Đọc Và Suy Ngẫm: Ngục Trung Nhật Ký chỉ ra Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc?

Đọc Và Suy Ngẫm: Ngục Trung Nhật Ký
chỉ ra Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc?
Phương Nguyễn
Đọc các bài thơ trong tập thơ Ngục Trung Nhật Ký không thể phủ nhận tài dùng từ để diễn ý và chuyển tải tư tưởng của tác giả tập thơ là khá điêu luyện. Tuy nhiên, nếu bạn đọc yêu thơ chịu khó phân tích tư, ý, từ diễn đạt trong các bài thơ này sẽ nhận ra tác giả Ngục Trung Nhật Ký không phải là người Việt Nam.
Từ góc nhìn đó, các nhà nghiên cứu, các trí thức, học giả như Đỗ Thông Minh, Tâm Việt, Lê Hữu Mục mổ xẻ Ngục Trung Nhật Ký đã dẫn chứng hàng chục dữ kiện về nét bút, về nội dung tập thơ không nói gì tới đất nước Việt Nam, anh hùng hào kiệt Việt Nam mà chỉ nói về Trung Quốc, về Trung Hoa Quốc Dân Đảng.
Cũng như nếu tập thơ là của Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) và nếu Hồ là Quốc thì tại sao Hồ không viết về dân tộc Việt Nam mà viết về dân tộc Trung Hoa, và tại sao Hồ không tự dịch ra tiếng Việt mà phải lập ra ban dịch thơ tiếng Tàu sang tiếng Việt để phải mất mấy chục năm vẫn chưa xong.
Trên cơ sở đó, các ông Đỗ Thông Minh, Tâm Việt, Lê Hữu Mục khẳng định Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) ăn cắp thơ của ông Tàu nào đó chứ Hồ không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký.
Dù vậy, kết luận Hồ Chí Minh ăn cắp thơ của ông Tàu nào đó chỉ đúng khi Hồ Chí Minh với Nguyễn Ái Quốc là một người.
Ở góc nhìn khác, góc nhìn Hồ Chí Minh với Nguyễn Ái Quốc là 2 người khác nhau, và Hồ Chí Minh là thiếu tá Hồ Quang người Tàu, phụ trách tờ báo của Bát Lộ Quân, có nhiệm vụ biên tập, chép lại bản thảo, viết bài bằng bút lông, làm thơ theo thể thơ cổ của Tàu đăng trên tờ báo nội bộ Bát Lộ Quân thì Hồ không có khả năng chuyển tiếng Tàu sang tiếng Việt mà phải cần đến nhóm tinh thông hán học dịch thuật Ngục Trung Nhật Ký như đảng công sản Việt Nam đã làm.
Cũng như để xác định Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc, chúng ta cần mở rộng tầm nhìn ra ngoài khuôn khổ tập thơ Ngục Trung Nhật Ký, với nhiều đặc điểm chỉ ra Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc, cụ thể như:
- Tại sao chữ viết của Nguyễn Tất Thành viết thư xin vào học trường thuộc địa của Pháp hoàn toàn khác với chữ viết của Hồ Chí Minh viết di chúc?
- Tại sao Hồ Chí Minh làm thơ Nhật Ký Trong Tù và viết tự truyện Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch bằng tiếng Tàu mà không bằng tiếng Việt?
- Tại sao Nguyễn Ái Quốc khi trưởng thành cao 1,65cm, lúc già mang bí danh Hồ Chí Minh cao tầm 1,75cm?
- Không ai thấy Hồ Chí Minh mặc quốc phục Việt Nam mà chỉ mặc đại cán 4 túi của Tàu, kể từ khi xuất hiện ở hang Pác - Bó năm 1941?
- Không ai thấy Hồ Chí Minh lập bàn thờ cha mẹ ở phủ chủ tịch và cũng không ai thấy Hồ viếng mộ tổ tiên dòng họ Nguyễn Sinh và mẹ Hoàng Thị Loan trong 2 lần gọi là về thăm quê Nghệ An.
- Hồ Chí Minh không hề về Nghệ An lúc anh chị ruột của Nguyễn Ái Quốc còn sống mà mỗi năm Hồ đều về Tàu, kể từ năm 1950 cho đến lúc chết năm 1969?
- Tại sao Hồ Chí Minh viết sách xưng bác Hồ mà không xưng bác Minh như nếp sống văn hóa của người Việt Nam?
- Hồ Chí Minh được cho là thuộc dòng họ Nguyễn Sinh nhưng không ai thấy Hồ Chí Minh chụp hình với dòng tộc Nguyễn Sinh, mà có nhiều hình chụp cảnh gia đình Tàu ở bên Tàu?
- Tại sao Hồ Chí Minh tự xưng Nguyễn Ái Quốc, là người Việt nhưng lúc sắp chết lại đòi nghe nhạc Tàu?
- Nhìn khuôn mặt hàng trăm bức hình của nhân vật gọi là Hồ Chí Minh do Việt cộng trưng ra từ trẻ tới già, không ai thấy đó là một người.
- Tại sao Nguyễn Tất Thành xuống tàu vượt biên sang Pháp, nói là đi tìm đường cứu nước mang họ Nguyễn. Lúc quay về công thành danh toại lại nhận họ Hồ?
Ngoài ra, nếu cho rằng Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh ăn cắp tập thơ Ngục Trung Nhật Ký của ông Tàu nào đó, thì sẽ gặp khó trong việc nghiên cứu, tìm hiểu cuốn tự truyện “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch”, là tập văn kể chuyện hoạt động quốc tế cộng sản của Hồ viết bằng chữ Tàu, có văn phong khá tốt so với các bài báo, bản văn, bài thơ, bản di chúc sáng tác bằng tiếng Việt, được cho là tiếng mẹ đẻ. Đó là ngôn ngữ chính nhưng Hồ Chí Minh lại sử dụng tiếng mẹ đẻ rất ngô nghê khá buồn cười trong các bài thơ, bài văn tàng trữ trong viện bảo tàng Hồ Chí Minh và đăng tải trên các phương tiện truyền thông lề đảng.

Phương Nguyễn
- Hồ Chí Minh với Trung Quốc, của Hoàng Tranh, Nxb. Giải phóng quân, Bắc Kinh, 1984.

Nhận xét

Bài được quan tâm