Vui Xuân này nhớ Xuân xưa
Vui Xuân này nhớ Xuân xưa
Trong không khí se lạnh của những ngày cuối năm, mọi người đang chuẩn bị đón mừng năm mới. Đối với người Việt hải ngoại, lại thêm một cái Tết tha hương nữa lại về. Mọi người vẫn đang mong chờ một mùa xuân mới cho quê hương Việt Nam.
Ngoài trời những nụ mầm mới đang hé nở, những búp hoa tươi đang khoe sắc như đang hứa hẹn những hy vọng mới cho quê hương. Thế nhưng trong những hy vọng ấp ủ đó vẫn còn có những ký ức khó quên.
Cứ mỗi độ Xuân về, mọi người không khỏi có một phút bâng khuâng nhớ về một mùa xuân của mấy chục năm trước: mùa xuân Tết Mậu Thân 1968. Giữa tiếng pháo trong đêm Giao Thừa của mùa xuân năm ấy, bọn khủng bố việt cộng đã bất chấp lệnh ngừng bắn đã thỏa thuận trước đó mở hàng loạt những trận tấn công khủng bố phá hoại trên khắp các tỉnh, thị Miền Nam.
Không kể những sự thiệt hại về mặt quân sự, cuộc tấn công đã gây ra nhiều tang thương, chết chóc cho những người dân vô tội ở nhiều nơi tại Miền Nam.
Mặc dù có bị bất ngờ lúc ban đầu, nhưng ngay sau đó Quân Đội Miền Nam cùng với quân đội đồng minh Hoa Kỳ đã phản công đẩy lui được các trận tấn công của lũ giặc cướp cộng phỉ bắc việt, gây cho bọn cộng phỉ nhiều tổn thất nặng nề khiến cho cái trò hề “tổng công kích – tổng nổi dậy” của bọn chúng đã bị thảm bại nhục nhã và cũng không hề có bất kỳ một cuộc nổi dậy nào của người dân Miền Nam Việt Nam như bọn chúng hoang tưởng và khoác lác.
Chiến thắng duy nhất mà bọn khủng bố cộng phỉ có được trong cuộc tấn công phá hoại này là sự chiếm giữ cố đô Huế. Nhưng bọn chúng chỉ giữ được Huế trong 26 ngày, rồi trước sự phản công dũng mãnh của QLVNCH và đồng minh, chúng đã phải tháo chạy sau khi đã thảm sát hàng ngàn người dân Huế để bịt mọi manh mối. (Sài Gòn trong tôi/ Toàn Như)
Cho đến nay, mặc dù chưa có con số thống kê chính xác về con số người bị bọn khủng bố cộng phỉ bắc việt thảm sát man rợ tại Huế trong Tết Mậu Thân 1968, nhưng những con số xác chết được tìm thấy sau đó đã lên tới trên 5.000 người, chưa kể một số vẫn còn được ghi nhận là mất tích. Nhiều bài báo và nghiên cứu về cuộc thảm sát này nhiều năm sau đã cho biết như thế.
Nhưng rất tiếc vào thời điểm đó, truyền thông Mỹ lại cố tình làm ngơ về sự kiện này. Trong khi đó, họ lại làm rùm beng về vụ thảm sát Mỹ Lai khi mà một sĩ quan Mỹ vô kỷ luật đã sát hại các thường dân Việt Nam trong một cuộc hành quân đi qua làng Mỹ Lai ở Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi vào cùng thời gian này.
Huế là một thành phố cổ kính, từng là kinh đô của Việt Nam dưới triều Nhà Nguyễn trong hơn một thế kỷ, có dân số khoảng 140.000 người vào năm 1968. Trong vụ bọn cộng phỉ bắc việt thảm sát man rợ người dân tại Huế, con số nạn nhân ước độ khoảng gần 6.000 người, nên có thể nói hầu như gia đình nào ở Huế cũng có người thân bị bọn cộng phỉ bắc việt ác ôn khát máu sát hại trong dịp này.
