Diễn Đàn Trái Chiều - Vì Sao Y Tế Hoa Kỳ Đắt Tiền

Diễn Đàn Trái Chiều

Chủ Trương Vũ Linh

Vì Sao Y Tế Hoa Kỳ Đắt Tiền

 

Freedom Fighter

    Để tiếp nối với chủ đề y tế Hoa Kỳ, tuần này chúng ta tìm hiểu câu trả lời vì sao chi phí dành cho y tế Hoa Kỳ cao nhất thế giới. 

    Theo US Centers for Medicare and Medicaid Services (CMS), năm 2023, Hoa Kỳ tiêu 4,5 ngàn tỷ đồng, trung bình 13.493USD/người, hay 17% GPD trong việc chăm sóc sức khỏe cho dân. CMS là cơ quan của chính phủ Liên Bang chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động chi trả các dịch vụ y tế cho hơn 100 triệu người Mỹ qua các chương trình bảo hiểm y tế Medicare cho người già, Medicaid cho người có lợi tức thấp, trẻ em nghèo và các trung tâm trao đổi bảo hiểm -health insurance marketplace- còn được gọi là bảo hiểm ObamaCare. 

    Để tiện cho việc so sánh chi phí dành cho y tế, chúng ta sẽ giới hạn sự so sánh với 3 nước tân tiến có nền kỹ nghệ nặng tương đương với Hoa Kỳ trong năm 2022: Canada, Đức và Pháp. Canada tiêu 331 tỷ, 6.319 USD/người, hay 12,2% GPD. Đức 8.011 USD/người hay 13,2% GPD; Pháp 6.517 USD/người hay 12,21% GPD. Và Hoa Kỳ 12.555 USD/người chiếm 17,3% GPD (như đã viết ở phần trên, chỉ trong một năm chi phí cho y tế tại Mỹ đã tăng lên 938đ, thành 13.493đ).  

https://www.healthsystemtracker.org/chart-collection/health-spending-u-s-compare-countries/#Health%20expenditures%20per%20capita,%20U.S.%20dollars,%20PPP%20adjusted,%202022

https://en.m.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_total_health_expenditure_per_capita  

    Qua những dữ kiện trên ta thấy y tế Hoa Kỳ tốn gấp đôi Pháp và Canada, và hơn Đức 1/3 lần. 

    Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng những chiết tính về chi tiêu của Hoa Kỳ không chính xác cho lắm vì không một cơ quan nào có thể kiểm chứng được dân số chính xác của Hoa Kỳ do nạn di dân lậu từ mấy chục năm nay, nhất là sự gia tăng bất ngờ của di dân lậu tràn vào Mỹ từ khi Biden nhậm chức. Luật Mỹ buộc các bệnh viện phải chữa trị đầy đủ, không được từ chối bất cứ ai đặt chân vào phòng cấp cứu và không được quyền hỏi giấy tờ di trú. Đó không phải thẩm quyền của nhân viên nhà thương. Tuy mang tiếng phải bỏ ra trên 4,5 ngàn tỷ đồng nhưng nếu phải chia theo số dân cơ hữu và cộng thêm số di dân lậu, có thể lên đến 15% dân số Mỹ, ‘khách du lịch’ vãng lai sang chữa bệnh chùa và đẻ con giữ chỗ (anchor baby) thì số tiền cho mỗi đầu người có thể giảm bằng các quốc gia kể trên. 

    Bài viết này dựa trên những dữ kiện và thông số khả tín trên internet, có thể không phản ánh chính xác thực trạng tại các nước Đức, Pháp và Canada vì người viết cũng chưa từng đặt chân sang Âu châu một lần nào, không biết tiếng Pháp và Đức, và nhất là không phải chuyên gia học rộng hiểu nhiều, không có bằng cử nhân tiến sĩ ngoài bằng cử tạ khiêm nhường nhưng đầy tự tin trái chiều cố hữu. Bây giờ chúng ta quay lại với đề tài chính. 

