Lời Chúc Đầu Năm
Lời Chúc Đầu Năm
LÃO MÓC
“Bắt chước ai ta chúc mấy lời
Chúc cho khắp hết ở trên đời
Vua, quan, sĩ, thứ người muôn nước
Sao được cho ra cái giống người”.
Chúc cho khắp hết ở trên đời
Vua, quan, sĩ, thứ người muôn nước
Sao được cho ra cái giống người”.
Cái câu chúc cho “người muôn nước... sao được cho ra cái giống người” coi bộ... dễ xa nhau; nhưng không hiểu sao cứ mỗi năm Tết đến thì bài thơ “Chúc Tết” của cụ Tú Xương lại được nhắc đến – cũng giống như cái bút hiệu Tú Xương của nhà thơ sống mãi trong văn học Việt Nam với 2 câu thơ:
“Cử Nhân, Bảng Nhãn vào hương khói
Đứng lại văn chương với Tú Tài!”
Đứng lại văn chương với Tú Tài!”
Trong làng tân nhạc miền Nam, bài hát được hát nhiều nhất vào dịp Tết Nguyên Đán là bài “Ly rượu mừng”. “Ngày Xuân nâng chén ta chúc nơi nơi...”, Tết đến là hầu như trên các đài phát thanh, và ở các tiệc tùng người ta đua nhau hát bài hát này. Đây là một bài hát rất phổ thông vì nội dung của bài hát là chúc mừng cho tất cả mọi người, mọi ngành nghề trong xã hội từ anh nông dân đến chị thương gia, từ các bậc trí thức đến những phó thường dân, từ quan quyền đến các anh chiến sĩ đang ngồi ở tiền đồn heo hút ngắm hoa mai trong một chiều vắng mùa Xuân.
Nếu miền Nam có những lời chúc đầu năm “nhẹ nhàng như cung đàn trên sông lạnh” như thế thì lời chúc Tết của “Bác Hồ đẹp giai của bà nhà văn không nên nết Nguyễn Thị Hoàng Bắc” lại rất ư là “lên gân” và vô cùng sắt máu như sau:
“Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến ắt càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên chiến sĩ, đồng bào
Bắc, Nam sum họp Xuân nào vui hơn!”
Năm nay tiền tuyến ắt càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên chiến sĩ, đồng bào
Bắc, Nam sum họp Xuân nào vui hơn!”
Đoàn quân “sinh Bắc, tử Nam” của “Bác” đã “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” theo lời hứa hẹn của “Bác”: “Đánh thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng gấp mười ngày nay”. Tiếc thay, 42 năm qua, những lời hứa hẹn của “Bác” đã được thực hiện một cách vô cùng tốt đẹp nhưng chỉ áp dụng cho bọn “thập tứ ác nhân” và “bọn tư bản đỏ” với ngôi nhà của ông cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu như một phủ Chúa ngày xưa với “Vườn Rau Sạch” phí tổn 20 ngàn Mỹ kim, với phủ thờ gia đình Thủ Tướng 2 nhiệm kỳ Nguyễn Tấn Dũng lớn hơn đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực và cặp kính mát của ông “Tể Tướng đỏ” này giá 50,000 đô la.
Và như mọi người đều biết, những tài sản, của chìm của nổi của những tay chóp bu của VC lên tới nhiều tỷ đô la.
Trong bài viết “Hỡi ơi cũng một kiếp người”, chúng tôi đã có đề cập đến một cây kiểng trị giá trên 500,000 Mỹ kim và các “đại gia” có phi cơ riêng, đeo đồng hồ hiệu Vacheron Constantin giá 14,000 đô-la; mỗi ngày ăn sáng ở một tiệm phở ở Hà Nội với giá 1 tô phở là 37 đô la 50 vì nấu bằng thịt bò Kobé của Nhật (chứ không phải chỉ 35 đô-la như báo chí Mỹ đã viết cho tròn con số. Mới đây, theo tin báo chí thì “thịt bò Kobé đang bị săn đuổi tại VN vì “nhập lậu”?).