Theo truyền thống của người Việt Nam cũng như đồng bào ở Huế, việc thờ cúng ông bà hay những người đã khuất vốn là một tập tục lâu đời của người Việt. Tuy nhiên, trong vụ thảm sát Tết Mậu Thân 1968 ở Huế, vì số nạn nhân xấu số qúa lớn, nên việc tưởng niệm họ sau đó đã trở thành như một lễ hội truyền thống đầu năm chung của mọi nhà tại cố đô.
Sau ngày bọn cộng sản bắc việt xâm lăng và cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam, để tránh sự làm khó dễ của bọn phỉ quyền cộng sản, các người dân Huế hầu như đã phải cử hành việc tưởng niệm này một cách âm thầm kín đáo. (Sài Gòn trong tôi/ Toàn Như)
Thật ra, truyền thống tưởng niệm những người con dân Huế bị chết vì chiến tranh không phải mới có từ sau Tết Mậu Thân 1968, mà nó đã có từ lâu, kể từ sau cuộc tấn công của người Pháp vào thành phố Huế trong tháng 5 (ÂL) năm Ất Dậu 1885.
Trong trận đánh này, hàng ngàn người dân Huế đã phải bỏ mình để bảo vệ kinh thành Huế trước sự tấn công của quân Pháp. Từ sau biến cố đó, hàng năm cứ vào tháng Năm ÂL, đồng bào tại Huế đã có truyền thống tổ chức những buổi lễ giỗ tưởng niệm cho những người đã chết trong trận chiến này.
Trong vụ thảm sát Mậu Thân ở Huế năm 1968, các nạn nhân coi như đã bị chết trong những ngày đầu năm âm lịch. Vì vậy, những người dân Huế, từ sau Tết Mậu Thân đã tổ chức những buổi lễ tưởng niệm những nạn nhân cuộc thảm sát này ngay trong những ngày đầu năm (ÂL).
Tuy nhiên, kể từ sau 1975, nhà cầm quyền cộng sản tại Huế đã tìm đủ mọi cách không để cho những buổi tưởng niệm này xảy ra. Nhưng mặc dù bị theo dõi và ngăn cấm, người dân Huế vẫn âm thầm tổ chức những buổi lễ tưởng niệm riêng ở trong nhà. (Sài Gòn trong tôi/ Toàn Như)
Cho nên, để cấm hẳn mọi hình thức tưởng niệm dù ở bất cứ nơi đâu, bọn phỉ quyền Hà Nội chỉ còn cách xua đuổi những người dân Huế chính gốc đi đến một nơi khác. Trước chủ trương ác độc này của bọn phỉ quyền cộng sản, người dân Huế chỉ còn biết khóc thương thầm để tưởng nhớ đến những người thân của họ đã bị bọn cộng phỉ bắc việt sát hại trong Tết Mậu Thân 1968. (Sài Gòn trong tôi/ Toàn Như)
Bài báo được trích dịch dưới đây (trích trong vietmemorial.org) đã nói lên sự ác độc và hèn hạ đó của bọn giặc cướp cộng phỉ bắc việt (xin trích/dịch):
Những giọt lệ thầm trong thành phố Huế
(The Silent Tears in Hue City)
Tưởng nhớ tiền nhân và những người trong gia đình đã khuất là một truyền thống đã có từ lâu đời ở Việt Nam. Vào ngày chết của họ theo âm lịch, những con cháu còn sống hay các người trong gia đình họ làm lễ giỗ (tưởng niệm) họ ở nhà hay đôi khi tại các chùa. Lễ vật – thường là thức ăn, trái cây, rượu cùng với hoa qủa và những cây nhang – được đặt lên bàn thờ.
Truyền thống còn vượt ra ngoài khuôn khổ của gia đình và những người trong dòng họ. Vào ngày 15 tháng 7 âm lịch (Lễ Vu Lan), các Phật Tử Việt Nam cử hành các lễ hội phần lớn ở các chùa chiền. Mọi người cầu nguyện cho những người chết nói chung, đặc biệt cho những người đã chết không người thân thích, các chiến sĩ đã bỏ mình vì công vụ, các nạn nhân chiến tranh …
Các buổi lễ có thể kéo dài một tuần hay có khi tới 15 ngày trong thời tiền chiến. Truyền thống đó cũng có ở thành phố Huế, cố đô của Việt Nam. Tuy nhiên, dân chúng trong thành phố này đã chú trọng nhiều đến những cái chết trong chiến tranh.
