Cái Giá Của Tự Do
Cái Giá Của Tự Do
Lời giới thiệu:
Bài viết “Cái Giá Của Tự Do” (xin xem phụ bản đính kèm dưới đây), là bài phỏng dịch chương 13 (chương cuối) có tựa “The Price of Freedom” của quyền “Silent Invasion: China’s Influence in Australia” (Cuộc xâm lăng thầm lặng: Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Úc), Clive Hamilton viết, Hardie Grant Books (Melbournes) xuất bản 2018. Trong tác phẩm này, tác giả Hamilton cảnh báo chính quyền Úc về sự thao túng và ảnh hưởng của TQ (Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc – CHNDTQ, nói gọn là Đảng Cộng Sản Trung Hoa hay Tàu cộng) vào nội bộ của nước Úc. Tác phầm này cùng với các tác phầm:
a. “Death by China: Confronting the Dragon - A Global Call to Action” (Chết bởi TQ – Cuộc đối đầu với con rồng – Lời kêu gọi hành động toàn cầu) của Peter Navarro và Grey Autry.
b. "Claws of the Panda: Beijing's Campaign of Influence
and Intimidation in Canada", Jonathan Manthorpe viết -- "Móng của con
gấu trúc: Chiến dịch gây ảnh hưởng và đe dọa của Bắc Kinh ở Canada".
c. "The Hundred-Year Marathon: China’s Secret Strategy
to Replace America as the Global Superpower", Michael Pillsbury viết -- Cuộc
đua đường trường 100 Năm: Sách lược bí mật của Tàu cộng để thay vị trí siêu cường
hoàn cầu của Hoa Kỳ.
(Các tác phẩm trên) Đã cho thấy tham vọng chính trị của TQ là bành trướng quyền lực trên khắp thế giới, thông qua trao đổi mậu dịch, kinh tế, thương mại, và bẫy nợ giăng ra cho các quốc gia chậm phát triển. TQ cũng không ngần ngại lén lút can thiệp vô chính trường của các cường quốc dân chủ bằng cách cấu kết với một số chính trị gia ở các nước đó, bỏ tiền tài trợ việc tranh cử của họ, vận động hành lang cho một chính sách ngoại giao có lợi cho TQ v.v. Tham vọng thống trị thế giới của TQ đã rõ ràng qua chương trình “Một vành đai, một con đường – con đường tơ lụa trên biển của thế kỷ 21” (One Belt One Road Initiatives – Maritime Silk Road of the 21st century) và “Làm ở TQ 2025” (Made in China 2025).
Sự trỗi dậy lớn
mạnh của TQ trong vài thập niên vừa qua biến nước này thành nền kinh tế lớn thứ
hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ) được thực hiện thông qua những điều đáng lên án như
sau:
- Ăn cắp sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ và các nước dân chủ Tây phương.
- Cạnh tranh không công bằng giữa các công ty của TQ (được
hậu thuẩn của nhà nước TQ) và các công ty tư nhân của các nước dân chủ tự do.
Mô hình này chính là cái quái thai có tên gọi “mỹ miều”: “nền kinh tế thị trường
theo định hướng Xã hội chủ nghĩa” của tư bản đỏ TQ và Việt Nam.
- Hủy hoại và tàn phá môi sinh ở mức báo động v.v.
Nước Úc, như
đã nói ở trên, cũng không thoát khỏi cuộc xâm lăng thầm lặng của TQ trong bao
năm qua để bị tiếm đoạt dần những giá trị làm nên xã hội dân chủ, tự do của đất
nước này. Và hôm nay, tác giả Hamilton cảnh báo chính quyền Úc đồng thời kêu gọi
tất cả người dân Úc, không phân biệt nguồn gốc dân tộc của mình, đã được hưởng
và trân quí những giá trị tự do (làm nền tảng gìn giữ và phát triển của xã hội
Úc) khi họ đến định cư ở Úc, hãy can đảm đứng lên chống lại “sự lấn lướt thô bạo
có nguy cơ tước đoạt hay hủy hoại giá trị tự do” ở Úc. Tự do, chính là nền tảng
nhân bản cao quí nhất mà đất nước Úc (nói riêng) và các nước dân chủ tiến bộ
trên khắp thế giới (nói chung – Hoa Kỳ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Nam Hàn,
Tân gia Ba, Đài loan v.v.), được gìn giữ và phát triển.Tự do cũng không phải là
cái gì hay món hàng miễn phí (Freedom is not free). Tự do luôn có cái giá của
nó phải trả. Tự do là tài sản quí báu nhất của một con người và của một đời người.
