Tinh Thần Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Tinh Thần Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm


“Tôi tiến, tiến theo tôi. Tôi lùi hãy giết tôi. Tôi chết hãy theo gương tôi”.
(Lễ Mừng Quốc Khánh, ngày 26-10-1963)

Trần Thanh Tôn & Phan Tấn Chinh tổng hợp và phân tích

Nhân dịp Lễ Tưởng Niệm Tinh Thần Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và các chiến sĩ đã bỏ mình vì chính nghĩa quốc gia, chúng tôi tình cờ đọc lại quyển “Những bí ẩn lịch sử đằng sau cuộc chiến Việt Nam” của cựu thẩm phán Lữ Giang, trong đó tác giả viết về dòng họ Ngô Đình như sau:

“Tất cả những người trong dòng họ Ngô Đình đều có lòng yêu nước nồng nàn. Cả dòng họ quyết tâm dành lại độc lập cho quê hương và không khuất phục trước mọi khó khăn. Cụ Ngô Đình Khả bị sa thải vì không hướng dẫn vua Thành Thái theo ý muốn của người Pháp, nhất là không chịu ký tên vào tờ biểu yêu cầu vua Thành Thái thoái vị theo lệnh của khâm sứ Pháp. Ông Ngô Đình Khôi bị mất chức Tổng Đốc Nam – Ngãi vì hoạt động chống Pháp. Sau này cả hai cha con còn bị Việt Minh giết (chôn sống?) vì mưu toan ngăn chặn sự thống trị của Cộng Sản. Ông Ngô Đình Diệm, ông Ngô Đình Nhu và ông Ngô Đình Cẩn đã bị sát hại, bị giết vì chống lại việc Hoa Kỳ can thiệp trực tiếp vào miền Nam Việt Nam.”

Viết đến đây chúng tôi xin phép được mở một dấu ngoặc đơn: Sau khi cụ Ngô Đình Khả nhất quyết không chịu ký tên để đày vua Thành Thái, cụ bị khâm sứ Pháp cất hết mọi quyền hành và bổng lộc, rồi bị đuổi về làm ruộng. Từ đó gia đình cụ rất chật vật, lam lũ. Mãi 12 năm sau, đời vua Khải Định, vì nhớ công Cụ đã đóng góp cho Nhà Nguyễn, nhất là được các quan trong triều nói về tài đức và tính liêm khiết, lòng yêu nước của cụ, nên cụ được vua Khải Định phục hồi. Vì thế, chúng tôi xin chia sẻ đôi dòng khiêm tốn về dòng họ Ngô Đình như sau:

Tổ tiên dòng họ Ngô Đình thời xưa ở Hải Dương, miền Bắc Việt Nam, lại theo đạo Công Giáo. Thời vua Tự Đức đạo Công Giáo bị bách hại đến tột cùng tàn nhẫn qua chiếu chỉ Phân Sáp. Theo chiếu chỉ ấy những ai không chịu bỏ đạo phải bị khắc hai chữ “Tả Đạo” vào má bên phải. Còn má bên trái khắc tên “Huyện… Xã” nơi bị đưa đến để bị quan quân canh giữ và hành hạ, nhất là không để những người này trốn từ nơi này đến nơi khác mong tìm gặp lại nhau. Khi chiếu chỉ Phân Sáp ban ra họ nhất quyết không chịu bỏ đạo nên họ bị Phân Sáp đi khắp nơi. Trong đó ông cha của cụ Ngô Đình Khả bị xiêu bạt về vùng Quảng Bình. Còn những người khác trong dòng họ Ngô bị phân sáp đi các nơi khác. Vì phải sống trong cảnh tột cùng của sự tàn nhẫn, hơn nữa thời gian kéo dài không giới hạn, nên các thế sau nhiều người không còn đủ can đảm hy vọng đợi chờ nên không thể giữ đạo Công Giáo nữa. Vì thế nhiều người trong dòng họ Ngô Đình sau này ngay tại Quảng Bình đã thay đổi.

Tuy nhiên họ vẫn khắng khít với nhau như thường trong tinh thần dòng tộc, nhất là vào những dịp lễ tết hay giỗ tổ… Rồi sau này để nói lên tinh thần hòa đồng tôn giáo, ông Ngô Đình Cẩn lúc còn sống thường dành cảm tình cho Phật giáo tại miền Trung, nhất là cho Thượng Tọa Thích Trí Quang, người trụ trì chùa Từ Đàm, trong khả năng ông ta có thể giúp được…

Trở lại sự nghiệp cụ Ngô Đình Khả. Thuở thiếu thời, cậu Khả được hấp thụ một cách sâu sắc nền nho học Khổng – Mạnh. Sau này, khi vào chủng viện cậu Khả học thêm tiếng La Tinh và tiếng Pháp. Là chủng sinh xuất sắc, cậu Khả được chọn đi học tại Đại Chủng Viện của Hội thừa Sai Balê (M.E.P.) bên Poulo Pinang, Mã Lai.

