Bắc Kinh Áp Dụng Kiểu Bất Chiến Tự Nhiên Thành

Bắc Kinh Áp Dụng Kiểu Bất Chiến Tự Nhiên Thành
Đại-Dương
Chính sách và đường lối của Trung Cộng đối với Cộng đồng Quốc tế chứa đựng hứa hẹn và răn đe tuỳ theo hoàn cảnh để che đậy mục tiêu thống trị toàn cầu bằng vũ lực hoặc lời hứa hái sao trên trời. Mục tiêu tối hậu của Bắc Kinh là đạt danh hiệu Siêu cường toàn cầu.
Thứ nhất, Bắc Kinh sản xuất ồ ạt chiến hạm, phi cơ siêu thanh, hoả tiễn tối tân hiện đại nhằm bảo vệ yêu sách chủ quyền trên Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCS). Yêu sách này không tương thích với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà khi soạn thảo Trung Cộng và Hoa Kỳ đóng vai trò chủ chốt.
Quốc hội Mỹ không-phê-chuẩn UNCLOS mà vẫn thi hành triệt để do các quy định đó đều phù hợp với các công pháp quốc tế đã có từ trước.
Ngược lại, Bắc Kinh phê chuẩn, nhưng, chỉ thi hành phần nào có lợi nhất cho Trung Cộng. Và cương quyết không thi hành tuyên phán ngày 12-7-2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển 1982 trong vụ Phi Luật Tân kiện Bắc Kinh vi phạm UNCLOS.
Thứ hai, Bắc Kinh sử dụng sức mạnh ngày càng tăng của Hải quân để ép ngư dân của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á ra khỏi Đường 9 Đoạn.
Thứ ba, gần cuối năm 2023, Bắc Kinh thêm một đoạn gần Đài Loan thành Đường 10 Đoạn để hợp-thức-hoá biện pháp thu hồi Đài Loan.
Nhân lúc Tổng thống Joe Biden bối rối trong cuộc chiến Ukraine bất lợi và đang nguyện cầu ngày đêm để gặp mặt Chủ tịch Tập Cận Bình buộc Bắc Kinh tăng cường hoạt động đe dọa tấn công Đài Loan.
Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCS) ngày càng có thêm sóng to, gió lớn bởi tham vọng bá quyền của Trung Cộng.
Từ khi tuyên bố Độc lập năm 1965, Tân Gia Ba (Singapore) đã ngầm chọn Hoa Kỳ làm Đồng minh không-hiệp-ước nên chẳng có nước nào dám gây chiến. Từ đó, Tân Gia Ba vươn lên như một quốc gia thanh bình nhất trong khu vực đầy xáo trộn và phát triển thần kỳ với lợi tức ròng đầu người trong năm 2023 được 87,884 USD so với 80,417 USD của Hoa Kỳ; Trung Cộng 12,541 USD.
Sau khi Thủ tướng Lý Hiển Long mãn nhiệm kỳ đã tạo ra một Nội các không có dòng họ Lý Quang Diệu đang có xu hướng “thân-Bắc Kinh hơn”.
Trong chuyến công du Hoa Kỳ 11 ngày tới Hoa Thịnh Đốn từ đầu tháng 10-2023, Phó thủ tướng Tân Gia Ba, Lawrence Wong phát biểu “siêu cường biết rằng họ phải học cách tiết chế và điều chỉnh khi phát triển tham vọng của mình … nỗ lực tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ không gây tổn hại cho các quốc gia khác … Chúng tôi muốn làm bạn với cả hai”.
Tân Gia Ba ở vào vị thế “cửa ngỏ Eo biển Malacca dài khoảng 805 km nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương” nên không quốc gia nào muốn chạm tới để gây ra một cuộc khủng hoảng trầm trọng tới sinh hoạt toàn cầu.
Tham vọng của Tập Cận Bình vượt qua thế lực của Trung Cộng trên hai ECS và SCS mà Tổng thống Joe Biden không biết nên đã vênh váo nhảy vào Ukraine. Gần hai năm qua, Biden đã kéo theo NATO mà chẳng làm nên tích sự gì, ngoại trừ đốt tiền và uy tín siêu cường duy nhất.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đi dạo cùng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tại Nhà thờ Mái vòm Vàng St. Michael trong chuyến thăm không báo trước, ở Kyiv, Ukraine, Thứ Hai, ngày 20 tháng 2 năm 2023. – Evan Vucci/Pool via REUTERS
Hoa Kỳ bị kẹt ở Ukraine chưa có cách gỡ ra thì bị Hamas được Iran bí mật viện trợ và đào tạo cùng sự đồng lõa của Tổng thống Mahmoud Abbas và hầu hết các lãnh tụ Hồi giáo đã mở cuộc đột kích vào lãnh thổ của Israel tạo ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Hầu hết phe Hồi giáo Quốc tế ăn mừng. Một số quốc gia Tây Phương vốn ganh ghét người Do Thái (quá thông minh và lanh lợi) từng ném vào lò thiêu người, xua đuổi suốt hai ngàn năm một dân tộc chưa cai trị một nước nào.