    Theo những nghiên cứu thì người ta cho rằng hệ thống y tế Hoa Kỳ quá tốn kém vì những nguyên nhân sau đây: phí tổn của hệ thống hành chính điều hành bệnh viện và các hãng bảo hiểm, giá thuốc tây đắt, lương nhân viên y tế cao, bệnh viện chém giá cắt cổ, giá bảo hiểm cho những sai sót nghề nghiệp của bệnh viện và bác sĩ cao (malpractice insurance), ăn uống và ma túy gây nhiều chứng bệnh nan y, kỹ thuật tân kỳ đòi hỏi chi phí cũng cao hơn. 

https://www.investopedia.com/articles/personal-finance/080615/6-reasons-healthcare-so-expensive-us.asp  

https://www.pgpf.org/blog/2024/01/why-are-americans-paying-more-for-healthcare  

https://www.peoplekeep.com/blog/nine-reasons-for-rising-health-care-costs?hs_amp=true

    Các chứng bệnh nan y do ma túy và ăn uống gây ra đã được nhắc đến trong bài viết trước, và dĩ nhiên cũng dễ hiểu. Người Mỹ có tỷ lệ trọng lượng so với chiều cao (body mass index) hơn các nước Âu châu và Canada. Âu cũng là cái giá phải trả của sự thực dụng qua McDonald và CocaCola. Tuy Hoa Kỳ trẻ trung và năng động nhưng hệ thống hành chính điều hành chính phủ cũng như một số lãnh vực như y tế và các hãng bảo hiểm thì lại rất quan liêu, ù lỳ và chậm chạp. Kỹ nghệ mua bán bảo hiểm vô cùng phức tạp và vĩ đại với nhiều đạo luật, điều khoản của 50 tiểu bang chồng chéo lên nhau dẫn đến hậu quả một hệ thống hành chính cồng kềnh, quan nhiều hơn lính và chẳng ai chịu trách nhiệm trực tiếp trong công việc của mình. Nếu quý độc giả chẳng may cần phải gọi điện thoại cho các hãng bảo hiểm xin sự đồng ý trước khi mổ, hoặc thắc mắc về các hoá đơn sẽ thấy cái nhiêu khê từ việc chờ nhân viên gọi lại trả lời cho đến các thủ tục nộp đơn, chờ cứu xét và chấp thuận nó dài như khi xin tiền già ở Sở An Sinh Xã Hội. Phương châm của bảo hiểm là càng chần chờ lâu thì càng có lời, không bao giờ họ muốn chi ra cho con bệnh. 

    Gần đây, đảng DC, các trí thức cấp tiến và sinh viên trẻ đẩy mạnh chiến dịch đòi Mỹ phải cải tổ y tế toàn diện chuyển từ tư nhân sang hệ thống y tế quốc doanh theo mô thức XHCN hay ít ra cũng giống như các nước Âu châu. Họ lên án việc bệnh viện, các hãng bảo hiểm ăn lời quá mức; bác sĩ và nhân viên y tế lương cao; và các hãng thuốc tây chém bệnh nhân thẳng tay khiến người nghèo và trung lưu thấp không có khả năng chữa bệnh. Nhưng đó chỉ là một nửa sự thật. Như đã trình bày ở trên, CMS là cơ quan Liên Bang đã lo cho hơn 60 triệu người có lợi tức thấp qua các chương trình Medicare, Medicaid, bảo hiểm cho thiếu nhi. Nói người nghèo không có bảo hiểm y tế là nói sai hoàn toàn. 

