TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 173

TRANG THƠ NHẠC
VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 173

Hoàng Trường Sa phụ trách
Hao Đào Tươi Sắc- Thơ Lê Nam

CÂU ĐỐI



1) Vế xuất "Tết Tù" của Thiên Nga Trật Đường Rầy:

Xuất: Tết đến trong một góc tù, lòng Tù lao xao bữa cơm có thịt. (Trật Đường Rầy)

2) Câu đối "Dân Nghèo" của Thiên Nga Trật Đường Rầy: 

Xuất: Dân Nghèo
    Ngày cuối năm không nhà, xấp giấy số trên tay, 
    Bụng đói, chân run, Tết đến,
    Bốn mươi tám năm sao chưa thấy Thiên Đường, nhắm mắt lại thấy Địa Ngục Môn phía trước. (Trật Đường Rầy)

Đối: Nước Mạt
    Tháng Tư ngày Ba Mươi, Một Chín Bẩy Lăm hận,
    Tan hàng, bỏ xứ, Xuân vong.
    Hơn nửa thế kỷ còn ác mộng Mậu Thân, thịt xương chồng chất Khe Đá Mài ... oán thán. (Nina)

....

Năm MÈO (Quý Mẹo) qua đi – Mừng năm RỒNG (Giáp Thìn) đến, xin góp vui một vài câu đối:

3) Vế xuất về nói lái của 2N:

Xuất: Số tuổi con Rồng bằng số tổng con Ruồi! (.2N)

4) Thêm vế xuất về nói lái của 2N:
 
Xuất: Rồng yêu Mèo mả – Rồng ma Mèo yểu! (.2N)

Đối: Mèo ngao Rồng lộn – Mèo ngôn Rồng lạo. (Hai Nu)

5) Vế xuất về nói lái của Hai Nu:

Xuất: Xứ Mẽo Rồng đáo – Xứ Mão Rồng .éo. (Hai Nu)

Đối: Đón Rồng đá Mèo - .Éo Rồng đá mòn. (Hai Nu)

6) Vế xuất về nói lái của Nina:

Xuất: Mèo chuột Rồng rắn – Mắng chuột Rồng réo. (NIna)

Đối: Mèo ngao Rồng lộn – Rồng ngôn Mèo lạo. (Hai Nu)

7) Trích truyện cười "Quan thị và quan võ xỏ nhau" dùng làm vế xuất:

Xuất: Thị vào hầu, thị đứng thị trông,
    Thị cũng muốn, thị không có ấy. (Quan Võ)

Đối: Vũ cậy mạnh, vũ ra vũ múa,
    Vũ gặp mưa, vũ ướt cả lông. (Quan Thị)

Đối: Trọng lú nặng, Trọng khỉ đu giữa,
Trọng láo quá, Trọng được Tập chuộng. (*) (Việt Nhân)

(*): Trọng có 4 nghĩa: Nặng; quá (như chữ 'trọng bệnh'); chuộng (như chữ 'trọng nông'); giữa (như chữ 'trọng xuân' = giữa Tháng 2, 'trọng đệ' = em thứ 2 ).

8) Vế xuất mời đối về "Quà cáp cấp trên" của Hà Sĩ Phu:

Xuất: Tết này vui đốt pháo, đừng quà cáp cấp trên! (HSP)

Đối: Xuân đó (Mậu Thân) hận cộng thù, giết đồng bào khắp chốn. (Hai Nu)

9) Vế xuất mời đối về "Gió Bắc - Rồng lộn" của Hà Sĩ Phu:

Xuất: Thủ đô tên thật Rồng bay, gió Bắc thổi mong Rồng chẳng lộn! (HSP)

Đối: Hạ-nồi bó-chả Cáo hấp, hơi Nam ai oán Cáo-lỳ-hô. (Hai Nu)

10) Vế xuất mời đối về "Món Xiếc" của Hà Sĩ Phu:

Xuất: Hấp dẫn thay MÓN XIẾC Việt Nam, một canh bạc đánh đùa quân tham nhũng! (HSP)
 
Đối: Tang tóc lắm MẬU THÂN Đất Huế, ngàn mạng người bị giết, đập chôn sống. (Hai Nu)

11) Vế xuất về "Bánh Chưng & Bánh Tét" của Việt Phi Trung:

