cách tổ chức của chúng ta”,.
Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ JCS của Mỹ nhận định TC đang cải thiện năng lực quân đội rất nhanh từ các khu vực tác chiến truyền thống như trên bộ, trên không và trên biển cho đến các lĩnh vực như không gian vũ trụ, không gian mạng.
Khảo sát của CSIS không phải khảo sát duy nhất cho thấy, thế giới ngày càng mất dần thiện cảm với TC.
Trước đó, theo một cuộc khảo sát gần đây do Trung tâm Nghiên cứu Pew tại Hoa Kỳ thực hiện, quan điểm tiêu cực về TC đạt mức cao nhất trong hơn một thập kỷ qua tại 9 trên 14 quốc gia được khảo sát.
Trong số 9 nước này, Thụy Điển có tỷ lệ phần trăm quan điểm bất lợi cho TC cao nhất với tỷ lệ là 85%, tiếp theo là Úc (81%), Hàn Quốc (75%), Vương quốc Anh (74%), Hoa Kỳ (73%), Canada ( 73%), Hà Lan (73%), Đức (71%) và Tây Ban Nha (63%).
Pew đã thăm dò ý kiến của 14.276 người trưởng thành ở 14 quốc gia từ ngày 10/06 đến ngày 03/08 năm nay, và công bố phát hiện của mình vào ngày 06/10 vừa qua.
Trong số tất cả các quốc gia được khảo sát, Nhật Bản có tỷ lệ người được hỏi có quan điểm tiêu cực với TC cao nhất, ở mức 86%, mặc dù đó không phải là mức cao lịch sử đối với quốc gia châu Á này.
Trong khi đó, quan điểm tiêu cực đối với TC tại Úc đã có bước nhảy vọt lớn, tăng 24% so với một năm trước.
Cùng với đó, quan điểm tiêu cực về TC tại Hoa Kỳ tăng 13% so với năm ngoái. Và tỷ lệ này đã tăng 20% kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức vào năm 2017.
Pew cũng khảo sát quan điểm của người dân về cách TC đối phó với đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), do virus Corona Vũ Hán gây ra. Loại virus này có nguồn gốc từ thành phố Vũ Hán thuộc miền trung TC, đã lây nhiễm cho hơn 7,5 triệu người và gây ra cái chết cho hơn 211.900 người ở Hoa Kỳ.
Theo cuộc khảo sát của Pew, trung bình 61% số người được hỏi cho biết, TC đã làm rất tệ trong việc xử lý ổ dịch. Ba quốc gia có quan điểm chỉ trích mạnh mẽ nhất đối với phản ứng đại dịch của TC đều ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đó là: Nhật Bản và Hàn Quốc (đều ở mức 79%) và Úc (73%).
Trong khi đó, 64% số người được hỏi ở Hoa Kỳ cho biết, TC đã phản ứng tệ trong đại dịch, cao hơn 3% so với tỷ lệ ở Canada. Đan Mạch dẫn đầu các quốc gia châu Âu có đánh giá tiêu cực nhất về phản ứng đại dịch của TC với mức 72%.
*
Trung Kiên (Thoibao.de)
**
Nhận xét
Đăng nhận xét