Tố Hữu Trong Cái Nhìn Của Tôi

Tố Hữu Trong Cái Nhìn Của Tôi
(Tranh Bảo Huân)
Huỳnh Hậu
Khi cộng sản Hà Nội hoàn thành việc cưỡng chiếm MNVN năm 1975, tôi chưa học xong trung học phổ thông. Vì vậy sau một thời gian ngắn về quê giúp Cha Mẹ dựng lại căn nhà trên cái nền nhà cũ tan hoang vì chiến tranh; san lấp mấy hố bom to đùng ngoài vườn để bắt đầu cho việc sản xuất chống đói, tôi trở lại trường để học cho hết bậc trung học. Do đó tôi mới có dịp biết đến Tố Hữu với những tác phẩm thơ kinh điển của ông ta như Từ Ấy, Việt Bắc, Gió Lộng, Ra Trận v.v.

Lý lịch của Tố Hữu từ lúc còn đi học cho đến lúc tham gia hàng ngũ CS và đạt đến quyền lực tối cao trong công tác tuyên truyền cho đảng, rồi đến lúc hết thời, bị cho ra rìa, đều đã được viết đến quá nhiều. Tôi không cần phải lập lại thêm nhàm .

Điều tôi muốn nói đến là TÔI ĐÃ THẤY GÌ TRONG THƠ TỐ HỮU ?
Tôi không có tham vọng phân tích tất cả những tập thơ của TH mà chỉ muốn nêu bật lên nét chính của những bài thơ của ông mà tôi từng có dịp đọc .

Bắt đầu với bài thơ TỪ ẤY :
        " Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
        Mặt trời chân lý chói qua tim
        Hồn tôi là một vườn hoa lá
        Rất đậm hương và rộn tiếng chim..."
Tôi có đọc truyện ngắn LINH NGHIỆM của nhà văn Trần Huy Quang, một truyện ngắn thật ý nghĩa, trong đó THQ mai mỉa chuyện một người say mê nắm lấy thiên hạ, thỏa mãn ước vọng quyền lực của mình. Cái anh chàng nhân vật chính cứ cắm cúi đi TÌM CÁI NÀY ... rồi lôi kéo bao nhiêu thế hệ vào trò chơi do anh ta bày ra, có cái bề ngoài là một lý tưởng sáng ngời, thực ra chỉ để cho cái thằng chủ sử nắm lấy quyền lực, chứ cái lý tưởng sáng ngời kia thực chất chỉ là đống cứt chó .

Hồ Chí Minh sau khi đọc được ĐỀ CƯƠNG CỦA LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ THUỘC ĐỊA đã mừng phát khóc, không phải vì tìm được con đường cứu nước, cứu dân như lũ tuyên giáo bưng bô ca tụng, mà chính là tìm ra con đường nắm lấy quyền lực, lý tưởng thực sự của ông ta, sau khi thất bại trong việc xin vào học TRƯỜNG THUỘC ĐỊA CỦA PHÁP, cũng như bon chen vào đảng này nhóm kia để tìm đường tiến thân.

Và Tố Hữu, một tên tay sai ngoại hạng của HCM, cũng cực kỳ lợi hại khi biết dùng ngòi bút của mình để lôi kéo bao thế hệ thanh niên đi theo con đường của quỷ. Mặt trời chân lý chói qua tim ư? Chân lý gì? Phải chăng đảng là sáng tạo, đảng là đúng đắn, đảng đã dẫn dắt dân tộc qua bao thác ghềnh để giành những thắng lợi vinh quang v.v. và v.v.?

Chức năng của văn học nói chung và thơ ca nói riêng chính là phản ánh hiện thực xã hội theo thời đại. Cụ Tiên Điền Nguyễn Du viết Đoạn Trường Tân Thanh kia cũng phần nào nói lên được cái hiện thực xã hội ruỗng mục thời Hậu Lê, trong đó sinh mệnh con người quá sức mỏng manh trước những tàn bạo, tham lam của quyền lực. Nhưng văn học chân chính, thơ ca chân chính không thể nào dựng đứng sự kiện, nói láo lấy được để đạt những mục đích tuyên truyền của mình.

