Đọc Và Suy Ngẫm: Tại sao trước khi chết HCM đòi nghe nhạc Tàu và VC lại bịa ra chuyện ...
Đọc Và Suy Ngẫm: Tại sao trước khi chết HCM đòi nghe nhạc Tàu và VC lại bịa ra chuyện y tá Ngô Thị Oanh hát nhạc Việt cho Hồ nghe?
Năm 1989 chuyện láo xoay quanh cái chết của Hồ được tiếp diễn sang chuyện Vũ Kỳ thư ký riêng của Hồ kể lại cảnh trước khi chết, Hồ đòi nghe câu hò Huế, câu ví dặm của xứ nghệ cho nhạc sĩ Trần Hoàn nghe lúc 2 người nằm điều trị bệnh tại Bệnh Viện Việt - Xô.
Từ câu chuyện gặp gỡ của Vũ Kỳ với Trần Hoàn trong bệnh viện Việt - Xô do bồi bút bịa ra trở thành nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ Trần Hoàn sáng tác bài hát “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” vào dịp kỷ niệm 20 năm Hồ Chí Minh chết.
Câu chuyện sáng tác bài hát của Trần Hoàn có lời “em gái nhỏ” hát cho Hồ nghe trước lúc đi xa, làm cho nhiều người thắc mắc muốn biết cô gái nhỏ ấy là ai nhưng có đến 20 năm sau khi Hồ chết, đã không có lời giải thích thỏa đáng.
Mãi cho đến ngày 25/01/2010 báo điện tử Quân Đội Nhân Dân đăng bài “Ba lần bác cười trước lúc đi xa” với nhân vật chính là y tá Vương Tịnh Minh kể lại chuyện trước khi Hồ chết như sau:
"Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo. Bác nghe xong rất vui, Bác nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi, tặng tôi một bông hoa biểu thị cảm ơn".
Câu chuyện của y tá trong đoàn y sĩ Tàu kể lại đã giải tỏa được thắc mắc “em gái nhỏ” hát cho Hồ nghe trong bản nhạc của nhạc sĩ Trần Hoàn. Thế nhưng ban tuyên giáo trung ương đảng cộng sản Việt Nam không chịu thua và bịa ra “em gái nhỏ” y tá Ngô Thị Oanh hát cho Hồ nghe trước khi chết đăng ngày 20/06/2017 trên trang thông tin điện tử của ban quản lý lăng Hồ Chí Minh như sau:
"Buổi sáng ngày 02/09 tôi vào mời Bác uống thuốc, cắt móng tay cho Người, cắt xong Bác hài lòng hỏi tôi:
- Cháu tên gì?
- Dạ thưa Bác, cháu tên Ngô Thị Oanh ạ!
- Quê cháu ở đâu?
- Thưa Bác! Quê cháu ở Liên Châu, huyện An Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc ạ!
- Cháu có biết hát không? Tôi đang lúng túng chưa biết thưa Bác thế nào thì đồng chí Vũ Kỳ đứng cạnh đó trả lời giúp tôi.
- Thưa Bác! Để cháu Oanh hát Bác nghe. Bất ngờ và hồi hộp, tôi trấn tĩnh và hát bài: "Chiến sĩ quân y làm theo lời Bác" và bài dân ca quan họ Bắc Ninh "Người ở đừng về"
Câu chuyện bịa về “em gái nhỏ” hát cho Hồ nghe trước lúc đi xa, trong ca khúc của nhạc sĩ Trần Hoàn lộ rõ hơn trong bài viết đăng trên tạp chí điện tử Việt Times:
“Sáng 02/09/1969, khi các đồng chí trong Trung ương Đảng vào thăm, Bác còn hỏi đại tướng Võ Nguyên Giáp và thủ tướng Phạm Văn Đồng xem lễ mít tinh kỷ niệm ngày 02/09 ở Quảng trường Ba Đình chuẩn bị như thế nào?
Khi mọi người ra khỏi, đã 9h sáng là giờ ăn của Hồ Chủ tịch, nên chị Oanh vào hỏi: “Bác ăn súp nhé?” và Bác gật đầu đồng ý. Nhưng chị vừa quay ra bảo người phục vụ mang súp cho Bác, lúc quay vào đã thấy mọi người đang tập trung cấp cứu đến 9:47 sáng Người ra đi…”
Tại sao trước khi chết Hồ Chí Minh đòi nghe nhạc Tàu và tại sao Việt cộng bịa ra chuyện y tá Ngô Thị Oanh hát nhạc Việt và dân ca quan họ Bắc Ninh cho Hồ nghe trước khi chết?
Không có gì khó hiểu, Hồ Chí Minh là người Tàu nên trước khi chết mới đòi nghe nhạc Tàu và Việt cộng bịa ra chuyện y tá Ngô Thị Oanh hát cho Hồ nghe trước khi chết là cố che giấu thân phận Tàu nhập Việt đóng thế Nguyễn Ái Quốc của tình báo Hoa Nam mang bí danh Hồ Chí Minh.
Nhận xét
Đăng nhận xét