Vào tháng 5 âm lịch (khoảng cuối Tháng Sáu đầu Tháng Bảy), tất cả các gia đình Phật tử trong thành phố đã làm lễ tưởng niệm trước bàn thờ gia đình cũng như tại các chùa cùng với con cháu để cầu nguyện cho những người dân vô tội đã bị giết bởi những kẻ xâm lược Pháp vào cuối thế kỷ thứ 19.
Vào ngày 23 Tháng Năm (âm lịch), năm Ất Dậu (tức năm Con Gà 1885), lực lượng Pháp đã tiến hành một cuộc tấn công dữ dội vào quân đội hoàng gia Việt Nam bảo vệ hoàng thành. Hỏa lực Pháp đã giết hại không thương tiếc khoảng từ 2000 tới 3000 binh sĩ và thường dân (Huế). (Sài Gòn trong tôi/ Toàn Như)
Mặc dù là ngày 23 tháng 5 âm lịch, nhưng dân chúng đã linh động cử hành các nghi lễ cho người chết vào bất cứ ngày nào thuận tiện cho gia đình, miễn là vẫn trong tháng 5 âm lịch. Nếu bạn viếng thăm ai ở Huế trong tháng 5 âm lịch, chắc chắn bạn sẽ được mời đến dự những lễ giỗ như thế, có thể hầu như mỗi ngày nếu bạn có nhiều bạn bè và thân nhân sinh sống trong thành phố xinh đẹp này.
Ngoài những buổi lễ tưởng niệm trong tháng 5 âm lịch, trong 28 năm qua (Ghi chú của người dịch: 28 năm là mốc thời gian tính từ năm 1975 đến 2003 – bài này được viết trong năm 2003.), các Phật tử tại Huế cũng còn tổ chức các buổi lễ trong tháng đầu năm âm lịch dành cho các nạn nhân chiến tranh trong cuộc Tấn Công Tết Mậu Thân 1968. (Tết là lễ hội Năm Mới Âm Lịch ở Việt Nam).
Trong bóng đêm của Giao Thừa Tết 1968, các đơn vị bộ đội Cộng Sản Bắc Việt đã bất ngờ tấn công vào thành phố Huế, trong lúc cả hai bên đang trong tình trạng hưu chiến đã được thỏa thuận trước đó. Các đơn vị Quân Đội Nam Việt Nam bảo vệ thành phố đã không thuận lợi khi chống trả vì họ tưởng rằng địch quân tôn trọng thỏa thuận bốn ngày ngưng chiến, như họ đã làm trong những năm trước.
Vào ngày đầu tiên của năm mới – Năm Con Khỉ (Mậu Thân 1968) – các đường phố trong thành phố Huế đã tràn ngập binh lính Bắc Việt trong những bộ quân phục màu ô-liu rộng lùng thùng và những cái nón cối. (Sài Gòn trong tôi/ Toàn Như)
Bọn cộng sản đã thiết lập chính quyền lâm thời. Điều đầu tiên chúng làm là kêu gọi tất cả các binh sĩ Nam Việt Nam, công chức các cấp, các thành viên đảng phái chính trị, và các sinh viên, trình diện cái-gọi-là “ủy ban nhân dân cách mạng”.
Những người này phải trình diện ủy ban cộng sản để ghi danh vào những cuốn sổ kiểm soát rồi được thả về với lời hứa hẹn được an toàn. Một vài ngày sau, họ lại được gọi trình diện, rồi tất cả lại được thả về nhà an toàn và bình an. (Ghi chú của người dịch:
Đây là cái mánh khóe lưu manh quỷ quyệt và gian trá mà bọn VC sau này cũng áp dụng khi chúng kêu gọi các sĩ quan, quân cán chính Miền Nam ra trình diện để đi “học tập cải tạo” 3 ngày, 10 ngày, hoặc một tháng. Những người ra trình diện “học tập cải tạo” 3 ngày đều được thả về; nhưng những người ra trình diện học tập cải tạo 10 ngày hoặc một tháng thì không.)
