Nỗi Buồn "Do Thái Việt"

Nỗi Buồn "Do Thái Việt"

Cầu Muối Quang

Hôm trước, tôi có viết một cái STT về chuyện lò lửa Trung Đông.

Có một người vô còm,đại ý là người Việt hải ngoại, có cảm tình với người Do Thái, là bởi vì có chung một đức Chúa Trời.

Tôi mới còm trả lời " Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe, không biết nữa ra hè mà đứng ".

Sau đó thì bị thằng rể tàu nó xóa bài, rồi nhét lựu đạn.

Nên cái sự xúc tác bị khựng lại. Nói nôm na là bị mất hứng.
🍀💥

Trung Đông là một đề tài có thể bùng lên như những giếng dầu bị đốt hay bị thả bom vậy.

Đối với người Việt miền Nam Việt Nam trước năm 1975, tác phẩm Exodus là một tác phẩm gây ấn tượng trong lòng họ, kể cả phim ảnh.

Mặc dù Exodus dựa vào vài sự kiện có thật, đa số là hư cấu. Nhưng tôi tin rằng, đa số người đọc và xem phim này, đều có chung một niềm thương cảm và kính nể cho một dân tộc có hơn 2000 năm lưu lạc. Với niềm tin phục hưng đất cũ.

Người Do Thái lưu lạc khắp địa cầu.

Và câu nói đầu môi của họ là : "Hẹn năm sau gặp lại tại Jerusalem" .

Nếu nói về lịch sử thì nó dài vô tận. Thành ra các bạn nếu muốn tìm hiểu về vùng đất này, nên tìm đọc ở những người nổi tiếng trên Facebook. Còn riêng cá nhân tôi chỉ viết về cái tâm tư của một người Việt tỵ nạn cộng sản, tuổi về chiều nghĩ về quê hương của chúng ta.

Cũng như viết để những người trẻ tuổi muốn tìm hiểu về một khía cạnh khác của lịch sử.
😢🍀😡

Tôi nói thật lòng tôi, chưa có một quốc gia nào có một niềm cay đắng lẫn thương cảm cho quốc gia Do Thái như công dân của nước Việt Nam Cộng Hòa chân chính.

Về mặt văn chương ,văn hóa, lịch sử của người Do Thái là một bản hùng ca bi tráng trong lòng người dân nước Việt Nam Cộng Hòa có học, nhưng bên cạnh những gì xảy ra trong lịch sử, thì nói thật lòng với các bạn, quốc gia này cũng có phần trách nhiệm trong việc nước Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta, rơi vào tay cộng sản.

Nội chừng đó thôi, các bạn có thấy rằng Do Thái tuy xa mà gần, tuy gần mà xa trong tâm tư của những người công dân của nước Việt Nam Cộng Hòa cũ hay không? Vì thế tôi mới trả lời câu còm của người kia bằng một câu còm "bất nhã" như đã nói .
🍀❤

Trở lại với đề tài của Stt này.



Mấy mươi năm trước, có một chiếc tàu vượt biển của người Việt miền Nam,được một chiếc tàu buôn Do Thái, cứu vớt. Chiếc thuyền này rách nát tả tơi, sau những hải hùng trên biển. Đáng lý ra chiếc tàu này đã bỏ đi, sau khi cho thực phẩm và nước uống, như bao nhiêu chiếc thuyền trước đó. Nhưng ông Thuyền trưởng của chiếc tàu này, lại là một người khác lạ,khác lạ là vì ông cảm khái cái trường hợp của những thuyền nhân tỵ nạn người Việt này, khi nhớ lại cái thảm cảnh của những người Do Thái bị quân Đức Quốc Xã bắn chìm trong đệ nhị thế chiến, khi họ trên đường tìm về Jerusalem. Cũng bằng thuyền.
😢

...
Ông cho họ lên tàu, đưa vào Hong Kong rồi Nhật Bản, ông gọi về cho Thủ tướng Do Thái, và lần đầu tiên trong lịch sử lập quốc của quốc gia này, họ nhận 66 người Việt tỵ nạn cộng sản vào đất nước họ.

Và sau đó là những chuyến bay khác, tổng cộng khoảng 300 người. Đó là khoảng thời gian năm 1977-1979.
🍀

45 năm xưa cũng có một người Việt rất thành công ở Hoa Kỳ cùng với một người nghệ sĩ cũng nổi tiếng, đã có dịp đến Do Thái, hội ngộ cùng với cộng đồng người việt nhỏ bé tại đây. Đó là Dân Biểu California Trần Thái Văn và nghệ sĩ Nam Lộc.

Tôi tin rằng đêm hội ngộ của ngày xưa đó, nó đầy ắp tâm tình của những người Việt tỵ nạn cộng sản tha hương ngộ cố tri, cộng thêm chất xúc tác của quyết tâm lập quốc của người Do Thái, nó đong đầy tình cảm của những người đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.
😢🍀

Nhưng đời đổi thay, người thay đổi.
Cộng đồng người việt tỵ nạn cộng sản tại Do Thái, đã hòa tan vào quốc gia này. Họ không có được cái diễm phúc của những người việt tỵ nạn ở các quốc gia khác, như Mỹ, Úc, Pháp, Đan Mạch, Đức, Tân Tây Lan... Nhưng nói chung họ có cùng chung một mẫu số :
Cơm No Bò Cỡi
Phú Quý Về Quê

Chuyện quê hương, chuyện phục quốc, chỉ còn lại bụi mờ quá khứ, là chuyện bỉ thử những "thằng ngu" lo chuyện bao đồng.

Thật lòng để hỏi : Có bao nhiêu người trẻ với vốn liếng Anh Ngữ như người bản xứ, dấn thân vào chuyện nói cho người bản xứ biết vì sao ta "lưu lạc chốn này ".

Có bao nhiêu người thế hệ trước chuyển được lửa đến thế hệ con cháu của mình, vì sao các con có mặt tại đây?

Có bao nhiêu người trẻ tuổi tìm hiểu cặn kẽ về nguồn gốc, lý do mình có mặt ở đây?

Hay đại đa số trong chúng ta cũng giống như cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Do Thái...

Hòa nhập vào đất nước này....
Mặc dù hôm nay câu chào hỏi : "Ngày Mai Gặp Lại Tại Jerusalem" đã trở thành quá khứ.

Cũng giống như câu người Việt tỵ nạn thường hay nói : "Hẹn gặp lại tại Sài Gòn", đã trở thành không tưởng. Nhưng vẫn còn có những con người miệt mài với lý tưởng chống cộng.

Còn chuyện thực tế của cuộc đời khốn nạn này là : Về Sài Gòn ăn ngủ đ.. ỉa thì thiếu gì đứa...
😡

Cầu Muối Quang
Nguồn FB
Ps: À quên, xin chào tái ngộ cùng các bạn. Hỏi thật có ai còn nhớ tôi không?

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025