Trận Lão Sơn trong cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt năm 1984
Trận Lão Sơn trong cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt năm 1984
Trần Trung Đạo
Dịch từ Internet China Defence
Lời người dịch:
Cuộc chiến Việt Trung lần thứ nhất xảy ra từ năm 1979 đã chấm dứt. Cả hai bên, vì những lý do khác nhau, đều hạn chế không cho dư luận thế giới và nhân dân của họ biết về những sự thật của cuộc chiến này. Sau năm 1979, trên những đỉnh đồi, những ngọn núi dọc biên giới Việt Trung, nhiều cuộc đụng độ lớn nhỏ vẫn thường xảy ra.
Bài viết ngắn dưới đây đăng trong trang Internet China Defence và cũng được in trong tác phẩm Dữ Kiện Bí Mật Của Chiến Tranh Trung-Việt (Secret Records of Sino-Vietnamese War) của ba tác giả Jin Hui, Zhang Hui Sheng and Zhang Wei Ming là một trong số rất ít tài liệu về những trận đánh đã được tiết lộ.
Bài viết dựa theo lời kể của một Trung đoàn trưởng pháo binh Tàu.
Mặc dù trong nhiều đoạn, người kể không che giấu được tính khoác lác, cường điệu, song qua những dữ kiện do viên Trung đoàn trưởng cung cấp, cũng chứng tỏ rằng Tàu chưa bao giờ từ bỏ giấc mộng thiên triều xâm lược bắt nguồn từ chính sách bá quyền truyền thống của họ.
Bài tường thuật do một Trung đoàn trưởng pháo binh Quân đội Tàu trong cuộc chiến Trung-Việt năm 1984. Tôi không biết chắc chắn về mức độ chính xác của bản tường thuật nhưng khá gần với những gì tôi đã được đọc về chiến tranh Trung-Việt. Bài tường thuật có nhiều dữ kiện rất chi tiết.Lưu ý: Núi Lão Sơn, cao 1422 mét trên mặt biển. Lão Sơn có nghĩa là “Núi Già” theo tiếng Tàu. Lão Sơn nằm bên trong lãnh thổ VN gần biên giới Tàu. […] Jin Hui
Ngày 18 tháng 2 chúng tôi tiến đến Ei-Liang, và ngày 20 đến đồi Ma-Sho. Sau 40 ngày chuẩn bị, ngày 1 tháng Tư, 3 đại đội gia nhập ” Đề án 142 “. Họ bắn vài loạt đạn về phía VN và rút ngay, để buộc phía VN trả đũa, và qua đó, để lộ vị trí.
Chúng tôi dùng đại pháo để áp đảo phía VN. Ngày 26 tháng 4, mọi việc đã được chuẩn bị sẵn sàng và Lực Lượng Đặc Nhiệm Pháo Binh 119 được thành lập.
Để chiếm một căn cứ hỏa lực, chúng tôi tiến quân vào ban đêm. Không ai được phép gây tiếng động. Chúng tôi tháo gỡ các bộ phận súng 85 ly và chỉ lắp ráp lại sau khi đến căn cứ.
Tầm hỏa lực chỉ cách quân VN 500 mét. Để thấy đường đi, chúng tôi dùng các tấm vải trải giường trắng. Chúng tôi bố trí súng dọc phía bên phải của một căn nhà hoang. Trung đội 4 thám thính tiến quá sát với vị trí của quân VN, chỉ cách 400 mét và trong tầm bắn thẳng.
Ngày 28 tháng 4, lúc 5 giờ 50 sáng, pháo binh bắt đầu khai hỏa. Sau 34 phút pháo kích, mặt đất như bắt đầu rung chuyển. Lúc 6 giờ 24 phút sáng, khi trận pháo kích vừa ngưng, bộ binh mở cuộc tấn công. Quân đội VN phản ứng trong vòng 2 phút. Và ngay trong loạt đạn đầu tiên họ đã bắn hạ một Trung đội trưởng của chúng tôi. Anh ta là đồng chí đầu tiên hy sinh tại Lão Sơn. Chúng tôi bắn yểm trợ cho bộ binh. Bộ binh tiến bằng cách nhảy từ miệng hố đạn này sang hố đạn khác. Sau 9 phút, chúng tôi chiếm được điểm cao 662.6, và 54 phút sau, núi Lão Sơn hoàn toàn lọt vào tay chúng tôi. Đến 3 giờ 30 chiều, khoảng 20 điểm cao phía đông điểm cao 662.6 cũng lọt vào tay chúng tôi. Chúng tôi cũng triệt hạ một xe tăng của phía VN bằng 5 phát pháo trực xạ.