Người CS thì không quan tâm tới hai chữ CHÂN CHÍNH, họ sẵn sàng lấy LÝ TƯỞNG ĐỂ BIỆN MINH CHO PHƯƠNG TIỆN, mà nếu lý tưởng của họ là thực sự vì nước vì dân thì cũng tạm gọi là có ý nghĩa đi, nhưng trong thực tế của lịch sử, lý tưởng của họ là một đống nhầy nhụa tởm lợm .

Hãy nghe TH ca ngợi người giải phóng quân trong Bài Ca Xuân 68:
        " Hỡi chàng dũng sĩ! Cả năm châu, chân lý đang nhìn theo
        Bóng Anh đi... và vành mũ tai bèo
        Của Anh đó!
        Ôi cái mũ vải mềm dễ thương như một bàn tay nhỏ.
        Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành
        Sáng trên đầu như một mảnh trời xanh mà xông xáo,
        mà tung hoành, ngang dọc.
        Mạnh hơn tất cả đạn bom, làm run sợ cả
        Lầu năm góc! Ta muốn hỏi Trường Sơn
        Có đỉnh nào cao hơn
        Chiếc mũ kia của chủ nghĩa anh hùng cách mạng? "
Trước đây chế độ Hà Nội giấu giếm cái hậu quả thê thảm của CUỘC TỔNG CÔNG KÍCH XUÂN MẬU THÂN, nhưng thế giới tự do thì thấy rất rõ. Chế độ Hà Nội vì muốn lấy tiếng vang quốc tế, đẩy mạnh vận động chống Mỹ ngay trong lòng nước Mỹ, đã tung ra cuộc tấn công man rợ, dã man vào khắp các tỉnh thành MNVN, mà trước đó Hà Nội đã đồng ý tạm ngưng chiến trong dịp tết nguyên đán 1968. Sau những ngày đầu bị bất ngờ, hoả lực kháng cự dữ dội của quân đội VNCH và Mỹ đã khiến cho hằng trăm ngàn bộ đội chính quy của miền bắc, và những cán binh của MTGPMN bù nhìn, bị hạ sát khắp chiến trường miền nam . Hà Nội đã vét sạch bộ đội, đẩy vào nam, làm mồi cho hỏa lực, thế nhưng Lê Duẩn vẫn chưa vừa lòng, ông ta kêu gào HÚC NỮA, HÚC NỮA, không hề xót thương cho thanh niên miền bắc bị hy sinh lãng nhách. Còn hoạt động của MTGPMN cũng bị tê liệt và hạn hẹp vì mọi cơ sở bị lộ mặt gần hết.

Hiện thực thê thảm của chế độ Hà Nội trong hai năm 1968-1969 là như thế, nhưng qua giọng thơ ru ngủ của TH, thì chỉ thấy thắng lợi hào hùng, đến cái mũ tai bèo của GPQ cũng làm run sợ Lầu Năm Góc ( ? ). Trình độ bốc phét của Tố Hữu cũng đáng nể thực chứ?

Người dân MNVN thì thấy rõ sự thất bại của Hà Nội trong cuộc tổng công kích Mậu Thân, nhưng người dân miền bắc có lẽ chỉ biết được khi đọc Di Cảo của Chế Lan Viên:
        " Mậu Thân, 2000 người xuống đồng bằng
        Chỉ một đêm còn sống sót có 30
        Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2000 người đó?
        Tôi!
        Tôi - người viết những câu thơ cổ võ
        Ca tụng người không tiếc mạng mình
        trong mọi lúc xung phong
        Một trong 30 người khi ở mặt trận
        về sau mười năm
        Ngồi bán quần trên đường nuôi đàn con nhỏ
        Quán treo huân chương đầy mọi chỗ
        Chả Huân chương nào nuôi được người lính cũ!
        Ai chịu trách nhiệm vậy?
        Lại chính tôi!...”
Và bây giờ mời bạn nghe TH nói láo về Nguyễn Văn Trỗi :
        " Anh thét to: "Ta có tội gì đây?"
        Chúng trói Anh vào cọc, mấy vòng dây
        Mười họng súng. Một băng đen bịt mắt.
        Anh thét lớn: "Chính Mỹ kia là giặc!"
        Và tay Anh giật phắt mảnh băng đen
        Anh muốn thiêu, bằng mắt, lũ đê hèn .."

