Kinh khủng ! Kilo giá trên trời !
Kinh khủng! Kilo giá trên trời!
Lê Hoàng
Kinh khủng! Kilo có chân vịt bằng gỗ, thiết bị cổ lỗ sĩ, vận hành "bằng cơm", giá trên trời!
Tàu ngầm Kilo là gói thầu cho thấy nhóm đạo diễn ký hợp đồng ăn quá đậm. Theo trang Wikipedia thì giá của mỗi chiếc Kilo dao động từ 180 đến 250 triệu đô la tùy phiên bản. Cứ lấy giá Kilo cao nhất mà mà Nga chào hàng là 250 triệu đô la, thì với số tiền mua 2 tỷ đô la cho 6 chiếc, tính ra mỗi chiếc Kilo, Việt Nam mua là 333 triệu đô la Mỹ. Cao hơn giá của mỗi chiếc tốt nhất do Nga chào hàng là 83 triệu đô la Mỹ.
Một bài viết trên báo Soha vào ngày 10/6/2016 đã thừa nhận, những thiết bị trên tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam là cổ lỗ sĩ, nhưng họ bào chữa theo hướng tốt. Trong bài báo có đoạn viết rằng "đứng ở một góc độ nào đó, những công nghệ, thiết bị tưởng chừng cổ lỗ vẫn tồn tại và chiếm vị trí quan trọng trong một cỗ máy hiện đại như Kilo 636".
Thứ nhất, đó là tàu ngầm dùng kính tiềm vọng, loại thiết bị này đã bị Mỹ và các nước phương Tây loại ra khỏi tàu ngầm của họ, bởi muốn quan sát trên mặt biển, tàu phải nổi lên, nên dễ bị phát hiện. Được biết, nước Úc đã đầu tư kinh phí thay thế trang bị hệ thống quang điện tử mới, thay thế kính tiềm vọng, vốn là điểm yếu khiến tàu ngầm lớp Collins dễ bị phát hiện. Hệ thống quang điện tử sẽ giúp tàu ngầm nhận biết tình hình bên ngoài nhanh hơn nhiều so với những gì mà mắt thường có thể thấy. Điều này đồng nghĩa với việc thủy thủ đoàn không cần thò kính tiềm vọng ra ngoài, mà tạo thêm các điểm dễ tổn thương trên tàu ngầm.
Thứ nhì, trang thiết bị điện tử trên tàu ngầm Kilo Việt Nam rất thiếu thốn. Tàu ngầm mà Nga bán cho Việt Nam là tàu ngầm chủ yếu dùng sức nhân công nhiều hơn là những thiết bị điều khiển tự động.
Ai cũng biết, những cỗ máy hiện đại nhất thường chỉ vận hành bằng các nút bấm và theo dõi bằng các màn hình LCD nhỏ gọn, sắc nét. Tuy nhiên điều này có lẽ không hoàn toàn đúng với tàu ngầm như Kilo. Thậm chí còn theo chiều hướng ngược lại, nếu thiết bị nào có thể vận hành thủ công được thì áp dụng thủ công, thiết bị hiển thị nào không cần màn hình thì bỏ màn hình. Đấy là lời của bài báo trên tờ báo Soha, một tờ báo bị nhà nước kiểm soát.
Ở tàu ngầm Kilo, nếu thống kê loại thiết bị vận hành nào xuất hiện nhiều nhất, thì có lẽ chính là các van khí, van dầu điều chỉnh hoàn toàn thủ công. Thiết bị hiển thị phổ biến nhất có lẽ là đồng hồ có kim chỉ thị. Thậm chí đồng hồ áp suất và van điều chỉnh còn xuất hiện trong cả hệ thống xả toilet.
Điều đáng nói hơn nữa, đó là chân vịt của tàu ngầm Kilo làm bằng gỗ chứ không phải bằng Titan như nhiều tàu ngầm khác. Tuy tờ báo nói rằng, độ bền của chân vịt gỗ còn hơn cả Titan, nhưng có vẻ như lời giải thích này không được thích hợp cho lắm. Gỗ làm chân vịt có thể bền hơn gỗ thường, nhưng bền hơn cả Titan thì khó ai tin đó là sự thật.
Một bạn đọc nói là sĩ quan hải quân xin được giấu tên cho Thoibao.de biết rằng, khi mới nhận hàng, nước sơn trên một số vị trí đã bị bong tróc, giống như một chiếc tàu ngầm cũ, chứ không phải được đóng mới. Anh ta nói, nó giống chiếc tàu ngầm thời Liên Xô chứ không phải loại tàu ngầm của thế kỷ 21. Được biết, tàu ngầm đầu tiên của lớp Kilo đi vào hoạt động trong Hải quân Soviet là vào năm 1982, và những tàu ngầm của dạng này vẫn được sử dụng bởi hải quân Nga. Và có lẽ, nhận xét này có căn cứ, bởi hình ảnh ông Nguyễn Tấn Dũng thò đầu lên khỏi lỗ tròn của Kilo cho thấy, chiếc kilo này rất cũ kỹ, có khả năng là tàu ngầm từ thời Xô Viết thật.
Giá mỗi chiếc tàu ngầm kilo hiện đại được tự động hóa cao cũng chỉ 250 triệu đô la. Chiếc tàu ngầm như tàu ngầm thời Xô Viết với trang thiết bị cổ lỗ sĩ và không được tự động hóa, mà Việt Nam mua với giá cao hơn loại hiện đại nhất đến 33%, thì không biết những khoản tiền đó về túi ai đây ? Ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Chí Vịnh đều phải chịu trách nhiệm về gói thầu mua vũ khí này.
Nhận xét
Đăng nhận xét