Cờ Vàng

Cờ Vàng

Tôi là một người trẻ sinh ra sau năm 1975. Trước đây, tất cả những gì tôi biết về các cô chú, anh chị và các tổ chức hải ngoại (sau đây gọi là “Người Hải Ngoại”) là thông qua báo chí, ti vi chính thống: “tổ chức phản động”, “chống phá”, “lôi kéo”, “kích động”… Ngày đó, tôi không yêu, không ghét nhưng có lẽ bị nhồi sọ nhiều quá nên tôi đánh mất óc phán đoán khách quan. Dù chưa gặp những Người Hải Ngoại bao giờ nhưng tôi không có cảm tình khi nghe tin họ trên truyền thông của chính quyền.

Vào năm 2012, khi đang là sinh viên năm nhất, sự kiện nhà trường tịch thu áo thể dục nền vàng 3 sọc đỏ rồi sửa thành một vạch đỏ nền vàng đã khiến tôi phải đặt câu hỏi: Tại sao một chiếc áo thể dục nền vàng 3 sọc đỏ đẹp như vậy lại khẩn cấp tịch thu và sửa thành một cái áo xấu xí, thiếu thẩm mỹ. Điều khiến tôi càng tò mò là Nhà trường không một lời giải thích. Lúc đó, tôi lên mạng search 5 chữ “Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ”. Tôi giật mình khi nhận ra, chiếc áo thể dục tôi đang mặc giống hình Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Tôi càng xúc động hơn khi nhìn thấy những cụm từ “Việt Nam Cộng Hòa”, “Ý nghĩa của Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của Việt Nam”, “Lịch sử Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của Việt Nam.” Tôi rung động, bối rối và xung đột cứ tuôn trào từ trí óc nhỏ bé ấy: Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của Việt Nam ư? Tại sao tôi là người Việt Nam nhưng lại không biết về Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ? Tại sao Nhà trường lại phải hủy bỏ biểu tượng nền vàng 3 sọc đỏ trên áo thể dục của chúng tôi? Tại sao? Và tại sao? Sự tò mò thôi thúc tôi phải tìm ra sự thật. Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ từng là quốc kỳ của Việt Nam. Tại sao sự thật lại bị che đậy và phá hủy như vậy.

Vào khoảng cuối năm 2015, Luật sư Nguyễn Văn Đài nhắn tin tôi mời đi café. Ngày đó nhìn thấy avatar “Hội Anh Em Dân Chủ”, tôi hơi sợ. Anh bạn lại kích thêm cho vài câu: “Tổ chức phản động đó em, tránh xa nhé”.

Vào ngày 31/03/2016, sự việc tôi và hơn 60 sinh viên Luật gửi Thư yêu cầu Ông Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội chấm dứt ngăn cản người dân tham dự các phiên tòa công khai đã thay đổi suy nghĩ của tôi. Tòa án, Công an, Nhà trường, giáo viên, gia đình và bạn bè… Thời điểm đó, tôi cảm giác như cả thế giới quay lưng lại với tôi. Tôi chỉ muốn góp ý cho ông Chánh án Tòa án thôi. Tại sao người ta lại phản ứng dữ dội như vậy. Hàng loạt các bài viết về tôi. Hàng loạt số điện thoại réo lên. Tôi chỉ nhấc máy vài cuộc gọi. Một giọng nữ nhẹ nhàng cất lên: “Chào em! Chị gọi từ đài BBC muốn phỏng vấn em về việc em gửi thư cho Ông Chánh án Tòa án nhân dân Hà Nội. Em đồng ý trả lời phỏng vấn chứ?”. Tôi bối rối và tự hỏi, đài BBC có phải tổ chức phản động không nhỉ?: “Chị ơi. Em đang bối rối. Em xin phép không trả lời ai ạ. Xin lỗi chị”.

Từ sự kiện gửi thư cho Ông Chánh án Tòa án, facebook của tôi từ 100 follow lên khoảng 8000k follow. Nhiều người inbox tôi, đa phần là chửi bới và đe dọa tôi. Một số khác thể hiện sự ngưỡng mộ, nhưng tôi hoàn toàn không biết ai.

Sau khi bị một công ty Luật ở Hà Nội cho thôi việc, có lẽ vì tôi đăng tin vụ Formosa hồi tháng 5/2016, tôi đã may mắn được một công ty Luật ở Sài Gòn giúp đỡ vào thời điểm khó khăn nhất. Tôi sẽ không bao giờ quên ơn họ.

Vào ngày 23/08/2016, tôi bước chân vào Sài Gòn, vào miền đất nuôi dưỡng tự do và chan chứa tình thương. Facebook của tôi được kết nối nhiều hơn với Người Hải Ngoại thông qua các page như Việt Tân, Đô Thành Sài Gòn, Nhật ký yêu nước, Sài Gòn xưa… Hình ảnh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ xuất hiện nhiều hơn trên dòng thời gian. Từ lúc nào, tôi đã cảm mến lá cờ đó.

Tôi đăng nhiều bài phản biện xã hội trên facebook, nhiều anh chị hải ngoại đã kết nối với tôi. Những người ngày xưa tôi nghĩ là phản động, là chống phá, tại sao toàn là những người hiểu biết, có học thức và có lòng với đất nước vậy. Họ còn giúp tôi và nhiều bạn trẻ khác học tiếng Anh online. Họ đang kiếm được nhiều tiền, đang có cuộc sống sung túc ở Úc, ở Mỹ, ở Châu Âu, tại sao họ lại hướng về Việt Nam như vậy?

Fr. T. T. H
Nguồn FB

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 179

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 180