    Phe cấp tiến cho rằng lương bác sĩ và y tá Mỹ quá cao so với Canada, Pháp và Đức. Họ quên một điều là học phí đại học của các nước này được chính phủ đài thọ đầy đủ, từ mức thuế thu nhập của dân chúng đóng từ 40-45%. SV y khoa Đức trả rất ít và chương trình là 6 năm sau trung học. 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5617919/

https://erudera.com/medicine/germany/#:~:text=You%20can%20get%20your%20medical,250%20(%24300)%20per%20semester 

    Pháp học trong 10 năm, đóng €380/năm, gần như là free. 

https://medicalstudyguide.com/student-living-cost-in-france.html 

    Canada là 8 năm, tốn kém ít hơn Mỹ cũng vì mức thuế thu nhập cao hơn Mỹ, SV phải trả khoảng 100,000đ tiền Canada. 

https://www.auamed.org/blog/how-much-is-medical-school-in-canada/ 

    Tại Hoa Kỳ, việc đào tạo một BS tốn từ 6-10 năm sau khi có bằng cử nhân vì BS Mỹ có rất nhiều chuyên khoa, họ không khám bệnh ngoại lệ ngoài chuyên môn và bằng hành nghề vì luật và bảo hiểm nghề nghiệp không cho phép. SV sẽ phải tốn thêm trung bình 250.000đ. Y tá học 2-4 năm, cũng nợ khoảng 80-100.000đ, họ sẽ có lương 50-60đ/h. Vì BS và y tá Mỹ phải tự túc trả tiền túi hoặc ký giấy nợ ĐH, họ sẽ được trả công đúng mức khi ra trường là lẽ tất nhiên theo định luật bù trừ của xã hội tư bản. Trong khi đó BS Âu châu phải biết chữa thêm một hai khoa phụ, nên chi phí chung sẽ ít hơn bên Mỹ. Một y tá tại Đức chịu trách nhiệm cho 10 bệnh nhân trong ca, trong khi tại Mỹ lương cao hơn nhưng y tá Mỹ chỉ săn sóc cho 4-6 bệnh nhân. Vậy nên duy trì tình trạng y tế Mỹ như hiện nay hay nên bắt chước các nước Âu châu khi phải đóng thuế nhiều để phải gặp BS đa khoa, đợi lâu mới được y tá đến thay băng?  

https://www.1nurse.com/blog/story/2022/04/18/how-become-nurse-germany-guide-foreign-nurses/?

    Và hình như di dân lậu  tại Đức và Tây không được chữa trị miễn phí vô hạn định như bên Mỹ. Trước khi Liên Âu có chính sách đón di dân thì những di dân bất hợp pháp không được hưởng những chính sách y tế miễn phí. Những năm gần đây khi dân bắc Phi làm loạn Âu châu thì họ mới nới rộng các dịch vụ y tế bán công, bất vụ lợi (NGO) giúp di dân lậu chữa trị trong giới hạn của các clinic. Thế thì giữa Mỹ và Liên Âu ai rộng lượng hơn? Và nếu phải chiết tính lại số tiền Đức và Pháp phải trả cho di dân bất hợp pháp ở mức độ hơn 30 triệu lượt người  trải dài trên 50 năm nay một cách rộng rãi như Hoa Kỳ phải gánh chịu vì có hàng trăm cây số đường biên giới bỏ ngỏ với các quốc gia nghèo miền nam, tôi nghĩ phí tổn y tế của Hoa Kỳ sẽ không hơn Liên Âu là bao nhiêu. 

https://www.infomigrants.net/en/post/20743/germany-sick-without-papers#:~:text=What%20if%20you%20have%20no,obliged%20to%20treat%20any%20emergency 