Trong khi đó thì cũng tại Việt Nam hiện nay rất nhiều người chạy ăn từng bữa toát mồ hôi, đến nỗi một cụ già 93 tuổi phải đạp xích lô để nuôi sống gia đình. Đàn bà con gái ở tỉnh thành có người đã phải về quê “làm đàn bà để sống”, bị những người vợ của “những nông dân ham vui” cho người “đổ keo dán sắt vào bộ phận sinh dục” để trả thù – như nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã cực tả trong truyện ngắn “Cánh Đồng Bát Tận”.
Chưa bao giờ đàn bà con gái Việt Nam “xuống cấp” thê thảm là phải trần truồng để những chú rễ Đài Loan, Hàn Quốc, Mã Lai... đến ngắm nghía và chọn như những lái heo đi mua…lợn. Chưa bao giờ đàn bà, con gái Việt Nam “xuống cấp” thê thảm đến nỗi phải được đưa qua Singapore để rao bán trong những tủ kính...
Khi đoàn quân “sinh Bắc, tử Nam” “Xẻ dọc Trường Sơn đi mở nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai”, “Cô gái sông Hương” cất tiếng bi ai:
“Trên dòng Hương giang, em buông mái chèo
Trăng lên, trăng đứng, trăng tàn
Đời em với chiếc thuyền nan xuôi dòng
Bao giờ hết nhục dày vò năm canh
Bao giờ vào bến, rời dòng dâm ô?”
Trăng lên, trăng đứng, trăng tàn
Đời em với chiếc thuyền nan xuôi dòng
Bao giờ hết nhục dày vò năm canh
Bao giờ vào bến, rời dòng dâm ô?”
thì nhà thơ cộng sản Tố Hữu, con chim đầu đàn của nền văn chương cũi sắt, đã trả lời như sau:
“Răng không, cô gái trên sông
Ngày mai cô sẽ từ trong tới ngoài
Thơm như hương nhụy hoa lài
Sạch như nước suối ban mai giữa trời
Ngày mai gió mới ngàn phương
Sẽ đưa cô tới một vườn đầy Xuân!”
Ngày mai cô sẽ từ trong tới ngoài
Thơm như hương nhụy hoa lài
Sạch như nước suối ban mai giữa trời
Ngày mai gió mới ngàn phương
Sẽ đưa cô tới một vườn đầy Xuân!”
Câu trả lời của nhà thơ cộng sản Tố Hữu đã không thành hiện thực, theo báo chí trong nước thì thời “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, những “cô gái sông Hương” “đời em với chiếc thuyền nan xuôi dòng” ngày càng gia tăng với cấp số nhân.
Chuyện về những cảnh đời khốn nạn và những thân phận bi thương của phụ nữ Việt Nam ngày nay là những chuyện dài nói hoài không hết. Không biết ở Việt Nam bây giờ có bà phụ nữ nào “Đòi Quyền Sống cho chị em phụ nữ” như bà Ngô Bá Thành, người mà sau 57 tháng tù trong nhà tù của chế độ miền Nam đã hãnh diện tuyên bố mình thuộc “thành phần thứ ba” và lập ra “Hội Phụ Nữ Đòi Quyền Sống” hoạt động nhởn nhơ giữa lòng thành phố Sàigòn?
Nói về chuyện chúc tụng, vào những dịp lễ sinh nhật hay ngày vui của ai đó, mọi người đều nói những lời cầu chúc tốt đẹp nhất. Trong một câu chuyện được đọc cách đây khá lâu, tác giả bài viết này còn nhớ lõm bõm thì có một ông bác sĩ đến dự lễ đầy tháng con của một người bạn, ông bác sĩ đã đọc 4 câu thơ chúc mừng. Hai câu thơ đầu, Lão Móc đã quên (có vị nào nhớ xin bổ túc dùm), câu kế ông bác sĩ đã đọc lớn như sau:
“... Chúc cho mau lớn đi ăn cướp...
Mọi người đều lùng bùng lỗ tai, nhất là mẹ của đứa bé. Bà này định có phản ứng, nhưng vừa lúc đó vị bác sĩ đã đọc câu tiếp:
“Cướp cái khôi nguyên nữa kẻo hoài!”
Mọi người đều hú hồn vì không phải nghe những lời nói chắc chắn là “đầy ấn tượng” của bà mẹ của đứa trẻ.