Cố Luật Sư Nguyễn Văn Chức, người từng có trách nhiệm biện hộ cho Nguyễn Văn Trỗi, kể rõ ngọn ngành về anh chàng thợ điện ngáo, bị lũ MTGPMN dụ hoặc và lợi dụng, cho biết phút cuối Trỗi mất tinh thần, và đái cả ra quần, Trỗi nói với LS Chức "Chúng nó lừa em”, thế mà qua cái miệng của TH, Trỗi được xây dựng như một đại anh hùng dân tộc.

Điều hài hước là bài thơ Hãy Nhớ Lấy Lời Tôi, có câu sau chửi câu trước. Trỗi bị trói chặt vào cọc bằng mấy vòng dây, mà Trỗi vẫn GIẬT PHẮT MẢNH BĂNG ĐEN. Cũng giống y như con khùng Võ Thị Sáu, bị lính lê dương trói tay trên đường dẫn vào Côn Đảo, nhưng vẫn ngừng chân giữa đường, hái hoa gắn lên mái tóc . Mà hành động bất hợp lý đó của con khùng lại được ông nhà thơ "Bút giấy tôi ai cướp giật đi, tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá” viết ra mới ngầu :
        "Trên đường vào đảo hôm qua
        Nghiêng mình Sáu hái bông hoa ven rừng
        Cài lên mái tóc rối tung
        Cất cao tiếng hát giữa vùng lưỡi lê.”
PQ

Thơ TH phần lớn là bốc phét. Thời chiến dịch ĐBP, TH ở hậu trạm, mà tưởng tượng để viết thế này :
        " Tin về nửa đêm
        Hoả tốc hoả tốc
        Ngựa bay lên dốc
        Đuốc chạy sáng rừng
        Chuông reo tin mừng
        Loa kêu từng cửa
        Làng bản đỏ đèn, đỏ lửa…"
Lúc đó mà "đuốc chạy sáng rừng” thì máy bay của Pháp nó bắn cho chạy sút quần, ở đó mà loa kêu từng cửa ?

Và những em bé, những mẹ già, những chiến sĩ, và ngay cô gái buôn hương bán phấn trên giòng Hương Giang v.v. trong thơ TH cũng đều là sản phẩm tào lao mà TH xây dựng lên với mục đích tuyên truyền .

Tôi không đồng ý với NS Văn Cao khi cho rằng thơ TH như những câu vè không có gì đáng để đọc . Trong cái nhìn của tôi, nghệ thuật thơ của TH khá hay, nhiều đoạn thơ dùng chữ rất đạt. Nhưng dù có hay thì thơ của TH cũng chỉ là trò bịp bợm.

Thời trước, vì thông tin bị bịt kín, người dân miền bắc chả khác gì con lừa, bị dẫn dắt tùy ý. Bây giờ nếu còn người tin tưởng vào ba cái rẻ tiền của TH thì quả là đui mù lương tri .

Hôm nay tôi đọc một bài viết về TH, ở ngay đoạn viết về bài thơ TH cường điệu:
        Xta-lin!
        Yêu biết mấy, nghe con tập nói
        Tiếng con thơ gọi Xta-lin!
        Mồm con thơm sữa xinh xinh
        Như con chim của hoà bình trắng trong...
        Đêm qua, loa gọi ngoài đồng
        Tiếng loa xé ruột, xé lòng biết bao!
        Làng trên xóm dưới xôn xao
        Ông sao sáng nhất trời cao băng rồi!
        Xta-lin ơi!
        Hỡi ôi Ông mất, đất trời có không?
        Thương cha, thương mẹ, thương chồng
        Thương mình thương một, thương Ông thương mười.
thì tác giả lại viết "Không tiện viết ra đây" . Có gì mà không tiện? Thật là mắc cười!
Lúc TH còn quyền lực, nhiều người theo nịnh nọt, mỗi dịp lễ lạc, người ta tới quà cáp tá lả, tới khi TH rớt đài, cổng trước cổng sau vắng như chùa bà đanh .

Tố Hữu là một tên trùm văn hóa của đảng, hắn gây thù hận khắp nơi khi chà đạp số phận của hằng vạn người, nhưng tội ác lớn nhất của hắn chính là dùng thơ ca để lừa bịp, ngu dân nhiều thế hệ trẻ Việt Nam .
Huỳnh Hậu

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 209