Lính Trung quốc đang cắm cờ tại đỉnh núi 1509 ( núi Lão Sơn ) trong trận chiến ngày 28-4-1984. |
Trung Quốc đang “đứng gác hộ” DOANH TRẠI QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM bỏ ngõ. |
Ngày 12 tháng 7, quân VN phản kích
Đơn vị pháo 100 mm |
Chúng tôi dự đoán quân VN sẽ tấn công lúc 5 giờ sáng. Lúc nửa khuya, chúng tôi có 2,5 lần số đạn bình thường sẵn sàng cho các khẩu pháo. Lúc 3 giờ sáng, tổng hành dinh thông báo 3 vị trí của quân VN và ra lịnh khai hỏa vào các vị trí đó
Lính Trung Quốc đứng cạnh những người lính Việt Nam đã anh dũng hy sinh vì đất nước |
Ngay lúc đó chúng tôi mới khám phá ra rằng lực lượng tấn công của phía VN chỉ cách phòng tuyến chúng tôi 500 mét. Hai Tiểu đoàn trưởng của quân VN bị giết tại chỗ. Mặc dù không có chỉ huy, quân VN đã không từ bỏ vị trí của họ. Những lính bị thương cũng không rên rỉ. Họ di chuyển thương binh ra khỏi khu vực sau khi hỏa châu vừa tắt. Kỷ luật của quân VN thật không thể nào tin được.
Những người hy sinh trên đỉnh núi 1509 (núi Lão Sơn), bởi “Bài học dạy cho Việt Nam lần thứ hai”, trong cuộc chiến Việt-Trung 1984-1989. |
Lúc 5 giờ sáng, cả địa ngục rung rinh. Trận đánh bùng nổ tại mọi phía. Chúng tôi bắt được tù binh đầu tiên tại điểm này sau khi đã gây thương vong trầm trọng cho địch quân. Qua các tù binh, chúng tôi biết những gì đã xảy ra trước đó.
Quân VN quả thật có kỷ luật rất cao, đến nỗi họ tung ra cuộc tấn công theo đúng kế hoạch ngay cả khi chỉ huy trưởng của họ đã tử trận. Quân VN rất giỏi giấu tung tích. Họ phối hợp chặt chẽ với nhau ngay cả không dùng một phương tiện truyền tin vô tuyến nào trước khi tấn công.
Ngay khi quân VN tấn công, các đơn vị bộ binh chúng tôi gọi pháo yểm trợ. Tôi lo lắng sẽ bắn nhầm quân bạn. Bộ chỉ huy ra lịnh tôi khóa phòng tuyến bằng cách bắn vào làn sóng tấn công thứ hai. Làn sóng tấn công thứ nhất thường là các đơn vị thám thính, nơi phía sau có thể có cả trung đoàn đang yểm trợ. Các giàn tên lửa của chúng tôi nhả 13 tràng liên tục. Ngoài ra các khẩu pháo 85 ly, 100 ly, 152 ly cũng tham gia phản kích.
Chúng tôi bắn 200 mét về phía trước tại 6 điểm. Từ trái sang phải và trở lại sang trái. Hỏa lực pháo chúng tôi dựng lên một bức tường lửa chung quanh các đơn vị của chúng tôi. Chúng tôi giết rất nhiều quân VN và nhiều ống phóng tên lửa của chúng tôi nóng đỏ rực. Trong ngày đó, trung đoàn chúng tôi bắn trên 10 ngàn viên pháo.
Đến trưa, chúng tôi hết đạn. Khi tin này được báo lên Chang Yo-Hop, ông ta thật không vui. Không có hỏa lực pháo yểm trợ, thật không có cách gì ngăn chặn được sức tấn công của 6 trung đoàn quân VN. Tôi đã gọi tăng viện đạn dược ngay khi viên pháo đầu tiên được bắn đi.
Lúc 1 giờ chiều thì 470 xe tải chở đạn cũng vừa tới. Quân đội VN đã chiếm lại được cao điểm 164. Một trong những tiểu đoàn của họ chỉ còn 6 người sống sót nhưng họ vẫn tiến. Lực lượng bộ binh của chúng tôi bắt đầu khai hỏa phản công ngay.
Các ống phóng tên lửa |
Chúng tôi không thể ăn, chỉ uống sạch cả bốn thùng rượu.