Và con người, đã chiến đấu chống lại tất cả các thể chế độc tài, tàn ác bằng hết
năng lực có được của họ, bằng xương máu và chính mạng sống của họ, để giành lại
nó, bảo vệ và vinh danh nó.
Chính ở cảm nhận và suy nghĩ này, người viết đã
mạo muội phỏng dịch chương 13 “The Price of Freedom” trong quyền sách đã nêu của
Hamilton, để giới thiệu đến các bạn cuộc chiến đâu cam go, không ngừng nghĩ và đầy
hy sinh của cộng đồng nhân loại trên thế giới, chống lại tất cả các chế độ độc
tài (mà chế độ Cộng Sản là một điển hình) muốn hủy hoại hay tước đoạt giá trị
nhân bản cao quí nhất: TỰ DO.
Tự do là điều kiện cần để xây dựng xã hội
nhân bản trong một nước. Thể chế chính trị của bất kỳ quốc gia nào, bằng cách
này hay cách khác, tiếm đoạt tự do của người dân thì xã hội nhân bản mà chế độ
đó rêu rao chỉ là sự lừa bịp trơ trẻn, sống sượng mà thôi.
BP461
Phụ bản:
Cái Giá Của Tự Do
Thông điệp của cuốn sách này được thu gọn trong lời của một điện thư (email) mà tôi nhận được từ Giáo Sư Frank Dikötter, sử gia và học giả nổi tiếng về Trung Quốc (TQ) và Đảng Cộng Sản TQ (ĐCSTQ) có trụ sở ở trường Đại Học Hồng Kông - Ba điều quan trọng:
- Thứ
nhất, ĐCSTQ vẫn giữ nguyên cấu trúc tình trạng độc đảng mát-xít.
- Thứ
hai, giống như tất cả những độc đảng mát-xít, nó có cả hai tổ chức và triết lý,
gọi là Mặt Trận Thống Nhất với cách thức làm suy yếu bất kỳ thứ gì và mọi thứ
phản động lại nó, ở trong nước cũng như ở hải ngoại,.
- Cuối
cùng, độc đảng Mát-xít luôn hứa hẹn (hay nói cách khác, dối trá). Những hứa hẹn
của họ có thể vứt bỏ khi nó không còn tiện ích nữa; điều đó có nghĩa những điều
họ nói nên được hiểu là ít có giá trị.
Ba điểm
nêu trên cùng tính cách không ngừng tìm kiếm để phá hoại bất cứ và mọi thứ đối
lập với nó ở cả trong nước và hải ngoại, đã giúp nó đủ điều kiện vượt qua vòng
loại. Thật ra, không có cái gọi là “hải ngoại” dành cho những người tự nhận là
công dân của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc (CHNDTQ hay TQ). Tất cả những điều
này xa lạ với bản chất tự nhiên của nền dân chủ tự do đến nổi nó rất khó hiểu với
người ở nước ngoài. Sự kỳ lạ của nó cũng giống như việc một hướng đạo sinh đối
đầu với trùm băng đảng mafia.
Người
Úc chúng ta thích nghĩ rằng chúng ta ‘tung quả đấm bằng chính trọng lượng của
mình’. Đó là vì chúng ta nghĩ mình như võ sĩ hạng ruồi muỗi (bantamweight)
trong khi chúng ta phải là võ sĩ hạng trung (middleweight). Hãy nghĩ về Nga, chắc
chắn là trên nước Úc trong bảng xếp hạng về trọng lượng. Quân đội kinh khiếp của
họ và việc không ngần ngại phòng vệ lợi ích của đất nước họ. Họ khiến Âu Châu
lo lắng. Nước Mỹ đang tức giận với họ vì họ có thể làm thay đổi kết quả của cuộc
bầu cử tổng thồng. TQ đối đải với họ như là một tay chơi nghiêm túc trong trò
chơi chiến lược toàn cầu. Tuy nhiên, hãy xem xét sự kiện này. Năm 2016, tổng sản
lượng toàn quốc (Gross Domestic Products - GDP) của Liên bang Nga (Russian
Federation) là 1.28 nghìn tỷ US (1.28 trillion US), nước Úc là 1.2 nghìn tỷ US
(1.2 trillion US).Tới năm 2020, kinh tế của chúng ta sẽ lớn hơn của Nga. Vậy
thì tại sao chúng ta tự cảm thấy mình như con gấu túi (koala) so với con gấu
Nga?