Nói chung, vào những ngày đầu năm ai cũng muốn “chúc nhau những gì đẹp lòng nhau”. Tuy nhiên, như ở trên đã đề cập, nhà thơ Tú Xương lại đi chúc những lời chúc rất dễ mếch lòng mọi người:
“... Vua, quan, sĩ, thứ người muôn nước
Sao được cho ra cái giống người!”
Sao được cho ra cái giống người!”
Chúc như vậy thì... hết ý, phải không?
Bắt chước ai ta chúc mấy lời nhân đầu năm Dương lịch 2018 và sắp sửa Xuân Mậu Tuất mà không nhắc đến lời cầu chúc năm nào của ông cựu luật sư Lê Duy San sẽ là một điều rất thiếu sót. Nói là lời cầu nguyện thì đúng hơn. Trong hàng trăm lời chúc đầu năm mấy năm trước mà hộp thư điện tử của Lão Móc nhận được, có một lời chúc, nói đúng ra là lời cầu nguyện. Nội dung như sau:
“Nhân dịp đầu năm mới, tôi xin cầu nguyện:
1/ Việt Cộng chết hết và chết một cách thảm khốc;
2/ Thân Cộng chết hết và chết một cách thảm thương;
3/ Những kẻ dựng chuyện lếu láo để mạ lỵ người khác làm bẩn diễn đàn cũng chết hết và chết một cách thảm hại.”
Ông cựu Thẩm phán Lê Duy San là người mà cả chục năm trước đã nổi nang trong vụ công khai lên tiếng đòi Hội Luật gia phải đuổi cổ một ông “luật sư thân Cộng” ở San José hiện diện trong buổi tiệc của Hội này. Ông “luật sư Bác Hồ” và vợ sau đó đã phải lặng lẽ rời khỏi buổi tiệc. Ông cũng là tác giả các bài viết “Chống Cộng Bằng Mồm”, “Những Kẻ Bưng Bô VC Bằng Mồm”...
Bị “những kẻ dựng chuyện lếu láo để mạ lỵ” trên các báo điện tử trong ba, bốn năm nay, Lão Móc đã phải viết 5 bài “Ném Bùn Trên Mạng” với mục đích “phân trần với công luận” . Và mới đây, qua các bài viết “Khi lính đánh thuê trên mạng hiện nguyên hình” và “Mặt thật của lính đánh thuê trên mạng”, chúng tôi muốn vạch trần “những con rắn trong giỏ lươn” đã làm cản bước tiến của công cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho 90 triệu đồng bào trong nước.
Qua những bài viết này, chúng tôi chỉ muốn trình bày mặt tiêu cực của internet trong công cuộc tranh đấu để giải thể chế độ cộng sản tại quê nhà, chứ không có y hơn thua với “những nick ma, nick quỷ”, “bọn ma tru” trên các diễn đàn điện tử!
Không biết ông cựu Thẩm phán Lê Duy San bị “những kẻ dựng chuyện lếu láo mạ lỵ” như thế nào mà ông lại đưa ra lời cầu nguyện khủng khiếp như thế. Các tĩnh từ “thảm khốc, thảm thương, thảm hại” mà ông cựu Thẩm phán Lê Duy San dành cho từng cái chết cho “bọn Việt Cộng”, “bọn thân Cộng” và “những kẻ dựng chuyện mạ lỵ người khác làm bẩn diễn dàn” rất ư là diễn tả.
Dù không theo tôn giáo nào nhưng Lão Móc cũng xin “hiệp thông”cùng với ông Thẩm phán Lê Duy San cầu nguyện cho “bọn VC chết hết và chết một cách thảm khốc”.
Theo Lão Móc thì chỉ cần lời cầu nguyện này trở thành sự thật thì cái “bọn Thân Cộng” và “những kẻ dựng chuyện lếu láo để mạ lỵ người khác” chắc chắn không còn lý do gì để tồn tại!
Vậy thì, nhân dịp đầu năm Quý Mão, xin bắt chước luật sư Lê Duy San: “CHÚC CHO BỌN VIỆT CỘNG, VIỆT GIAN CHẾT HẾT VÀ CHẾT MỘT CÁCH THẢM KHỐC!”
----------
Nhận xét
Đăng nhận xét