Sài Gòn hồi trước sáng láng cỡ nào?
So sánh với Nhựt Bổn hay Tân Gia Ba ,hay Hong Kong thì hơi quá. Nhưng với Việt Nam trước 1975, Sài Gòn không nhứt thì có ai nhứt?
Trong lịch sử Việt Nam sự ra đòi của Sài Gòn tuy là trẻ măng nhưng lại là một sự kiện đặc biệt,nó khẳng định kết quả tốt lành của vùng đất Phương Nam, không những tạo ra cương vực mới mà còn tạo ra một thế lực mới trong bàn cờ chánh trị xứ Việt làm lu mờ địa vị cố hữu của Thăng Long và của Huế.
Về văn hóa
Gia Định Báo là tờ báo đầu tiên của Việt Nam phát hành ngày 15/4/1865 tại Sài Gòn do một người Pháp làm chủ biên, đến tháng 9/1869 giao cho Trương Vĩnh Ký và sau là Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút đến thăm 1907.
Năm 1861 nhà in đầu tiên được xây dựng ở Sài Gòn là nhà in Hoàng Gia (l’Imprimerie Impériale)
Nam Kỳ là nơi có số lượng nhựt trình (báo) xuất bản nhiều nhứt VN. Dân Sài Gòn có thói quen đọc báo mỗi buổi sáng bên ly cafe .Và các kiosque bán báo xuất hiện đầu tiên cũng ở Sài Gòn ,sau này có người bán báo dạo.
Đất Sài Gòn,đất Lục Tỉnh ta là cái nôi xuất hiện đầu tiên của chữ Quốc Ngữ, của các thể loại thơ,tiểu thuyết,văn chương và báo chí Quốc Ngữ đầu tiên ở Việt Nam.
Người Miền Nam là dân miệt vườn ,miệt đã sanh ra một nền văn hóa mang hơi hám cá tánh riêng biệt của Miền Nam mà không miền nào có được. Đó là cá tánh phóng khoáng, cởi mở, trượng nghĩa, có trách nhiệm,biết nhìn xa và lo cái chung mà Tây gọi là tính cách mở (open).
Người Nam Kỳ tự hào và hãnh diện về “văn minh miệt vườn” nầy, từ văn nói, văn viết,cách ăn mặc, ẩm thực, tính cách, bản chất đều đặc trưng.
Sài Gòn thừa hưởng tất cả những điều tiến bộ của Nam Kỳ.
Tánh trung nghĩa của người Sài Gòn thì khỏi cần nói.Sài Gòn là nơi cưu mang, nơi làm từ thiện lớn nhứt cả nước từ xưa rày.
Người Sài Gòn rất ôn hòa mặc dù sức phản kháng của họ cũng rất mạnh.
Người Sài Gòn ngày xưa được tưới tẩm một nền giáo dục rất tốt. Nền giáo dục VNCH là nhân bản, dân tộc và khai phóng.
Một con người có nhân cách sẽ có lòng yêu thương,yêu gia đình, yêu đồng bào, đồng loại.
Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Đông sau 1954 vẫn vươn lên sáng tỏ một thời dù có những giai đoạn khó khăn tưởng chừng không thở nổi do chiến tranh tàn khốc, thí dụ Mậu Thân 1968.
Chúng ta luôn nói những điều tốt đẹp về đất Sài Gòn, là thự sự như vậy, đơn giản đất này tạo ra quy tắc và giữ gìn những quy chuẩn lịch sự, văn minh của Miền Nam.
Sài Gòn là nơi làm ra tiền và có cuộc sống tiến bộ, nó gánh vác cả cái đất Việt Nam này. Sài Gòn mà bóp bụng thì cả cái đất Việt này mốc mỏ.
Có lẽ các bạn trẻ khi nghe bài nhạc, đọc bài thơ "Chiều trên phá Tam Giang" sẽ không thể hiểu nổi hai câu tưởng như đơn giản sau đây về Sài Gòn:
"Giờ này thành phố chợt bùng lên
Để rồi tắt nghỉ sớm"
Đó là chiến tranh, đô thành Sài Gòn phải áp lịnh giới nghiêm, thường là từ 9 giờ đêm tới 6 giờ sáng hôm sau, người dân đóng hết quán xá và ở ru rú trong nhà.
Lê Uyên Phương viết rất hay về tình cảnh đó
"Sài Gòn giới nghiêm che kín đêm dài
Sài Gòn khói bay, Sài Gòn nắng đổ
Sài Gòn đã buồn như trời sớm mai"
Những năm đó ở trong nhà, tối và có khi ban ngày phải chui vào trảng xê tránh bom đạn, người Sài Gòn vẫn hồn nhiên, vẫn rất Nam Kỳ dù đôi khi nhà tan cửa nát.
