Ciputra - Dự án 3.000 tỷ đồng đeo bám Nguyễn Phú Trọng sau 20 năm

Ciputra - Dự án 3.000 tỷ đồng
đeo bám Nguyễn Phú Trọng sau 20 năm

FB Thao Le

Sau gần 20 năm, vụ sai phạm liên quan đến dự án Ciputra vẫn là một vết nhơ đeo bám Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đặc biệt, sau khi Bộ trưởng Công an Tô Lâm lên làm Chủ tịch nước, vụ Ciputra lại được xới lại. Tô Lâm đang sử dụng vụ này để hạ bệ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hoặc chí ít gây áp lực để mặc cả quyền lực.

Cần nhắc lại, ngày 14/2/2004, khi Nguyễn Phú Trọng đang là Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông đã chỉ đạo Hoàng Văn Nghiên ban hành quyết định số 4622/UB-NNĐC (QĐ 4642) áp giá đất thấp hơn 10 lần giá thị trường, chỉ 620.000 đồng/m2, trái với Nghị định 188/CP do Thủ tướng cs Phan Văn Khải ban hành. Điều này dẫn đến việc hàng nghìn hộ dân bị đền bù rẻ mạt, khiến nhiều người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất và khiếu kiện kéo dài.



Chỉ sau QĐ4622 16 ngày, Nguyễn Phú Trọng lại chỉ đạo nâng giá đất một số khu vực lên đến 12.000.000 đồng/m2 cho nhà đầu tư Ciputra, làm lợi cho nhà đầu tư 3.000 tỷ đồng trên tổng diện tích 323 ha đất vàng. Sự chênh lệch này gây thất thoát lớn cho Nhà nước, tạo ra những câu hỏi lớn về sự minh bạch và công bằng trong các quyết định liên quan đến đất đai.



Tháng 3/2012, trong cuộc họp phòng chống thất thu thuế, thứ trưởng Bộ tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã công khai nhắc đến dự án Ciputra, gây thất thoát thuế Nhà nước 3.000 tỷ đồng, với vốn đầu tư hơn 2,1 tỷ USD. Ngay sau đó, nhiều người đặt câu hỏi về dự án này đã phải về hưu sớm, bao gồm cả Đặng Hùng Võ.

Hiện tại, sau nhiều năm hứa hẹn hoàn thành, Ciputra Hanoi Mall vẫn chỉ là một đống sắt gỉ. Chủ đầu tư là Công ty Phát triển đô thị Nam Thăng Long đang tìm cách rút êm bằng cách bán dự án cho Lotte, trong khi khiếu kiện đền bù của người dân vẫn kéo dài. Dự án này, cùng với nhiều dự án khác, thể hiện rõ ràng sự thiếu minh bạch và hiệu quả trong quản lý tài sản công.

Ngày 1/8/2018, Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với Ban tuyên giáo, nhấn mạnh việc kiểm soát truyền thông, đẩy nhanh quy hoạch báo chí, không để các nhà báo tự do viết bài. Điều này có thể được hiểu như một nỗ lực nhằm tránh nhắc lại các vụ việc như Ciputra.

Với quyền lực mạnh mẽ và quyết tâm của Tô Lâm nhất là sau cuộc thanh trừng, loại bỏ 3 ủy viên bộ chính trị thuộc Tứ Trụ, xới lại vụ Ciputra có thể mang tới những biến động lớn trong chính trường cs Việt Nam.


Lộ tin TBT lấy 2 căn nhà Ciputra:
1 cái đã bán, 1 cái hiện con trai Nguyễn Phú Trường đang ở



Nhận xét

Bài được quan tâm