Trong ba tuần lễ dưới sự chiếm đóng của bọn cộng sản Bắc Việt xâm lược, họ bị ra lệnh phải trình diện ủy ban cộng sản ba hoặc bốn lần. (Sài Gòn trong tôi/ Toàn Như)
Khoảng cuối Tháng Giêng (âm lịch) 1968 (khoảng tháng 2 DL), Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và Bộ Binh Nam Việt Nam đã thực hiện những cuộc phản công đẫm máu và tái chiếm toàn thành phố sau nhiều ngày giao tranh ác liệt buộc kẻ địch phải rút lui bằng nhiều ngả.
Trong khi đó, những người bị gọi ra trình diện chính quyền cộng sản lần sau cùng đã biến mất sau khi các đơn vị TQLC và QLVNCH giải phóng Huế.
Hầu hết những người đang bị mất tích là binh sĩ trong những đơn vị không tác chiến và những thanh niên. Không ai biết họ lúc đó ở đâu. Vào cuối Tháng Hai năm 1968, căn cứ vào những báo cáo của những cán binh và tù binh Việt Cộng, các nhà chức trách địa phương của Miền Nam Việt Nam đã tìm ra một số mồ chôn tập thể.
Tại mỗi nơi này, hàng trăm thi thể những người mất tích đã bị chôn. Hầu hết họ bị trói vào nhau bởi những sợi dây thừng, dây điện hay dây điện thoại. Họ đã bị bắn hay bị đánh đập hoặc bị bóp cổ cho đến chết. Các mồ chôn tập thể đã gây xúc động thành phố và cả nước.
Hầu như mọi gia đình ở Huế đều có ít nhất là một thân nhân, gần hoặc xa, đã bị giết hay vẫn còn mất tích. Mồ chôn tập thể sau cùng được tìm thấy ở trước sân trường tiểu học quận Phú Thứ trong Tháng Năm năm 1972, gồm có khoảng hai trăm xác ở dưới cát.
Họ đã bị thảm sát trong thời gian một tháng chiếm cứ của bọn phỉ quân bộ đội bắc việt. Đất cát đã không để lại một dấu vết gì cho biết có một mồ chôn tập thể ở bên dưới cho đến khi một em học sinh lớp ba đào đất để bắt dế.
Ngoài khoảng hơn hai ngàn người chết đã được xác nhận sau khi phát hiện ra những mồ chôn tập thể, số phận của những người khác, con số lên đến vài ngàn, vẫn còn chưa biết.
Cuộc thảm sát năm 1968 ở Huế đã mang lại một bước rẽ rõ rệt trong thái độ chung đối với chiến tranh. Một số lớn những người lưng chừng trước năm 1968, những người chống đối chiến tranh, và ngay cả những người thân Cộng, đã đứng về phía chính quyền Miền Nam Việt Nam sau những biến cố kinh hoàng.
Sau ngày 30 Tháng Tư, năm 1975, khi Miền Nam Việt Nam bị bọn cộng phỉ bắc việt xâm lược và cưỡng chiếm, dường như con số thuyền nhân xuất xứ từ Huế đã chiếm một phần lớn trong số các người tị nạn nhiều hơn các nơi khác.
Kể từ Tháng Tư 1975, chế độ phỉ quyền cộng sản Hà Nội đã tìm cách di chuyển nhiều gia đình của các nạn nhân vụ thảm sát năm 1968 ra khỏi thành phố Huế. Tuy nhiên dân chúng trong thành phố vẫn còn tưởng niệm họ hàng năm. Bởi vì dân chúng đã hòa lẫn các buổi lễ cùng với việc lễ Tết nên bọn phỉ quyền cộng sản địa phương không thể nào cấm đoán họ.
Hầu hết người Mỹ đều biết rất rõ về vụ thảm sát ở Mỹ Lai gây ra bởi Thiêu Úy Calley của Quân Lực Hoa Kỳ, nơi mà có khoảng 200 người đã bị giết. Tuy nhiên vụ thảm sát (Mậu Thân) 1968 ở Huế, lại không được tường thuật với một mức độ tương tự bởi các giới truyền thông sử dụng Anh Ngữ.