Thêm nữa,
tại sao chúng ta quá sợ TQ gây phiền nhiễu? Tại sao chúng ta lại cho phép sức mạnh
ngày càng hiếu chiến này lan rộng cái bóng của nó trên đất nước chúng ta? Như lập
luận trong quyển sách này, một yếu tố chi phối tất cả các yếu tố khác. Từ những
năm 1980, chúng ta đã đặt kinh tế trước mọi thứ khác và đặt quyền lực vào tay những
kẻ mà họ nói với chúng ta rằng chúng ta phải hy sinh mọi thứ cho nó, kể cả chủ
quyền của mình như là một nước tự do.
Khi
tôi bắt đầu làm việc (viết) quyển sách này, tôi đã tin rằng những nổ lực của TQ
để nâng cao vị thế của mình ở Úc đã bị đánh bại và tự bị bại. Phát ngôn viên
chính thức và truyền thông của họ tỏ ra tầm thường và hống hách, một sự trở lại
của Chiến tranh lạnh có nhiều khả năng làm mọi người ngán ngẩm. Nhưng tôi đã chậm
rãi nhận ra rằng chiến lược của CHNDTQ nhằm thay đổi nhận thức của dân Úc đã vô
cùng hiệu quả.Thêm vào đó là việc bịt miệng hầu hết các nhà phê bình và giành
chiến thắng; hoặc đe dọa cộng đồng người Hoa (ở Úc), CHNDTQ đã xây dựng nên một đoàn thể tiếng nói thân Bắc Kinh có ảnh hưởng lớn trong giới
tinh hoa và các nhà hoạch định tư tưởng của đất nước này. Trong giới truyền
thông, giữa các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà chính trị, những tiếng nói
hoặc thân Bắc Kinh hoặc khẩn trương thúc giục (thân Bắc Kinh) là lớn tiếng nhất.Tự
kiểm giữa các học giả trong các trường đại học của chúng ta có đầy rẫy. Trong cộng
đồng Úc rộng hơn, những chương trình của CHNDTQ cố gắng thúc đẩy một cái nhìn
ôn hòa về TQ, đã thu hút nhiều cá nhân và tổ chức thông qua sự dụ dỗ từ tình hữu
nghị và tiền bạc của TQ.
Sự tự
phụ và lợi ích cá nhân của giới tinh hoa chúng ta đã đưa ra lời giải thích
chính đáng lý do tại sao chúng ta tin rằng mình bất lực để chống trả việc
CHNDTQ tiếp thu nước Úc. Có một cái nhìn lan rộng cho rằng sự lớn mạnh của TQ
là không thể ngăn cản, rằng số mệnh của đất nước chúng ta nằm trong tay Bắc
Kinh, và rằng sự vĩ đại của TQ có nghĩa là nó phải thống trị Á châu. Bởi vậy, tốt
nhất là chúng ta xuôi theo điều tất yếu của lịch sử, vì chúng ta thật sự không
có lựa chọn nào, và dù sao thì nó sẽ không quá tệ đâu. Từ đó, chúng ta theo đuổi “sự hữu nghị và hợp tác”, nhận
núi tiền, bán tài nguyên của chúng ta, nhảy dựng lên khi nghe chính khách TQ
hét, quay nhìn hướng khác khi công nghệ của chúng ta được đưa ra nước ngoài,
tuyển dụng gián điệp của Bắc Kinh vào trong hệ thống chính trị của chúng ta, giữ
im lặng trong những vụ vi phạm nhân quyền, và hy sinh những giá trị cơ bản như sự
miễn phí và cởi mở trong nền đại học của chúng ta. Trong lịch sử hậu định cư của
đất nước chúng ta, đã bao giờ có sự phản bội lớn hơn bởi giới tinh hoa của
chúng ta như vậy?
