Tiếng Việt Trong Sáng: Tiếng Việt Dị Dạng Ngày Nay

Tiếng Việt Trong Sáng
Tiếng Việt Dị Dạng Ngày Nay


Quyền Được Biết

Kể từ khi linh mục Alexandre de Rhodes cùng nhóm của mình tạo ra chữ Quốc Ngữ cho người dân Việt Nam đến nay đã mấy trăm năm, tiếng Việt đã là Quốc Hồn, Quốc Túy của riêng nước Việt, các áng văn thơ, nhạc phẩm, văn hóa, giao tiếp, đã ngấm sâu vào mạch máu những ai mở mắt chào đời tại Việt Nam, có thể nói tiếng Việt là một ngôn ngữ riêng đặc thù cho một đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục để nuôi dưỡng và hình thành nên nền tảng con người Việt Nam.

Tiếng Việt là một ngôn ngữ đa dạng và phong phú, có thể nói rằng dù là người Việt Nam, dù đã tốt nghiệp Đại Học hay có những học hàm, học vị cao cũng chưa sử dụng hết tiếng Việt, tuy nhiên điều đáng buồn, đáng nói, chính là ngôn ngữ Tiếng Việt ngày nay đã bị pha trộn bằng nhiều loại từ vay mượn mà những ai có trình độ văn hóa đều cảm thấy khó chịu khi phải nghe loại ngôn ngữ này.

Một thời gian trước khi tên sát thủ Lê Văn Luyện giết người hàng loạt trong nước thì xuất hiện cụm từ: “Vãi cả Luyện”, nó có ý nghĩa là quá sức tưởng tượng, thoát thai từ cụm từ “Vãi cả linh hồn”, theo thời gian cụm từ này mai một và biến mất như nó đã từng có mặt vì tính thời sự của Lê Văn Luyện đã không còn...

Tiếp theo đó những cụm từ mà bọn TQ dùng trong các bộ phim chiến đấu của chúng trên Youtube đã thẩm thấu vào Việt Nam, các cụm từ “Chiến Lang”, “Phong Sát” đã được nhiều người VN sử dụng cho dù họ không hiểu rõ mình đang nói cái gì!

- “Chiến Lang” từ Hán có ý nghĩa là một chiến sỹ nếu dịch tương đồng Hán – Việt.

- “Phong Sát” dịch sát nghĩa Hán – Việt có nghĩa là Giết Gió hoặc nói trừu tượng hơn là Chém Gió.

Chỉ hai cụm từ trên mọi người đều đã thấy sự tiêm nhiễm độc hại từ TQ vào VN mà những người Việt rất hay sử dụng trong khi lại không biết rằng mình đang đem cái văn hóa Tàu Khựa vào đất nước mình.

Có thể kể ra rất nhiều cụm từ như: “Phân khúc” tiếng thuần Việt là Phiên Khúc và từ này chỉ để dùng trong sáng tác âm nhạc hoặc những đoản văn…; những cụm từ “Đại Táo”, “Tiểu Táo, “Đại trà”, “Hộ Khẩu”, “ngôn tình”...; đã du nhập và đã được cộng sản Hà Nội sử dụng và đem vào giáo dục trong nước.

Điều đó nói lên nước Việt Nam ngày nay đã dần mất nước bởi: “Tiếng Việt còn, người Việt còn – Tiếng Việt mất – người Việt mất”!.

Chưa hết, nhiều người trong nước gần đây hay sính ngoại và dùng Tiếng Việt pha trộn với tiếng Anh, nếu đó chỉ là những từ thông dụng như: OK, Yes hoặc No thì không có gì đáng nói, thế nhưng họ lại sử dụng loại tiếng Việt được cắt bỏ trở nên quái dị như từ: “Cực Chill” để làm ra vẻ mình là người rành Anh Ngữ nhưng thực ra họ không biết họ đang nói gì.

Chữ cực đứng riêng thường không rõ nghĩa, trong tiếng Việt chữ cực thường đứng chung với những từ bổ ngữ khác như: cực kỳ, cực khổ, cực chẳng đã, nhưng khi dân miền Bắc VN bỏ từ bổ nghĩa thì nó thành ra một cái từ không giống ai khi họ nói: cực giàu, cực sướng.... Đây là những từ tối nghĩa và làm cho người có văn hóa khó hiểu người đối diện muốn nói gì thay vì phải dùng từ đúng là cực kỳ giàu, cực kỳ sướng, hoặc muốn nói ngắn gọn hơn thì chỉ cần nói quá giàu, rất giàu theo đúng Tiếng Việt trong sáng.

