Quả Báo Bọn Ăn Cơm Quốc Gia Thờ Ma Cộng Sản
Quả Báo Bọn Ăn Cơm Quốc Gia Thờ Ma Cộng Sản
Mậu Thân ... Máu Và Nước Mắt ! - Thơ Xuân Ngọc Nguyễn |
FB Thy Anh
Ở đời, ác lai ác báo; có vay có
trả; gieo gió gặt bão;
Một việc thiện lành trao đi
trăm ngàn ơn phước đáo lại.
Điểm mặt một số bọn “ăn cơm quốc
gia thờ ma Cộng Sản”
Ở miền Trung thì nổi bật những
tên Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Ngô Kha, Trần
Quang Vọng,Trần Hữu Lực, Trần Duy Phiên, Lê Văn Ngăn, Trần Vàng Sao, Võ Quê ,
Nguyễn Công Khế , Huỳnh Ngọc Chênh…
Hoàng Phủ Ngọc Tường phải sống
những ngày khổ nhục, oán hận, khi thấy người đồng chí trẻ của y là Bửu Chỉ đang
ngủ với vợ của y là nữ đồng chí, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
Ở Miền Nam, thì có Tôn Nữ Thị
Ninh, LS Trần Ngọc Liễng, GS Lý Chánh Trung, LS Ngô Bá Thành. Những LM Chân
Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Phan Khắc Từ, các thượng tọa Thích Trí Quang, Nhất Hạnh.
Thành phần thứ ba và Mặt Trận
Nhân Dân Cứu Đói
Ni sư Huỳnh Liên, tịnh xá Ngọc
Phương biểu tình chống chính quyền Sài Gòn năm 1973.
Mặt Trận Nhân Dân Cứu Đói
Ra đời tháng 9 năm 1974 do Đại
đức Thích Hiển Pháp làm Chủ tịch. Dân biểu Nguyễn Văn Hàm làm Tổng Thư ký. Các
nghệ sĩ Kim Cương, Thanh Nga tích cực tham dự. Ni sư Huỳnh Liên, LM. Phan Khắc
Từ, các DB Kiều Mộng Thu, Hồ Ngọc Nhuận, GS Lý Chánh Trung, LS Ngô Bá Thành…
“Ta đưa một số cán bộ đứng tên
vào mặt trận: Ngọc Trảng, Ba Thép, Xuân Thượng, với khẩu hiệu “Lá lành đùm lá
rách” ẩn chứa nội dung tố cáo chế độ.
Hình thức biểu tình rất sáng
tạo, biểu tình có ca hát “Dậy mà đi”. Biểu tình “xa luân chiến”, không lớn mà
liên miên từ ngày nầy qua đêm khác, đêm nầy qua đêm nọ như bánh xe quay, làm
cho cảnh sát ngụy mất ăn mất ngủ”.
Phong trào thì công khai, nhưng
ra báo thì bí mật. Công khai thì có Kiều Mộng Thu trong báo Đại Dân Tộc, ở tờ
Điện tín thì có Lý Chánh Trung. Về phía bí mật, Cứu Đói in 10.000 bản phổ biến
trong quần chúng.
Ni sư Huỳnh Liên sinh tại Mỷ Tho
năm 1923, mất ngày 16-4-1987, tên thật là Nguyễn Thị Trừ, ni sư trưởng Tịnh xá
Ngọc Phượng. Đại biểu QH Khoá VI. Phó Chủ tịch UB/MTTQ Sài Gòn, Ủy viên TW
MTTQ/VN.
Bọn cứu đói cứng họng, cảm thấy
ô nhục khi nhân dân kêu đói, khi đồng bào ăn bo bo, ăn độn mà chúng lặn mất, im
thin thít của thái độ hèn nhát, lưu manh.
Dân biểu Nguyễn Văn Hàm
Nguyễn Văn Hàm khoe thành tích
như sau: “Ở Sài Gòn có những cuộc biểu tình mà tôi và những người khác đã tổ
chức rất công phu như “phong trào cứu đói”, “ký giả đi ăn mày”. Cũng có những
cuộc biểu tình tự phát, không cần ai tổ chức cả. Quần chúng qui tụ quanh chúng
tôi, gọi là “lực lượng thứ ba”.
“Quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi,
Nguyễn Văn Hàm làm thơ, viết báo, giảng dạy triết học, văn chương. Tham gia
Quốc Hội Hạ Viện khoá 2 (1971), là một dân biểu đối lập, thủ lĩnh phong trào
quần chúng Phật giáo”.
Sau 1975, đương sự làm Phó Chủ
tịch Hội Đồng Nhân Dân, bên cạnh Ủy Ban Nhân Dân. Hội đồng chả có quyền hạn gì
cả, rồi hắn bị đá ra. Vợ và con vượt biên qua Úc. Có đứa con gái đang sống ở
Minnesota, nhưng không nhìn cha.
Sinh viên nằm vùng
Danh sách 16 sinh viên bị chính
quyền VNCH bắt giữ
Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy, Lê
Thành Yến, Phùng Hữu Trân, Trần Khiêm, Đỗ Hữu Ứng, Lê Anh, Võ Ba, Đỗ Hữu Bút,
Hồ Nghĩa, Cao Thị Quế Hương, Trương Hồng Liên, Trương Thị Kim Liên, Võ Thị Tố
Nga.
Danh sách sinh viên thoát ly ra
căn cứ Bắc Lộ 7, Campuchia.
Phan Công Trình, Nguyễn Đình
Mai,Tôn Thất Lập, Trần Long Ân, Nguyễn Văn Sanh, Lê Thành Yến, Trương Quốc
Khánh, Huỳnh Ngọc Hải, Huỳnh Quang Thư, Dương Văn Đầy, Trần Ngọc Hảo, Hai Nam,
Năm Sao, Trần Thị Ngọc Dung, Hà Văn Hùng, Trương Quốc Khoách.
Sinh viên Việt Cộng nằm vùng
Huỳnh Tấn Mẫm
Huỳnh Tấn Mẫm tên thật là Trần
Văn Thật, sinh năm 1943 tại Sài Gòn. Trước 1975 là một đảng viên cộng sản nằm
vùng, hoạt động công khai ở Sài Gòn. Sau 1975, học tiếp y khoa, ra bác sĩ. Sang
học Liên Xô về Triết học Mác Lênin.
Trở về VN được cử làm Tổng Biên
Tập báo Thanh Niên. Là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc và hội viên Hội Liên
Hiệp Thanh Niên.
Với những chức vụ như thế, Huỳnh
Tấn Mẫm (HTM) trở thành một cán bộ thuộc hàng cao cấp, có tiếng tâm của Sài
Gòn.
Huỳnh Tấn Mẫm mở mắt nhưng quá
trễ
Con đường hoạn lộ của HTM bị
nhiều trắc trở, vì thực tế sau 1975 cho thấy, cái quan điểm tự do dân chủ kiểu
“tư sản” của miền Nam không còn được áp dụng trong chế độ chuyên chế XHCN.
Ngoài HTM ra, các sinh viên VC khác cũng đều vở mộng, cho nên đã thể hiện những
hành động bị cho là “chệch hướng”, không được lòng đảng vì khác đường lối, nên
bị hạ tầng công tác, loại trừ.
Đã vậy, vợ của cán bộ cao cấp
lại làm chủ hụi và giựt hụi. Vợ ra toà lãnh án đã đành, Huỳnh Tấn Mẫm còn bị
kêu ra toà làm chứng chống lại vợ, nên mất uy tín.
Thế là một cuộc đảo chánh trong
nội bộ, đã khai trừ HTM ra khỏi tờ báo Thanh Niên năm 1990. Được chuyển về Hội
Hồng Thập Tự, làm bác sĩ phụ trách phòng mạch miễn phí, thế là hết cơ hội chấm
mút, thu hoạch như các đồng chí khác trên đường hữu sản hoá cán bộ trong thời
đổi mới, mở cửa.