Bảo vệ sự tự do của chúng ta từ những xâm nhập
của CHNDTQ sẽ có cái giá phải trả. Chúng ta nhìn thấy Bắc Kinh đã tự biến nó thành bậc thầy
trong việc giăng các đòn bẫy kinh tế cho các mục tiêu chính trị và chiến lược.Khi
chúng ta bắt đầu chống lại (sự xâm nhập này), Bắc Kinh sẽ đáp trả đầu tiên bằng
những lời lẽ hiếu chiến và những đe dọa được thiết kế để làm chúng ta hoảng sợ.
Trong tháng giêng 2018, tờ Toàn Cầu Thời Báo (Global Times) đe dọa ‘các biện
pháp đối phó mạnh mẽ’ nếu chúng ta tiếp tục ủng hộ Hoa Kỳ trong việc hành xử
quyền tự do hàng hãi. Kế đó họ sẽ đặt áp lực kinh tế lên điểm yếu nhất của
chúng ta, những lĩnh vực trong xã hội dễ bị thương tổn nhất của chúng ta vì đe
dọa và vì những điều nhạy cảm nhất đối với các chính trị gia. Nếu chúng ta coi trọng sự tự do của
mình, dân Úc sẽ cần kiên quyết (chống lại) và chịu đớn đau.
Tuy
nhiên, kinh nghiệm cho thấy rằng Bắc Kinh sẽ lùi bước khi nước khác đứng lên chống
lại việc kinh tế của họ bị chèn ép.Mặc dù vậy, sẽ là khôn ngoan để nhìn qua các
yêu cầu mà chúng ta lưu tâm, tránh bị lừa dối từ những vận động hành lang của Trung
Quốc và bắt tay vào các nỗ lực bền vững để đa dạng hóa nền kinh tế của chúng ta
để chúng ta trở nên ít phụ thuộc vào Trung Quốc.Đặc biệt, tạo liên kết thương mại,
đầu tư, di trú, sinh viên và du lịch mạnh mẽ hơn với xứ khổng lồ châu Á khác: Ấn
Độ, một quốc gia dân chủ có giá trị chủ yếu trùng lặp với chúng ta,sẽ không chỉ
giúp cách ly Úc chống lại sự chèn ép của CHNDTQ mà còn góp phần vào sự nổi lên
của Ấn Độ như một đối trọng chiến lược với TQ.
Cùng
lúc đó, chúng ta có thể xây dựng một liên minh cân bằng hơn với Hoa Kỳ bằng
cách theo đuổi Liên minh Dân chủ Châu Á, tập hợp các quốc gia dân chủ Ấn Độ, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Nam Dương, Tân Tây Lan (New Zealand) và Úc.Liên minh sẽ làm việc
hướng đến sự củng cố các quyền tự do quản trị dân chủ trong khu vực, chống lại
chương trình phá hoại chủ quyền có hệ thống của CHNDTQ, và thúc đẩy mục tiêu
chung về hợp tác chiến lược và quân sự. Hãy nhớ rằng chống lại ảnh hưởng của CHNDTQ trong nước Úc chỉ là một
trong nhiều cuộc chiến đang xãy ra trên hoàn cầu giữa chế độ dân chủ và chế độ
toàn trị mới (totalitarianism). Sự tái xuất hiện vào cuối năm 2017 của An
ninh Tứ giác – một sự hợp tác an ninh không chính thức giữa Hoa Kỳ, Ấn, Nhật và
Úc – có thể trở thành một đối trọng chủ yếu đối với nổ lực của CHNDTQ để đạt được
quyền lực tối cao ở Á châu, cũng như tăng cường quan hệ kinh tế của Úc với Ân
và Nhật.