Riêng từ Chill trong tiếng Anh có nghĩa là Lạnh, ớn lạnh, nguội, hết hăng hái, lạnh buốt, lạnh cóng, rùng mình, và khi người Việt trong nước ghép hai từ lại với nhau thành “cực chill” thì có ý nghĩa là cực kỳ lạnh chứ không hề là cực khoái, cực đã, quá sức tưởng tượng như họ nghĩ khi hay nói là: “cực chill quá các bạn ơi…”!

5d90019d-b9cc-4662-9af7-440f006b126d

  Hình minh họa cho ngôn ngữ quái đản: Đã Chill (lạnh) còn nhẹ nhàng! – nguồn Internet.


images (1)

Loại ngôn ngữ lai tạp ba rọi của Truyền Thông cộng sản: “Ba nữ giám đốc thương hiệu Việt livestream cùng Shopee – Tinh hoa Việt du ký.

Trong một câu văn dùng đến ba ngôn ngữ là Tiếng Việt – Tiếng Anh và tiếng Hán.
Nếu dịch sát nghĩa câu văn lủng củng này thì sẽ có nghĩa: “Ba nữ giám đốc thương hiệu Việt trực tiếp cùng Shopee – Tinh hoa Việt ký sự du.

Câu văn này nếu nói thuần Việt thì phải dùng như sau: - Ba nữ giám đốc thương hiệu Việt Nam trực tiếp? (trực tiếp cái gì: Giao lưu, họp mặt hay bàn bạc?) cùng Shopee – Tinh hoa Việt Nam du lịch ký sự.

Như đã nói ở trên ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta chưa sử dụng hết, và để minh chứng cho điều đó chúng tôi xin trình bày về phép bỏ dấu.

Trong bộ chữ Việt chúng ta có 5 bộ dấu chính là dấu sắc, dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng. Với bộ dấu này chúng ta có thể biến tấu ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta đa dạng hơn và điều đặc biệt là những từ mới này hoàn toàn là từ Thuần Việt của chữ Quốc Ngữ.

Ví dụ: chữ Anh, ta dùng bộ dấu vào toàn bộ thì sẽ có những chữ sau: Ánh, Ành, Ảnh, Ãnh, Ạnh. Trong năm chữ này chúng ta chưa sử dụng từ Ành, Ãnh và Ạnh. Thoạt nhìn có vẻ ngô nghê, kỳ cục nhưng xin thưa rằng nếu những chữ chưa dùng này chúng ta ghép vào một chữ khác thì sẽ phát minh ra một cụm từ ý nghĩa cho tự điển Việt Nam. Và sẽ có rất nhiều từ ngữ mới nữa sẽ xuất hiện nếu chúng ta dùng phép bỏ dấu vào những từ mình sử dụng hàng ngày.

Ngoài ra chúng ta còn có thể dùng phép sửa dấu để tìm tòi và phát minh ra những chữ mới cho Tiếng Việt.

Ví dụ: Uất nghẹn. Một từ thông dụng của Tiếng Việt mà chúng ta thường sử dụng. Tuy nhiên nếu chúng thay hay dấu sắc bằng dấu nặng thì chúng ta sẽ có từ Uật nghẹn. Chữ Uật này có gần gần giống như chữ Hận vì có dấu nặng, tuy nhiên nếu chúng ta dùng chữ uật nghẹn thay cho chữ uất nghẹn thì có thể diễn tả một tính từ cao hơn uất nghẹn bởi vì uật gần như muốn phản kháng, muốn chống đối nhưng không thể, và uật nghẹn cũng là một từ mới trong từ điển Tiếng Việt mà quan trọng hơn nó chính là một cụm từ Thuần Việt không lai tạp, vay mượn.

Cuối cùng để kết thúc bài viết chúng tôi xin nhắn gửi đến những người Việt Nam trong nước rằng chúng tôi rất cảm thông vì trình độ của các bạn khó mà cao như người dân tại các quốc gia văn minh bởi vì đảng cộng sản rắp tâm đào tạo những thế hệ ngu dân, không chọn Anh Ngữ là sinh ngữ chính trong giáo dục cho nên có thể các bạn không ý thức được mình đang nói cái gì…

Đó không phải là lỗi của bạn, để khắc phục điều đó các bạn có thể tự trau dồi vốn liếng sinh ngữ của mình…;

Nhưng:
- Các bạn phải nên nhớ rằng khi mình nói tiếng Việt thì phải là Thuần Việt không pha trộn, lai tạp và ngược lại khi các bạn dùng một ngôn ngữ khác thì phải lưu loát và làm cho người nghe hiểu được các bạn đang nói gì.

Điều đó là cần thiết để bảo vệ Hồn Dân Tộc đấy các bạn!.

Nhận xét

Bài được quan tâm