Khi một cuốn phim tài liệu về cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968 được thực hiện bởi các phóng viên Nam Việt Nam được trình chiếu cho khán gỉa Mỹ gồm khoảng 200 sĩ quan Quân Lực Hoa Kỳ ở căn cứ Fort Benning, Georgia, vào tháng 11 năm 1974, hầu như 90 phần trăm trong số họ đã không được biết sự kiện này.
Nhiều người đã nói rằng, nếu họ biết được cuộc thảm sát vào thời điểm đó, họ có thể đã hành xử khác trong lúc phục vụ tại Việt Nam. Hải Quân Hoa Kỳ đã đặt tên cho một chiến hạm là Thành Phố Huế (Hue City). Không biết có bao nhiêu người trong đoàn thủy thủ của nó biết được rằng cái thành phố mà nó mang tên đã từng chịu nhiều đau khổ.
Cũng là một đề nghị tốt nếu mỗi năm một lần vào dịp Tết trên chiến hạm Thành Phố Huế tổ chức một buổi lễ tưởng niệm dành cho những người đã chết mà TQLC Mỹ đã chiến đấu cho họ trong Tháng Hai năm 1968?…” (theo vietmemorial.org)
Được biết chiến hạm Thành Phố Huế (CG 66 Hue City) là chiến hạm Hoa Kỳ duy nhất mang tên một trận đánh diễn ra trong chiến tranh Việt Nam, trận đánh Thành Phố Huế. Đây là một vinh dự không chỉ cho thành phố Huế mà còn cho tất cả mọi người Việt Nam, nhất là người dân Huế.
Chiến hạm này đã được hạ thủy từ ngày 1 Tháng Sáu năm 1990 tại Mississippi, với một thủy thủ đoàn khoảng 400 người, trong đó có 33 sĩ quan và 27 hạ sĩ quan, và hiện vẫn còn hoạt động.
Cũng trong bài báo nói trên, trong phần kết tác gỉa đã viết:
“…Sự thù hận không nên được trao lại cho những thế hệ trẻ, nhưng con cháu chúng ta phải được dạy cho biết sự thật. Những tội ác chiến tranh không thể bị bỏ quên, và lịch sử không chỉ được viết bởi những người viết thuộc về một phía.”
Sài Gòn Trong Tôi / Toàn Như
Hồ Sơ Tết Mậu Thân 1968:
- Thảm sát Tết Mậu Thân 1968: Tội ác chống loài người (Mai V. Phạm)
- 50 NĂM CUỘC THẢM SÁT MẬU THÂN (1968-2018) (Lm Phê-rô Phan Văn Lợi)
- Nguyễn Thị Thái Hòa, nhân chứng sống trong đợt thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế (Nguyễn Thị Thái Hòa)
- HUẾ ƠI, BAO GIỜ RỬA ĐƯỢC HỜN OAN? (Ngô Minh Hằng)
- Nhân Chứng Mậu Thân Huế: Gs Nguyễn Lý-Tưởng Kể Lại (Gs Nguyễn Lý Tưởng)
- VỤ THẢM SÁT TẠI KHE ĐÁ MÀI - MẬU THÂN 1968 (Lm Nguyễn Hữu Giải)
- 55 năm Tết Mậu Thân 1968: Vẫn còn góc khuất cần thêm nghiên cứu (Ts Jay Veith)
- Vui Xuân này nhớ Xuân xưa (Toàn Như)
- Cái Tết (& Cái Tát) Năm Thân 1968 (Tưởng Năng Tiến)
- Chiếm Huế 1968, Lê Duẩn trúng kế Mỹ? (Lữ Giang)
- Mậu Thân Huế: Tại sao phải thảm sát? (Lữ Giang)
- Hoàng Phủ Ngọc Tường đao phủ thảm sát Mậu Thân 1968 (Liên Thành)
- Tội Ác Của Việt Cộng (BP461)
- Tiếng Kêu Tết Mậu Thân (Nhã Ca)
- Hãy Nói Trước Ngày Chết (Trần trung Đạo)
- Giải Khăn Sô Cho Huế (Nhã Ca) - Audio & pdf
- Phim "Thảm Sát Tại Huế, Mậu Thân 1968" - "The Hue Massacre 1968" (Vietnam Film Club)
Nhận xét
Đăng nhận xét