Với chiến tranh,kinh tế phụ thuộc viện trợ bởi Hoa Kỳ, chiến tranh ngày càng diễn ra khốc liệt, từ rừng núi kéo dài vô hẻm hốc đô thị nhưng người Sài Gòn vẫn sống khỏe re, dễ kiếm việc làm,người bình dân buôn gánh bán bưng vẫn đủ sức nuôi con.
Vàng thời đó có giá vừa lắm, thành ra nghe các cô đào cải lương khoe ký công tra hàng trăm cây vàng, ca sĩ nọ lãnh cát xê một đêm 5 cây vàng.
Kinh tế Miền Nam vẫn đứng sừng sững với xà bông Cô Ba, kem đánh răng Hynos, xe La Dalat, bia 333, bia La-de Con Cọp, xá xị Con Cọp, xá cị Chương Dương, dầu Nhị Thiên Đường, niệm Kim Đan, xi măng Hà Tiên, giấy Tân Mai...
Văn hóa,giáo dục thời đó tột đỉnh mà ngày nay có mơ cũng đừng so sánh.
Giáo dục thời đó là nền giáo dục hiệu quả và tiến bộ. Trình độ con người là thiệt và thế giới công nhận.
Nền giáo dục của VNCH gói gọn trong ba chữ: Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng.
Học sinh phân trình độ từ kỳ thi tú tài, học giỏi mới thi vào được những trường công, thi rớt thì học trường tư, không học ra lao động.
Bằng cấp hồi đó không có khái niệm "bổ túc văn hóa", "giáo dục thường xuyên" và "chuyên tu, tại chức".
Hồi đó làm gì có tình trạng quan chưa có bằng lớp 9 mà có bằng đại học như ngày nay.
Trường học không có nạn các giáo sư hay giáo viên kéo trò về nhà dạy kèm, dạy phụ đạo, đồng lương họ đã đủ sống nên họ không làm kiểu đó.
Xã hôi xưa là xã hôi có ý thức, biết trên dưới, có nhận thức về xã hôi tiến bộ.
Nên học trò lễ phép với thầy cô, người lớn, ghét chửi tục. Học trò thuộc lòng:
"Không phá của công.
Không xả rác ngoài đường
Phải nhường ghế cho người lớn tuổi, phụ nữ có thai trên xe buýt
Phải dắt em bé hay cụ già qua đường
Phải ngả nón chào khi xe tang đi qua
Không gian lận
Nói dối là xấu xa…"
Nên đường xá sạch trơn không ai xả rác. Ra đường ăn mặc lịch lãm, con nít được dạy vệ sinh, ý thức và tôn trọng.
Mọi người biết nhìn về cái chung của cộng đồng, biết yêu thương và lòng trắc ẩn, bao dung.
Người Sài Gòn xưa được rèn luyện tinh thần dân tộc Việt.
Xưa rất tự trọng dân tộc, biết tự ái, biết giữ thể diện quốc gia để không làm tổn hại nó.
Tình làng nghĩa xóm là tôn trọng và nhường nhịn nhau từ nông thôn tới thành thị.
Không có những vụ cướp của giết người hàng ngày.Ăn cắp vặt cũng không ghê gớm.
Tình hàng xóm là tất cả, dân Miền Nam hiếu khách, hề hà, nhập thế không chửi bới, không chà đạp, không giành giựt, không phân biệt tôn giáo.
Người Sài Gòn vừa hiện đại vừa truyền thống, áo dài tung bay giữa phố xá một cách tự hào.
Sài Gòn có một thời sáng quắc khi nó là đô thành.
Nó sáng bừng lên trong dòng lịch sử Việt Nam, vì quá sáng nên nó đã bị đè chèm nhẹp, đè cho nín thở, banh ta lông.
Sài Gòn nằm trong số hiếm các đô thị trên thế giới khi chính cái tên cúng cơm của nó cũng bị xóa đi.
"Bây giờ mình đã xa nhau
Thương em nước mắt tuôn trào
Mười năm yêu đó
Như cơn mưa rào
Như giấc chiêm bao"
Tóm lại nếu ai hỏi bạn người Sài Gòn có những cái gì thì hãy kể ra luôn như sau:
- Trượng nghĩa, thương người.
- Cởi mở,hòa đồng,hướng ngoại.
- Lịch sự và tế nhị
- Tự do
- Ý thức quyền lợi chánh trị rõ ràng.
...
Nguyễn Gia Việt
Nhận xét
Đăng nhận xét