Xuất: Tết đến chưng bánh Tét không tét
    Năm mới tét bánh Chưng có chưn!    (*) (Việt Phi Trung)

(*) Tét bánh = Cắt bánh; Chưn = Chân (Xem hình của VPT)

12) Vế xuất về "Chơi" tặng Hoàng Trường Sa và 3 MOD của Thơ Sĩ M-16:

Xuất: "Có Nhiêu Chơi Nhiêu", có nhiều Chơi nhiều, 
    có ít Chơi ít, còn trơ Gốc Mít cũng Chơi. HíHí... (Thơ Sĩ M-16)

- Đối 1: "Còn Bả Đánh Bả", còn Chó đánh Chó, 
    còn lòng Trộn Lòng,     có đống Lòng Trộn trâu Đánh. KhàKhà... (Nina)

- Đối 2: "Không Nhột Chọc Nhột", không nhục Chọc nhục, 
    không chửi chọc chửi, vẫn quen Miệng LưỡI càng Chọc. HeHe... (Việt Nhân)

13) Vế xuất về "Còn Dư Sức Đạn" của Thơ Sĩ M-16:

Xuất: Còn Dư Sức Đạn
    Gốc Mít du dương, Miệng Lưỡi ngọt ngào, với Giai Nhân vẫn tình như đã.
    Súng Đạn lên nòng, Dao Găm còn bén, với Giặc Thù còn đủ sức chơi. (Thơ Sĩ M-16)

Đối: Tự Do - Thơ Nhạc
    Sầu Riêng lặng lẽ, Lòng Người quạnh quẽ, nhờ Thơ Nhạc san sẻ cuối Trời.
    Bá Tánh cuống cuồng, Thế Thái nhiễu nhương, vọng Tự Do vãng hồi đất Mẹ. (Thi Lẻ Nina)

14) Lê Nam ra câu đối "nhân đọc mấy Câu Đối Tết Của Hà Sĩ Phu":

Xuất: 
    Sĩ Phu Bắc Hà thơ phú văn chương, "trí thức Giáo Sư Tiến Sĩ ", niềng kim cô nửa xanh nửa đỏ, hèn nhục đầu hàng. *
    Nông Dân Nam Bộ lưỡi cày liềm gặt, Lớp Năm Lớp Bảy trường làng, màu lúa thơm rực rỡ ánh vàng,    giá nào cũng "dở." (Lê Nam)

Đối: 
    Xuân Tụ Câu Đối luật rừng xã nghĩa, Thầy Zù U Tú nhân dân, não tàu hủ đội đảng đội hù, trung thành phản cuội!?
    Tết Tàn Lời Trao trúng vườn trúng chợ,     Bà Sáu Ông Năm xóm dưới, cam vàng trĩu cành chín rục rã, chẳng ma nào mua!? (.2N)

(*) Gồm cả những Tiến Sĩ Nguyễn Quang A, Tiến Sĩ Chu Hảo, Giáo Sư Nguyễn Huệ Chi, Nhà làm phim Trần Thủy (Tác giả "Nếu Đi Hết Biển"), nhà văn" Phạm Đình Trọng, "nhà thơ" Tố Hữu.v..v... Và tất cả những kẻ tự nhận hay được người ta gọi là "trí thức."

15) Câu đối về "Thầy Gian Trò Ác" của Thơ Sĩ M-16:

    Mao Trạch Đông có nói: "Trí Thức không bằng cục phân", phân đỏ phân xanh cũng đều là Cứt.
    Hồ Chí Minh đã làm, Trí Phú Địa Hào giết sạch, Phú Địa Hào nhiều kẻ cũng thương Dân. (Thơ Sĩ M-16)

16) Vế xuất về lời bình "chất xám ngược đãi, chất thải nâng quan" của Dũng Houston:

Xuất: Thấy chất xám bị ngược đãi - Thấy chất thải được nâng quan. (Dũng Houston)

Đối: Nói bắc kỳ là kỳ thị - Nói bắc kinh bèn trọng thị. (Hai Nu)

17) Vế xuất về nói lái của 2N:

Xuất: Tết Rồng Thăng Long Thả Rông - Tông Rồng Thăng Long Thả Rết ! (.2N)

18) Vế xuất về nói lái của Hai Nu:

Xuất: Rồng Hà 'Lội' Lồng Lộn - ..Ồn Lồi Hạ Rồng Rộng. (Hai Nu)

19) Thêm vế xuất nói lái với "Rồng Thăng Lông" của 2N:

Xuất: Rồng 'Thăng Lông' Đang Nằm - Rằm 'Thông Lăng' Đang Nồng. (.2N)

20) Thêm vế xuất  nói lái của 2N:

Xuất: Tết Tộc Rồng Thả Rông - Tông Tộc Rồng Thả Rết. (.2N)


THƠ

Nô Vong - Thơ Xuan Ngoc Nguyen

Hịch Quang Trung - Thơ Phan Huy MPH

Mậu Thân ... Máu Và Nước Mắt - Thơ Xuan Ngoc Nguyen

Lãng Quên - Thơ Thai Tran

Hoa Rừng Văn Lang - Thơ Thì Thầm

Xuân Xa Xứ - Thơ Chiêu Anh

Xuân Về - Thơ Chiêu Anh

Xuân - Thơ Chế Lan Viên

Mai Đào Thuở Trươc - Thơ Trật Đường Rầy

Huế Oán - Thơ Tô Thùy Yên

Valentine's Day - Thơ Xuan Ngoc Nguyen

Bà Hoàng Nội Y - Biếm thơ Thanh Thanh


Ngập Tràn Sắc Xuân - Thơ Đỗ Công Luận

Xót Xa - Thơ Hàn Thiên Lương

Thêm Một Mùa Xuân - Thơ Chiêu Anh

 Biếm thơ Vô Địch Võ Văn

Khai Bút Đầu Năm - Thơ BP461

(Xem thêm phần chú thích trong bài Trang Thơ Nhạc 172)


NHẠC

Hội Trống Rước Cờ Việt Nam 
Đoàn Trống La San

Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ
Nhạc Sĩ : Nguyễn Đức Quang - Hợp Ca

Cho Đồng Bào Tôi 
Nhạc Sĩ: NĐ Quang & Việt Dzũng - Ca Sĩ: ĐT Luân & Nhật Lâm

Đám Cưới Đầu Xuân
Nhạc Sĩ: Trần Thiện Thanh - Ca Sĩ: Tâm Đoan & Thế Sơn

Người Lính & Mùa Xuân


TIẾU LÂM

1) "Biết bố mày là ai không?"


Nữ bí thư huyện đoàn hỏi hai con:
- Mày biết bố mày là ai không?
- Không biết. Sao vậy mẹ?
- Thì hỏi chơi vậy thôi.
- Mẹ biết bố con là ai không?
- Không biết. Sao vậy con?
- Thì hỏi chơi thôi. Mẹ còn không biết thì làm sao con biết được. 😪 😪

(Vùng Lên diệt cs)


2) Sát sinh tội nặng lắm!

Một người đánh cá đem cá vào chợ bán. Có nhà sư trông thấy, bảo:
- Ngày nào ngươi cũng sát sinh, tội nặng lắm! Ðể nhà chùa làm lễ sám hối cho, có bằng lòng không?
Người đánh cá hỏi: 
- Sám hối thì phải thế nào?
Sư bảo: 
- Bán rẻ cá cho nhà chùa để nhà chùa phóng sinh, thả xuống ao.
Người đánh cá nói:
- Vâng! Nhưng xin nhà chùa cho mỗi con năm tiền, chứ kém không được.
Sư nói:
- Nam mô phật! Sao đắt thế! Xưa nay nhà chùa vẫn mua cá rán ở hàng cơm cũng chỉ có ba tiền một con, nữa là cá chưa rán.

3) Hết khoe chữ

Có một nhà sư hay khoe chữ, thích đối đáp. Một hôm, học trò vào vui cảnh chùa, nhà sư ra câu đối, thách đối:
- Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ!
Thấy câu đối có ý châm chọc mình, anh học trò liền trả miếng:
- Trên sư dưới sãi, ngảng lưng trở lại, trên vãi dưới sư!

Từ đó, nhà sư chỉ lo đọc kinh kệ, không dám khoe chữ nữa.

4) Cha cố và sư ông thi tài

Một ông cha thấy sư đang đăng đàn làm lễ, muốn xỏ ông sư, đọc luông một vế câu đối:
Sư ông đăng đàn, vãi ra kia, tiểu ra đấy.