Ngày 14 tháng 7, chúng tôi ra tín hiệu cho phép phía VN đến thu hồi xác chết. Chúng tôi yêu cầu họ mang cờ Hồng Thập Tự, mỗi toán không được quá 50 người và không được mang theo vũ khí. Một toán khoảng 60 đến 70 lính VN đến, không có cờ. Khi phát hiện ra họ không tuân theo thỏa thuận vì họ có mang theo súng, chúng tôi khai hỏa.
Thông cáo đặc biệt của Trung Quốc cho phép phiá Việt Nam ta được phép đi lấy xác bộ đội ta trên chiến trường… |
Các cựu chiến binh Trung Quốc tham dự trận đánh Núi Lão Sơn (đỉnh núi 1509) chụp hình lưu niệm trên đỉnh Núi Lão Sơn… nay thuộc về Trung Quốc |
Về trận chiến trên cao điểm 1509 ở Hà Giang 1984 (Tài liệu phản biện –NCLS)
Địa hình Hà Giang |
Lịch sử:
Điểm cao 1509 thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Đây là vị trí có khả năng khống chế khu vực bờ bắc suối Thanh Thủy cho đến cửa khẩu Thanh Thủy phía đông sông Lô. Đỉnh 1509 gồm 2 mỏm, đường biên giới Việt-Trung chạy qua giữa 2 mỏm này.
Sau chiến tranh biên giới tháng 2 năm 1979, ta đưa bộ đội lên chốt giữ cả 2 mỏm của 1509 (nghĩa là cả phần nằm trong lãnh thổ Trung Quốc).
Ngày 28-4-1984, sau hơn 3 tuần pháo kích, quân Trung Quốc mở cuộc tiến công vào khu vực Thanh Thủy ở bờ đông sông Lô. Lực lượng chốt giữ của ta yếu hơn địch, bị thương vong nên không giữ được trận địa. Đỉnh 1509 cùng một số điểm cao thấp hơn như 772, 685, bình độ 300-400… bị quân Trung Quốc chiếm đóng (khu điểm cao này được Trung Quốc gọi chung là núi Lão Sơn).
Sau này, ta mở nhiều chiến dịch nhằm giành lại các vị trí bị lấn chiếm, nhưng do tương quan lực lượng chênh lệch nên không thể lấy lại toàn bộ (trong đó có 1509). Đến tháng 9-1989, sau khi chiến sự 2 bên chấm dứt, quân Trung Quốc đã rút khỏi các điểm bị chiếm đóng này.
Hiện trạng:
Điểm cao 1509 hiện nay được khôi phục đúng như trạng thái vốn có trước năm 1979, nghĩa là mỗi bên giữ 1 mỏm. Theo thông tin từ bộ đội biên phòng tỉnh Hà Giang, phần 1509 nằm bên phía Trung Quốc thì công binh Trung Quốc xây công sự kiên cố, còn phần nằm bên ta thì không xây. Hiện nay chúng ta vẫn đang tiếp tục khắc phục mìn còn lại trên 1509 và nhiều điểm cao khác.
Về cuộc chiến:
(a) Bản thân cái tên “Núi Đất” cũng vốn cũng không có thật, vì khu vực 1509 không có tên riêng, chỉ có số hiệu điểm cao (phía Trung Quốc thì đặt tên là “Lão Sơn”).
(b) Có thông tin cho là Việt Nam mất 1509, Trung Quốc xây cả đài tưởng niệm trên đỉnh. Điều này các bạn đọc lại phần 2 ở trên. Thực tế thì Trung Quốc không xây trên đỉnh 1509 mà ở phía sau, mà cho dù có xây trên mỏm 1509 nằm bên đất Trung Quốc thì đấy cũng là việc của họ, không ảnh hưởng đến ta.
(c) Về “chiến công” của Trung Quốc giết hơn 3.700 chiến sĩ Việt Nam trong trận đánh 12-7-1984, ngụy tạo việc 3000 tù binh, thương binh, tử sĩ Việt Nam bị thiêu và chôn tập thể. Đây là thông tin bịa đặt. Thực tế trận 12-7 ta chỉ có vài tiểu đoàn trực tiếp đánh, có thương vong nặng nhưng không đến con số nghìn. Nội việc ở vùng núi đá, giữa chiến sự mà đi đào hố, thu gom để chôn 3000 xác đã là quá vô lý rồi (thực tế các cựu chiến binh Việt Nam cho biết là vẫn quay lại trận địa gần 1 tuần để đưa các tử sĩ về mà không gặp trở ngại, thấy súng đạn của tử sĩ còn nguyên chứng tỏ quân Trung Quốc cũng không dám ra ngoài thu vũ khí).
Theo FB Giáo Dục Quốc Phòng
Nhận xét
Đăng nhận xét