Tưởng Nhớ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Tưởng Nhớ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Thương Tiếc - Thơ Yến Ngọc Hải Âu

Yến Ngọc Hải Âu


CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM - TỪNG QUYẾT ĐỊNH XUẤT 500 TRIỆU VỚI KẾ HOẠCH GIÚP DÂN NGHÈO Ở KHU THỦ THIÊM - CÓ MÁI NHÀ ĐỂ Ở DƯỚI THỜI ĐỆ NHỨT VIỆT NAM CỘNG HÒA .


Trích từ cuốn hồi ký của ông Nguyễn Tấn Đời xuất bản tại Florida vào năm 1988, dầy 310 trang, trong đó ông dành hơn 5 trang để kể tóm tắt về dự án "Mỗi Người Dân Một Mái Nhà" như sau:


“Sau khi thành công trên đường sự nghiệp, một ngày đẹp trời nọ, tôi đứng trên cao ốc, tầng 12 của Président Hotel 727 đường Trần Hưng Đạo Saigon.

Nhìn quanh tứ phía, tôi thấy nhà cửa dân nghèo ở Thủ đô được gọi là Hòn Ngọc Viễn Đông hay Saigon Hoa Lệ, người dân đang sống trong các chòi ọp ẹp, sình lầy, tối tăm, bẩn thỉu ...

Tôi chạnh lòng nhớ đến những tá điền quen thuộc xưa kia, họ mộc mạc, hiền lương, đầy tình người và thật thà, giản dị ...

Cũng tự nghĩ, dù tôi có làm giàu đến đâu đi nữa, chỉ được tiếng giàu có như “Thạch Sùng”, cũng chỉ ngày ba bữa ăn mà thôi, rồi khi chết, chỉ còn hai bàn tay trắng với một nấm mồ ở lòng đất lạnh.

Nay tôi đã giàu có rồi, dư ăn dư để, thử hỏi tại sao tôi phải tiếp tục làm giàu thêm để sống một nếp sống ích kỷ, không nghĩ đến kẻ bất hạnh nghèo khó, chân lấm tay bùn, họ chỉ vì an ninh mà bỏ nơi chôn nhau cắt rún, bỏ ruộng vườn, nhà cửa cũng vì chiến tranh, họ tìm nơi lánh nạn, nên đã chịu chui rúc như ổ chuột.


Vậy tôi phải làm gì, trước để giúp người dân, sau để lòng mình được an vui thanh thản, còn để lại tiếng tốt cho mai sau, hơn là cứ dấn thân vào tiền tiền, bạc bạc mãi.


Đắn đo suy nghĩ mãi, rôi cũng tìm ra được một chương trình “Mỗi Người Dân Một Mái Nhà” mà không tốn tiền công quỹ quốc gia”.


Theo Nguyễn Tấn Đời, chương trình “Mỗi Người Dân Một Mái Nhà” của ông được phác thảo với nhiều dự án trải dài từ các quận ngoại thành đến vùng ven đô thị của các tỉnh miền Nam.


Giải pháp ông đưa ra là mua đất của dân theo giá cả hiện hành, quy hoạch thành các trung tâm thương mại và khu đô thị sang trọng, bao gồm những khu nhà song lập, biệt lập và nhà liên kế để kinh doanh, tạo ra nguồn quỹ để xây những khu nhà bình dân cấp không cho người nghèo.


Nguyễn Tấn Đời chọn Thủ Thiêm để thiết lập dự án đầu tiên cho chương trình Mỗi Người Dân Một Mái Nhà.


Theo dự án nầy, ông sẽ mua 500 mẩu đất từ bến đò Thủ Thiêm lên Cát Lái.

Ngay chỗ bến đò Thủ Thiêm, ông sẽ cho xáng múc con kinh chiều ngang 30 mét, sâu 25 mét, dài 500 mét ăn sâu vô đất liền.

Ở đoạn cuối con kinh, ông cho làm cái hồ nhân tạo, ngang 500 mét, dài 1.000 mét, sâu 15 mét, dùng xáng thổi đất lên bốn phía bờ hồ để san lấp mặt bằng.

Xung quanh bờ hồ và dọc theo hai bờ kinh, ông xây dựng thành khu thương mại, đồng thời, xây dựng những khu nhà biệt lập, song lập để kinh doanh, tạo nguồn quỹ để xây dựng những khu nhà bình dân lân cận, cấp không cho người nghèo.

Trong khu nhà bình dân sẽ có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, đường xá, điện nước, cây xanh, đầy đủ tiện nghi phục vụ cho đời sống.


Theo ông, Thủ Thiêm sẽ là một Saigon mới, một Hongkong thứ hai, có bến phà lớn, có xe bus qua lại liên tục cho người dân đi về với Saigon, Chợ Lớn để mưu sinh, có bến tàu thương mại để vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh và ngược lại.


Khu thương mại chung quanh bờ hồ và hai bên bờ kinh được ăn thông với sông Saigon để ghe thương hồ mang hàng hóa trực tiếp đến người tiêu thụ, giảm bớt trung gian.


Hồ nhân tạo ngoài vai trò cảnh quan và giao thương còn là nơi sinh hoạt lễ hội với các hoạt động văn hóa tượng trưng cho miền sông nước.


Trên các đường phố, mỗi lề đường sẽ được trồng mợt loài cây riêng biệt và giao cho từng gia đình chăm sóc, hàng năm tổ chức cuộc thi cây đẹp trong từng khu phố và cây đẹp trong toàn vùng để trao giải thưởng để khuyến khích người dân tham gia làm nên vẻ đẹp của thành phố.


Soạn thảo chương trình xong, Nguyễn Tấn Đời trình với phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ, được ông Thơ góp ý, chỉnh sửa rồi trình lên Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông Diệm cho mời ông Đời vào dinh, tỏ ý hoan nghinh.


Chỉ một tháng sau, chương trình Mỗi Người Dân Một Mái Nhà của Nguyễn Tấn Đời đã được ông Diệm phê duyệt trên nguyên tắc.


Theo đó, ông Diệm quyết định xuất 500 triệu từ quỹ xổ số kiến thiết cho Nguyễn Tấn Đời vay không lãi trong mười năm với điều kiện ông Đời phải đem toàn bộ tài sản ra thế chấp cho Chính phủ, giao cho Nguyễn Tấn Đời được toàn quyền điều hành dự án dưới sự giám sát về kỹ thuật của Bộ Công Chánh và giám sát nguồn thu và nguồn chi của Bộ Tài Chánh.


Nhưng tiếc thay, dự án Thủ Thiêm chưa kịp triển khai thì Tổng thống Ngô Đình Diệm bị đảo chánh.


(Trích trong Đất Thủ Thiêm - bút ký - Võ Đắc Danh - kỳ 1: Giấc ngủ ba trăm năm)


Tổng Thống Ngô Đình Diệm Đọc Diễn Văn Trước Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (1957)



Yến Ngọc Hải Âu

Nguồn FB


Bài Liên Quan:

Tưởng Niệm Ngày Quốc Khánh Việt Nam Cộng Hòa - 26/10/1955 (Yến Ngọc Hải Âu)

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 159 (Hoàng Trường Sa)

Viết cho ngày Quốc Khánh lần thứ 68 của nước Việt Nam Cộng Hòa (Cầu Muối Quang)

- Diễn Đàn Trái Chiều - BÀI 305: Nhìn Lại Lịch Sử: Đệ Nhất Cộng Hòa (Vũ Linh)


Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 209