Mở phòng mạch ngoài giờ, chuyên
chăm sóc da mặt, nặn mụn cho phụ nữ, nhưng chẳng có ai chiếu cố tới, vì bác sĩ
cách mạng, có một thời không được bịnh nhân tin tưởng bằng “bác sĩ ngụy”. Riêng
cá nhân HTM, trước kia chỉ lo biểu tình, đấu tranh, chạy trốn và ở tù, thì còn
ngày giờ đâu mà học với hành. Hơn nữa, đảng cần “hồng” hơn “chuyên”, chỉ cần có
quan điểm lập trường 101% cộng sản là một bác sĩ tốt rồi.
Phòng mạch ế. Bị gán là bác sĩ
chính trị, mà thứ chính trị của CNCS đã bị ném vào sọt rác từ lâu rồi. Người ta
nhận xét: “bác sĩ nửa vời, chính trị nửa vời, cuộc đời cũng nửa vời, gia đình
tan nát, sự nghiệp tiêu tan.
Hình ảnh “anh hùng” vang bóng
một thời, làm rung chuyển chế độ miền Nam đã chấm dứt trong cay đắng, chán
chường, tiêu cực, mệt mõi”
Kể ra ông trời cũng có con mắt.
Thành Đoàn Cộng Sản giết sinh
viên Lê Khắc Sinh Nhật
Ngày 28-6-1971, Biệt Động Thành
bắn chết sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật ngay tại hành lang trường Luật Sài Gòn.
Ban ám sát Thành Đoàn cử 2 tên
tới Đại Học Luật Khoa, số 4 đường Duy Tân, nhận là người nhà muốn gặp Lê Khắc
Sinh Nhật có việc cần.
Lúc đó, sắp tới mùa thi cuối
năm, Nhật đang hướng dẫn sinh viên năm thứ nhất về cách thức thi cử tại một
giảng đường. Nhật vừa ra tới hành lang, thì một tên móc súng bắn liền 3 phát
vào ngực. Hắn phóng lên một chiếc Honda nổ máy chờ sẵn.
Hắn ném lại một quả lựu đạn
nhưng may mắn, lựu đạn không nổ. Cảnh sát gác bên ngoài bắn 3 phát chỉ thiên.
Nhạc sĩ Vũ Thành An sáng tác một bài hát tưởng niệm Lê Khắc Sinh Nhật.
Thành Đoàn CS giết SV Lê Khắc
Sinh Nhật (LKSN) vì 2 lý do:
- Một là răn đe các sinh viên
thuần túy, có tinh thần quốc gia
- Hai là để trả mối hận bị đánh
bại trong 2 cuộc bầu cử, mà Liên danh của LKSN đã thắng Liên danh SV Việt Cộng
Trịnh Đình Ban, trong cuộc bầu cử Ban Đại Diện SV trường Luật niên khoá
1970-1971.
Và đã thắng Liên danh SV/VC
trong tay Thành Đoàn trong cuộc bầu cử Ban Đại Diện Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn,
tại Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp (Nông Lâm Súc) ngày 20-6-1971.
Trong cuộc bầu cử nầy, khi thấy
kết quả nghiêng về phía Liên danh LKSN do SV Lý Bửu Lâm đứng đầu, thì bọn SV/VC
giở ngay bản chất côn đồ, nhảy lên bục “đá thùng phiếu để hủy bỏ kết quả bầu
cử” và ấu đả, hỗn chiến xảy ra” (Trích trong “Trui rèn trong lửa đỏ” trang 21
của Trần Bạch Đằng )
Bị thất bại trong cuộc bầu cử,
Thành Đoàn CS cay cú, đưa ra 2 quyết định:
- Một là, sát hại SV Lê Khắc Sinh
Nhật
- Hai là, chỉ thị cho SV Huỳnh Tấn
Mẫm, tập họp một số SV tại Tổng Vụ Thanh Niên Phật Tử, số 294 Công Lý, vào ngày
28-7-1971 để bầu ra một tổ chức ma, chưa bao giờ có, đó là “Tổng Hội Sinh Viên
VN” do Huỳnh Tấn Mẫm làm Chủ tịch. Tổ chức nầy không đại diện cho ai cả, ngoài
đám SV/VC và một số ít bị lừa.