Mùa Đông tới, có thể Tổng thống Vladimir Putin sẽ sử dụng mọi phương tiện hiện đại để tàn phá hậu phương, hậu cần của Ukraine mà không dùng bộ binh, xe tăng, thiết giáp trong khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khó moi tiền hơn vì Biden bị kẹt tại chiến trường Trung Đông đang mở rộng.
Một báo cáo dài 145 trang do Ủy ban Quốc hội về Vị thế Chiến lược Hoa Kỳ gồm 6 Hạ nghị sĩ lưỡng đảng cảnh cáo “hành vi của cả Nga và Trung Cộng sẽ gây rắc rối, hung hăng về mặt quân sự”.
Tờ Global Times của Đảng Cộng sản Trung Quốc viết “Nếu Washington áp dụng dù chỉ một phần nhỏ các khuyến nghị trong báo cáo này, thì tác hại tới hòa bình thế giới vô cùng lớn, gây phản tác dụng cho chính Hoa Kỳ”. Rồi hăm “Ai đùa với lửa sẽ bị lửa diệt vong. Bắc Kinh chưa bao giờ hứa sẽ từ bỏ việc sử dụng vũ lực và đây là Thanh kiếm Damocles đang treo trên chính phủ Hoa Kỳ và Đài Loan”.
Mối đe doạ Đài Loan từ Trung Cộng gia tăng khi Tổng thống Biden làm chủ Toà Bạch Ốc buộc Chính phủ Đài Loan phải tự tìm cách ứng phó.
Từ khi lên cầm quyền năm 2016, Tổng thống Đài Loan, Thái Anh Văn đã cổ vũ cho kế hoạch tự chế tạo tiềm thuỷ đỉnh hạt nhân. Kỳ Lân Biển (Narwhal) trị giá 1.5 tỷ USD sẽ đi vào hoạt động vào năm 2025 trong số 5 chiếc tiềm thuỷ đỉnh của kế hoạch phòng thủ quốc gia cùng với 2 chiếc mua từ Hà Lan vào những năm 1980.
Thái Anh Văn viết trên tạp chí Foreign Affairs, cảnh báo rằng việc hòn đảo nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc sẽ gây ra hậu quả “thảm khốc cho hòa bình ở châu Á”.
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr đang giám sát sự mở rộng lịch sử trong hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, đưa quốc gia Đông Nam Á này vào tình thế xung đột với Trung Cộng ở SCS bất chấp sự chống đối quyết liệt của người tiền nhiệm Rodrigo Duterte.
Một quân nhân Hải quân Philippines đang canh phòng bảo vệ tàu khu trục tên lửa USS Chung Hoon của Mỹ, trước khi cuộc tập trận chung giữa hải quân Mỹ-Philippines được diễn ra – Ảnh chụp trong một bức ảnh tư liệu. Ảnh: AFP / Noel Celis / Getty Images
Philippines đang nhanh chóng nâng cấp toàn bộ 9 căn cứ quân sự theo Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA) với Lầu Năm Góc. Căn cứ Không quân Basa gần bãi cạn Scarborough đang tranh chấp gay gắt, nhận được nhiều tài trợ của Mỹ để mở rộng hơn. Bắc Kinh lo nhất vì một số căn cứ quân sự của Phi Luật Tân có hợp đồng với Hoa Kỳ sẽ gây trở ngại cho việc thống nhất Đài Loan.
Khác biệt hành động giữa ECS và SCS
Biển Đông Bắc Á gồm có Trung Cộng, Nhật Bản, Đại Hàn ít có nguy cơ bùng nổ hải chiến hơn vì: (1) Đệ thất Hạm đội Mỹ đóng thường trực ở Hải cảng Yokosuka thường xuyên tuần tra, thao dượt trên Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa. Bắc Kinh ở thế hạ phong. (2) Hải Quân Nhật Bản và Đại Hàn đều có nhiều chiến hạm lớn, tối tân và kinh nghiệm hải chiến. Phi cơ, hỏa tiễn của Thuỷ quân Lục chiến Mỹ ở Nhật Bản và Đại Hàn có thể tham dự hải chiến cấp cường quốc. (3) Hải quân Đế quốc Mãn Thanh hùng hậu mà hai Hạm đội Bắc Dương và Hạm đội Nam Dương vẫn bị Hải quân Nhật Bản xóa sổ.
Không có Hải quân nước nào của Biển Nam Trung Hoa từng tham gia hải chiến quốc tế nên thiếu kinh nghiệm cần thiết khi phải đối đầu với Lực lượng Hải quân ngày càng hùng hậu của Trung Cộng. Vì thế, khi tranh chấp với Bắc Kinh luôn luôn ở thế hạ phong. Các quốc gia Đông Nam Á cần phải có tầm nhìn thực tế như Nhật Bản và Đại Hàn mới có thể giữ yên bờ cõi. Hãy quên đi niềm hãnh diện hảo!!!
----------

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025