https://www.icmigrations.cnrs.fr/en/2022/07/25/defacto-031-07/  

https://publichealthreviews.biomedcentral.com/articles/10.1186/s40985-016-0017-4  

    Nhân câu chuyện di dân lậu, người viết xin được chia sẻ những kinh nghiệm mắt thấy tai nghe trong 29 năm làm việc tại bệnh viện. Phí tổn một ngày nằm trong ICU khoảng 10-15 ngàn đô, chưa kể tiền thuốc, mổ xẻ và các máy móc. Phần lớn các bảo hiểm y tế giới hạn -cap off- ở mức 1 triệu đồng, hoặc ít hơn nếu là bảo hiểm dỏm. Thân nhân của bệnh nhân sẽ được ban tài chính bệnh viện cho biết bảo hiểm còn lại là bao nhiêu và sẽ phải bỏ tiền túi ra bao nhiêu trong trường hợp bệnh nặng phải nằm lâu. Nếu không phải xuất viện trước khi lành hẳn. Nhưng với di dân lậu, tứ cố vô thân, bệnh viện không thể xiết nợ nhà và xe, họ được nằm trong bệnh viện bao nhiêu lâu cũng được vì các phí tổn đều do Liên Bang đài thọ, lấy từ các ngân sách của Medicare, Medicaid do tiền thuế chúng ta đóng góp. Di dân lậu không có lai lịch, và nguồn gốc, cũng có thể họ không chịu khai, bệnh viện không có điều kiện cũng như thẩm quyền để sưu tra lý lịch. Nhà thương ôm của nợ này và san sẻ những lỗ lã trên đầu những bệnh nhân có bảo hiểm. Dù lương y như từ mẫu, nhưng bệnh viện cũng là một business. Đã làm thương mại thì phải có lời. TT Trump là người đầu tiên lên tiếng bảo vệ quyền lợi của công dân Hoa Kỳ qua bất công này. Vì lẽ đó, gia đình tôi mang ơn ông và ủng hộ ông triệt để! 

    Chính phủ không hề quan tâm đến sự đắt đỏ của giá thuốc tây mà dân phải trả. Họ có mắt nhưng mù vì 5,17 tỷ đồng do các hãng bào chế thuốc tặng trong 24 năm qua dưới hình thức vận động hành lang (lobby). Nếu không mù, họ đã dùng lợi thế sức mạnh của 100 triệu người tiêu thụ qua các chương trình Medicare, Medicaid, ObamaCare để buộc các hãng thuốc phải hạ giá hoặc trình bày giá thật. Hiệp hội các bệnh viện, hãng bảo hiểm BlueCross BlueShield và các nhà bào chế thuốc là top donor cho các nhà lập pháp trong năm 2023. Nói một cách khác chính nhà nước tích cực đóng góp vào sự tốn kém của y tế Hoa Kỳ. 

https://www.investopedia.com/investing/which-industry-spends-most-lobbying-antm-so/  

https://www.opensecrets.org/federal-lobbying/top-spenders

    Chúng ta cũng cần ghi nhận, Hoa Kỳ là cái nôi của hầu hết những nghiên cứu khoa học và phát minh tân tiến xuất phát từ tinh thần sáng tạo, và cần cù của văn hóa năng động, trẻ trung của người Mỹ. Hoa Kỳ đứng đầu, chiếm 36,4% trong việc chế tạo các loại thuốc mới, 33,8 % các bằng phát minh của thế giới, vượt xa Đức đứng hàng thứ tư với 7,5% và Pháp 4,9% hạng năm, Canada cầm cờ đỏ 1,7% trong lãnh vực này. Tôi nêu lên những con số không phải chê Âu châu và Canada nghèo và kém nhưng để quý độc giả thấy dựa vào nhà nước sẽ giết tinh thần sáng tạo, và văn hóa trẻ trung.

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2866602/#:~:text=As%20shown%20in%20Figures%203,of%2043.7%25%20of%20the%20NMEs

    Cái giá phải trả cho vị trí lãnh đạo khoa học kỹ thuật rất đắt, tổng cộng chi phí các nghiên cứu từ đầu cho đến khi hoàn thành một loại thuốc kể cả các nghiên cứu hỏng là 1 đến 2 tỷ đô. Chỉ trong năm 2019, các hãng bào chế thuốc của Hoa Kỳ đã phải bỏ ra 83 tỷ đồng trong việc nghiên cứu và phát minh ra thuốc mới. Nhắc đến đây, tôi nhớ đến không ít quý độc giả lớn tuổi đã viết thư sang Mỹ xin người nhà gửi thuốc về để chữa bệnh hoặc đem bán cho con buôn chợ đen vì ai cũng hiểu thuốc của Mỹ là số một và có giá nhất, mặc dù chẳng hiểu trên label nó viết cái gì. 