Quyết định hạ sát SV Lê Khắc
Sinh Nhật là một hành động tội ác của Thành Đoàn CS/SG.
Thành đoàn Việt cộng SG giết GS
Nguyễn Văn Bông
Ngày 10-11-1971, SV/VC Vũ Quang
Hùng (bí danh Ba Diệp, năm thứ 3 Khoa học) và tên Lê Văn Châu, dùng chất nổ ám
sát chết GS Nguyễn Văn Bông, Viện trưởng Quốc Gia Hành Chánh, tại ngã tư Cao
Thắng - Phan Thanh Giản.
Hai tên Hùng và Châu thuộc Trinh
sát võ trang bí số S1, hoạt động nội thành SG-GĐ, thuộc Ban An ninh T4 của
Thành Ủy SG-GĐ (trong mật khu). Cả hai bị bắt, đày đi Côn Đảo.
Sau ngày 30-4-1975, Vũ Quang
Hùng viết : “Tôi ám sát người sắp làm thủ tướng” và rất hảnh diện về thành tích
đó.
Tên Hùng giải thích lý do giết
GS Nguyễn Văn Bông như sau: “Tin tình báo cho biết, GS Nguyễn Văn Bông sẽ làm
thủ tướng vì chính quyền ngụy muốn chuyển từ quân sự sang dân sự. GS Bông là
một trí thức rất có uy tín mà lên làm Thủ tướng, thì cách mạng sẽ khó khăn hơn.
Để giữ bí mật, tôi đặt tên mục tiêu phải giết với bí số G.33”.
Đến tháng 4 năm 2000, trong lễ
kỷ niện 25 năm ngày “chiến thắng 30 tháng 4”, nhà báo chuyên về tình báo Nam
Thi của báo Thanh Niên, cũng kể lại “thành tích” nầy, trong đó có sự trợ giúp
đắc lực của SV kiến trúc Nguyễn Hữu Thái, người đã theo tướng Dương Văn Minh
đến đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng trong ngày 30-4-1975.
Chính SV Nguyễn Hữu Thái làm
“xướng ngôn viên bất đắt dĩ”, đã giới thiệu tướng DVM đọc tuyên bố. Sau đó,
Nguyễn Hữu Thái xuất cảnh sang Canada theo diện đoàn tụ gia đình. ( Theo vc sao
không ở lại liếm bọn vc hả ?? )
Ngoài việc ám sát GS Nguyễn Văn
Bông, Thành Đoàn còn ném lựu đạn M-26 vào xe của BS Lê Minh Trí, Tổng trưởng
GD&TN ngày 6-1-1969.
Hai tháng sau, đến lượt BS Trần
Anh, Tân Viện Trưởng Viện Đại Học Sài Gòn, bị bắn chết trước cổng trường Chu
Văn An, bên cạnh Đại học xá Minh Mạng, ngang nhà thờ Ngã Sáu, Chợ Lớn. BS Trần
Anh đang đi bộ từ Bộ Y Tế trên đường về nhà ở bên cạnh Đại học xá Minh Mạng.
………
Đem tình trạng “Việt Cộng nằm
vùng ở Miền Nam trước năm 1975”, đặt vào tình trạng của phong trào đấu tranh
cho một nước VN tự do, dân chủ, nhân quyền hiện tại, thì mới thấy rõ bài bản,
âm mưu và kỹ thuật đánh phá của VC trong nước.
Thời nào cũng vậy, ở đâu cũng có
bọn lưu manh nằm vùng cả. Bản chất của bọn nằm vùng là gian manh, xảo trá và
phản bội, tôi ác của bọn chúng là đã góp phần đưa dân tộc VN vào chế độ độc tài
Cộng Sản hiện nay.
Trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn
năm bia miệng vẫn còn trơ trơ, đừng có tưởng chết là hết.( Ngưng trích )
FB Thy Anh (Miền Nam vàSài Gòn Xưa)
Nhận xét
Đăng nhận xét