Khi nước
Úc đẩy ngược lại, ĐCSTQ sẽ gây áp lực không chỉ từ bên ngoài thông qua thương mại
và đầu tư. Họ sẽ huy động lực lượng của họ đã được cài đặt trong xã hội
Úc.tuyên giáo của CHNDTQ sẽ khai thác 'nỗi ám ảnh bài ngoại’
(xenophobia-phobia) của chúng ta, đồng hóa ĐCSTQ với' người Trung Quốc’. Ở đây,
sự lo sợ của người Úc gốc Hoa về ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh là điều
chính yếu cho bất kỳ sự phản kháng nào. Các tổ chức như Liên minh giá trị Úc gửi
thông điệp rằng nhiều người Úc gốc Hoa là những người Úc thấy sự nguy hiểm và họ
muốn bảo vệ các quyền tự do (mà họ được hưởng) khi họ đến đây lập nghiệp.Họ là
những người tốt nhất nên dùng để chống lại chiến lược rất thành công của CHNDTQ
nơi việc trưng bày những con rối của mình trong các tổ chức của Mặt trận Thống
nhất như là tiếng nói hợp pháp của Hoa kiều ở Úc. Sau khi bị vận động và quyến
rũ bởi những con rối, chính trị gia, nhà báo và lãnh đạo của tất cả các loại tổ
chức trên cả nước tin rằng họ đang đáp ứng mong muốn của "Người Úc gốc
Hoa". Thực tế thì họ đang nhảy theo giai điệu của ĐCSTQ. Những người Úc gốc
Hoa, họ lo sợ sự tiếp quản nước Úc bởi CHNDTQ và ngán ngẩm nhìn một thể chế độc
lập, rơi vào tầm ngắm của các lực lượng trung thành với ĐCSTQ. Đã từng sống dưới sự cai trị của
ĐCSTQ, họ hiểu phương pháp và mục tiêu của Đảng. Họ cũng hiểu rằng khi người Úc
bắt đầu chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của ĐCSTQ thì có một mối nguy hiểm
(chờ họ) là tất cả người Úc gốc Hoa sẽ phải chịu sự nghi ngờ. Họ chấp nhận điều
tổn hại này.
Chúng
ta không nên đánh giá thấp đoạn đường dài mà ĐCSTQ sẽ đi. Đại sứ quán và lãnh sự
quán TQ đã tổ chức những cuộc biều tình đường phố mà ở đó, một số người Úc gốc
Hoa và người Hoa ở Úc đã giương cờ TQ và hô khẩu hiệu ủng hộ Bắc Kinh. Điều này
chúng ta nên tạm dừng lại để suy nghĩ, nhất là đối với các cơ quan an ninh của
Úc. Một cuộc đình công quân sự hoặc sự đụng độ (chiến tranh) giữa Mỹ và TQ là rất
có thể trong tương lai gần.Có thể đó là cách duy nhất để ngăn chặn việc TQ thôn
tính và kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Một cuộc xung đột ở biển Đông có lẽ có nhiều
khả năng hơn, vì Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền bao gồm cả Đài Loan và các đảo bị
chiếm do Nhật tuyên bố chủ quyền. Trong tình huống này, Úc phải có nghĩa vụ ủng
hộ Mỹ.
Hãy nhớ
rằng có hơn một triệu người Trung Hoa ở Úc. Chúng ta có thể đoán rằng sẽ có một
số người, công dân và không Công dân cũng vậy, xuống đường biểu tình để bày tỏ
lòng trung thành của họ với Bắc Kinh - nói cách khác, với kẻ thù của Úc. Điều
này có thể khiến sự xung đột dân sự đang diễn ra trở nên nghiêm trọng, tình trạng
bất ổn sẽ được Đại sứ quán TQ tại Canberra dàn dựng.Các khả năng về sự bất hòa
dân sự không chỉ là suy đoán. Trong một điện thư gửi tới những người ủng hộ, những
người tổ chức cuộc biểu tình ủng hộ Bắc Kinh ở Melbourne vào tháng 7 năm 2016
thực sự đe dọa sẽ có rắc rối nếu Úc tiếp tục chống đối các yêu sách của Trung
Quốc ở Biển Đông: 'Là người Hoa ở Úc, chúng tôi không muốn thấy Úc rơi vào xung
đột và hỗn loạn'
Xung đột
dân sự sẽ chỉ là một trong vài hình thức gây áp lực mà Trung Quốc sẽ áp dụng đối
với chính phủ Úc trong tình huống có xung đột.Cảm tình viên của Bắc Kinh đã chiếm