https://www.cbo.gov/publication/57126  

    Từ khi nghiên cứu cho đến khi thuốc được thử nghiệm trên những volunteer là 10-15 năm và chờ được FDA cho phép xử dụng khoảng 6 tháng cho đến 1 năm nữa. Vì lý do này, các hãng bào chế thuốc phải đấm mõm cho các đầy tớ nhân dân 5,17 tỷ đồng để các quan chức nhà nước khẩn trương lên cho họ lấy vốn về. 

https://matchtrial.health/en/how-long-does-it-take-to-develop-a-new-drug 

    Xin tạm kết thúc chuyện y tế bằng câu chuyện thật vừa mới sảy ra cách đây 3 ngày mà chính mắt tôi thấy tại bệnh viện. Số là các bệnh viện nhỏ thường buộc nhân viên phải biết làm nhiều việc khác nhau để họ tận dụng tối đa năng suất. Mỗi khi bác sĩ phải mổ để lấy trẻ sơ sinh trong bụng mẹ ra, chúng tôi phải có mặt để trợ lực trong các biện pháp hồi sinh gấp cho trẻ sơ sinh (chứ không phải tôi tài cán Johnny on the spot). Bà mẹ là một chuyên viên đỡ đẻ (midwife) làm trong bệnh viện của tôi, ông chồng là kỹ sư. Cô y tá trẻ vui vẻ hỏi “Thế anh đặt tên cho cháu gái là gì?”. Ông bố “Chúng tôi sẽ nuôi dưỡng theo cách ‘vô giới tính’, tôi sẽ đặt tên kiểu ‘gender neutral’”. Cô y tá hỏi “Thế cháu bé sẽ gọi anh là gì?”. Ông trả lời “Bất cứ syllable nào cũng được vì chúng tôi neutral”. Khi con tập nói chúng thường gọi các vần papa, mama, tôi nhanh nhảu đoảng, xém buột miệng “Cháu sẽ gọi ông là caca” nhưng thắng kịp, tí thì mất việc. 

    Bạn đọc thân mến, đến như chuyên gia đỡ đẻ, học vấn đầy đầu mà không phân biệt được giống đực hay giống cái thì làm sao các trí thức, cử nhân tiến sĩ được nhà nước nuôi ù lỳ ỷ lại có thể nghĩ ra cách giúp giảm thiểu chi phí và điều khiển hệ thống y tế được. Có thể trong tương lai những quan chức nhà nước này sẽ làm các điều khoản giới hạn, hoặc chỉ định chúng ta cần phải làm gì đề được hưởng những phúc lợi y tế. Họ đã buộc chúng ta chích ngừa Covid ba năm trước, biết đâu họ sẽ khuyến khích trẻ con dùng thử các hormonal blocker tại trường học nếu muốn tham gia các hoạt động thể thao? Họ đang phát bao cao su cho trẻ con lớp 7, thuốc hormonal blocker, thuốc ngừa thai sẽ là một bước nhỏ sắp tới. 

    Bảo hiểm răng mắt và sức khỏe tốt cũng là yếu tố quan trọng trong việc nộp đơn chọn hãng đi làm. Bây giờ ai cũng có bảo hiểm quốc doanh như nhau, tội gì đi làm cho mệt. Tự do suy nghĩ, theo đuổi ước mơ là cái gì đó nó rất thực tế và American mà các quốc gia khác không có. Vì thế tôi thích những người mạnh miệng, phóng khoáng dám nói dám làm như Donald Trump, Kari Lake và Vivek Ramaswamy. 

    Hoa Kỳ là tác giả của chính sách cây gậy và củ cà rốt đấy! 

Freedom Fighter

26/1/2024


Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 179

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 180