Vãi vừa có ý bà vãi, vừa có ý đại tiện, tiểu vừa có ý chú tiểu, vừa có ý tiểu tiện.

Nhà sư cũng không vừa, chờ hôm chủ nhật thất cho đang rửa tội mới vào nhà thờ đối lại:
Cố cha rửa tội, cha đằng trước, sờ đằng sau.

Câu đối lại cũng tài tình! Cha có hai nghĩa: ông cha, và "tra" vào; sờ cũng có hai ý: bà sơ (soeur) và sờ mó.


 Việt Phi Trung

"Tình Nhân" - Kẻ Đỡ Người Nâng - Biếm thơ Việt Phi Trung

5) Cô dâu thử tài chú rể

Tối hôm động phòng, cô dâu đóng cửa buồng không cho chú rể vào, ra một vế câu đối, bảo đối được mới mở cửa. Cô dâu đọc:
- Hang Thiên Thai, then khóa động đào, đóng chặt lại kẻo chàng Lưu quen lối cũ

Cô dâu đã dùng điển "Lưu thần nhập Thiên Thai" để ra câu đối. Nhưng chú rể không phải tay vừa, dùng luông điển "Bái Công nhà Hán dẫn quân vào cửa Hàm Cốc", đôi lại:
Cửa Hàm Cốc, lỏng khuôn tạo hóa, mở toang ra cho ông Bái dân quân vào.

Cô dâu chịu là đối giỏi và mở toang ngay cửa ra để đón chú rể vào.

6) Câu Đối

Một ông nọ có tính thích làm câu đối, hằng ngày ông thường đặt ra cho mình phải nghĩ ra được một câu. Hôm đó đã là cuối buổi chiều 30 Tết, ông vẫn chưa nghĩ ra được một câu nào, trong lúc đang mải suy nghĩ thì bỗng thấy một con chó sủa rất hăng về phía ông. Ông tức quá, nhưng cũng chợt nảy ra được một câu: 
    “Chiều ba mươi con chó sủa”.

Sáng hôm sau trong lúc đang ngủ nghe thấy tiếng vợ ho nhiều quá nghĩ mà thương, bèn viết luôn: 
    “Sáng mồng một vợ tôi ho”.

Rồi ngay sau đó, đọc lại cả hai vế của câu đối cho vợ nghe, vợ bèn tức giận lôi chồng ra định làm to chuyện vì dám coi vợ như một con chó.

Lúc này ông ta phải vội giải thích:
- “Sáng” đối với “chiều”, “mồng một” đối với “ba mươi”, “vợ” đối với “con”, bà thấy có được không?
Bà vợ tỏ ra cũng xuôi xuôi. Ông nói tiếp:
- “Chó sủa” đối với “tôi ho”. Đấy bà thấy không, tôi ví tôi ho với con chó sủa đấy chứ…
Đến đây bà vợ chỉ còn biết cười…

7) Ảnh ai đây ?

Cặp tình nhân nọ yêu nhau đã lâu, tình cảm đã đến độ sâu đậm. Một hôm, cô gái đưa chàng trai về nhà mình và hai người qua đêm với nhau ở đó. 

Buổi sáng, khi thức dậy, chàng trai nhìn thấy bên giường có treo bức ảnh một người đàn ông rất tuấn tú. Đương nhiên, anh chàng cảm thấy lo ngại, bèn hỏi, giọng run rẩy: 
- Ảnh ai đây? Chồng em à? 
- Không! - Cô gái đáp. 
- Hay là người yêu cũ của em? 
- Cũng không phải nốt! - Cô gái khúc khích cười và nhéo tai chàng trai. 
- Vậy chắc là bố em? 
- Không! 
- Thế đó là ai? 
- ... Em. Em ngày xưa đấy!!!

PHIM ẢNH

Hình Ảnh Tết Xưa 1949

Biển Mặn (
Trần Thiện Thanh)
 


Tiên Sư Cha HCM - Hình nhột JMSS

Ngày Xuân Thăm Nhau - Hình Thái An Vu



Xuân Tha Hương - Thơ Phan Huy MPH

Cung Chúc Tân Xuân & Năm Mới Chúc Xuân- Thơ Chiêu Anh

Hoàng Trường Sa phụ trách


Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 179

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 180