những vị trí có ảnh hưởng trong các tổ chức hàng đầu. Một số người đang kêu gọi
từ bỏ Liên minh Hoa Kỳ và (đi theo) chính sách đối ngoại 'độc lập', hoặc thậm
chí là liên kết với Bắc Kinh. Những ý kiến này có thể được tìm thấy trên các
phương tiện truyền thông, các nhóm chuyên gia, các trường đại học, doanh nghiệp,
các cuộc vận động hành lang cho kinh doanh, dịch vụ công cộng và tất nhiên, là
cả nghị viện. Trong một cuộc xung đột, nhiều những kẻ bội phản (fifth colunist(1))
này sẽ kêu gọi một "giải pháp hòa bình", bất kể Trung Quốc đã hành động
xâm lấn như thế nào để kết thúc xung đột.Tôi đã hỏi một số bạn người Úc gốc Hoa
ở Sydney của tôi một câu hỏi khó: Trong số một triệu người Úc gốc Hoa, số người
trung thành với Bắc Kinh trước tiên có tỷ số nào và số người trung thành với nước
Úc trước tiên có tỷ số nào? Và có bao nhiêu phần trăm nằm đâu đó ở giữa? Không
thể có câu trả lời với bất kỳ mức độ chính xác nào, nhưng chúng ta cần phải có
vài ước đoán về nó. Câu trả lời ngay lập tức là: Bạn có ý gì khi nói 'người
TQ'? Bạn có muốn kể luôn những người từ Hồng Kông, Tân Gia Ba, Mã lai?Thế còn
người Tây Tạng - họ có là người TQ không?Để được công bằng, xin hãy giới hạn nó
với những người Hán sinh ra ở đại lục.
Một ước
tính là những người ủng hộ Bắc Kinh mạnh mẽ ở mức hai mươi đến ba mươi phần
trăm. Có lẽ chừng bốn mươi đến năm mươi phần trăm là số người trung tính (ở giữa);
họ không chống Bắc Kinh vì 'lòng yêu nước' của họ, nhưng họ lại thích đứng
ngoài chính trị. Còn lại hai mươi đến ba mươi phần trăm là những người (Úc gốc
Hoa) trung thành với nước Úc trước tiên. Tuy nhiên, rất ít người trong số họ sẵn
sàng lên tiếng vì họ sợ bị báo oán.
Một dự
đoán khác biệt khác.Những người 'thân cộng' cứng nhắc ở mức mười phần trăm người
Úc gốc Hoa, trong khi cùng một tỉ số như vậy là chống cộng mạnh mẽ. Có lẽ chừng
hai mươi đến ba mươi phần trăm là những người ủng hộ thầm lặng chế độ do ĐCSTQ
cai trị. Tất cả họ đều đồng ý rằng phần lớn cộng đồng ủng hộ sự khẳng định chủ
quyền của TQ ở biển Đông.Và hầu như tất cả người Hán đều tin rằng Tây Tạng và
Đài Loan thuộc về TQ.
Một số
chuyên gia về TQ mà tôi đã nói chuyện qua đều tin rằng đã quá muộn.Theo đánh
giá của họ, ĐCSTQ và các chi nhánh của nó đã cấy ghép rất sâu trong đất các tổ
chức của Úc, đến nỗi chúng ta không còn có thể bứng gốc rễ của nó ra nữa.Những
người khác thì lập luận rằng chúng ta có thể làm điều đó, nhưng tiến trình sẽ mất
mười năm.Điều này có vẻ đúng với tôi. Nhưng nó phụ thuộc vào điều tiên quyết là người Úc có muốn loại bỏ hoàn
toàn ảnh hưởng của ĐCSTQ lên xã hội của mình không. Hiện giờ có ít người hiểu được những nguy
hiểm đủ để cảm thấy mình cần phải bắt đầu thực hiện các bước để giành lại sự độc
lập của chúng ta, và giữ vững nó bất chấp sự trả thù không thể tránh khỏi (của
Bắc kinh). Sự ngây thơ và tự mãn của chúng ta là cái vốn mạnh nhất của Bắc
Kinh. Hướng đạo sinh đứng lên chống lại trùm mafia. Nhưng một khi người Úc thuộc
mọi gốc dân tộc khác nhau, hiểu được sự nguy hiểm, chúng ta có thể bắt đầu bảo
vệ các quyền tự do của mình từ chế độ toàn trị mới.
(1) A
fifth columnist is someone who secretly supports and helps the enemies of the
country or organization they are in.
Nhận xét
Đăng nhận xét