Sau khi tốt nghiệp, thầy Khả trở về Việt Nam chuẩn bị nhận lãnh chức linh mục. Trong thời gian này thầy Khả được đề cử dạy Triết học tại Đại Chủng Viện Huế. Qua bao năm dạy Triết, học trò của thầy Khả đã lãnh chức linh mục hầu hết. Còn thầy Khả không hiểu vì lý do gì (có lẽ vì chính trị) vẫn chưa được chọn. Thấy vậy, linh mục Bề Trên chủng viện gọi Thầy Khả lên và nói:

“Này con! Cứ thế này dù con ở đây một trăm năm nữa con cũng không được gọi để nhận lãnh chức linh mục, mặc dầu con không có lỗi gì, nhưng con không có tên trong danh sách những người được chọn của Đức Cha Gaspar. Cha biết con còn một mẹ già không làm gì được, con hãy về chăm sóc mẹ con trong những ngày cuối đời của bà ta.”

Vâng lời Bề Trên, thầy Khả trở về đời sống giáo dân. Hồi ấy thầy Khả tròn 30 tuổi…

I.- Tinh Thần Dòng Họ Ngô Đình:

1.- Cụ Ngô Đình Khả:

Cuộc đời của cụ Ngô Đình Khả trải qua nhiều đắng cay, năm chìm bẩy nổi, nên cụ Khả tiếp xúc với nhiều lớp người từ bình dân đến trí thức, từ thôn quê đến thành thị, kể cả người nước ngoài như Nhật, Pháp, Phi Luật Tân, Singapore, Mã Lai, Tầu, Thái Lan… Mặc dầu những nước này hồi ấy chưa được phát triển lắm, nhưng đời sống xã hội của họ được cải thiện nhờ vào đời sống chính trị nên họ được hưởng nhiều quyền tự do hơn ở Việt Nam. Từ đó cụ Khả từng mơ ước thực hiện một cuộc cải tổ xã hội, canh tân đất nước, đem lại cho người dân Việt một cuộc sống công bằng và tốt đẹp.

Với niềm tin và với tinh thần yêu nước thương dân sẵn có, nên trong giây phút cuối cùng cuộc đời, cụ đã nhìn ông Diệm và các con đang quây quần bên cụ, trối lại như sau: 

“Diệm! Con có đủ đức tính để thành người lãnh đạo tốt. Con phải lãnh đạo.”

Rồi cụ quay sang nói với các con khác của cụ:

“Các con phải cùng với nó (ông Diệm) tranh đấu dành lại cho được nền độc lập hoàn toàn, thì mới thực hiện công cuộc cải tạo xã hội, xoá bỏ bất công được.”
(DHNĐƯMCĐ, tr. đầu tiên & tr. 564)

Để thực thi lời trăn trối của cụ Ngô Đình Khả trước phút lâm chung, các con cụ sau này thường nhắc nhở và bày tỏ tâm tình của họ như sau:

2.- Ông Ngô Đình Khôi:

“Chúng ta phải sống cho ước vọng của cha.” (Ông Ngô Đình Khôi nhắc các em trong cuộc họp gia đình chuẩn bị tổ chức đám cưới cho ông Ngô Đình Nhu năm 1943.)
(DHNĐƯMCĐ, tr. 564))

“… Ông Ngô Đình Khôi khuyên hoàng đế Bảo Đại đừng thoái vị để đất nước khỏi lọt vào tay Việt Minh, vì ông ta đã lập được một tổ chức và tích trữ được một số vũ khí, lại có thêm anh Ngô Đình Huân giữ vai trò liên lạc giữa triều đình Huế và Đế quốc Nhật Bản. Nhưng không may, trong tổ chức của ông Khôi lại có kẻ phản bội ông ta. Nên một buổi trưa mùa Thu năm 1945, ông Khôi vừa dùng cơm trưa xong, có người đến nói: “Mời cụ sang xã họp”. Cậu Ngô Đình Huân thấy thế liền nói: “Cha cho con đi với cha.” Ai ngờ, Việt Minh lập mưu bắt cả hai cha con ông Khôi cùng với ông Phạm Quỳnh, cựu thượng thư Bộ Lại, rồi ghép cho họ vào tội mưu toan dùng vũ lực chống lại lực lượng Việt Minh,[2] liền đem ba người đi chôn sống ở rừng Hắc Thú.”[3]

3.- Ông Ngô Đình Nhu:

    Việc sống, việc chết của chúng tôi ở trong tay Đấng Chí Tôn. Người để tôi sống     hay tôi chết, tôi cũng xin anh em nhớ sáu điều tôi đã đóng góp cho chế độ và đất     nước này:

        1. Lý Thuyết Nhân Vị.
        2. Hiến Pháp với chủ trương Nhân Vị và Cộng Đồng Đồng Tiến.
        3. Chính sách phát triển Cộng Đồng.
        4. Thanh niên – Thanh nữ Cộng Hòa.
        5. Lối đánh Biệt Kích, Biệt Cách.
        6. Ấp Chiến Lược.

    “Dầu tôi sống hay tôi chết, anh em nhớ đến tôi hãy nhớ tiếp tục sáu điều đó. Tôi     tin tưởng sáu điều đó phù hợp với hiện trạng Việt Nam, là những giải pháp quân,     dân, chính để giải quyết vấn đề chậm tiến.”

(Ông Ngô Đình Nhu trong buổi nói chuyện ngày 17-3-1962 tại suối Lồ Ồ. (DHNĐƯMCĐ, tr. 564))

4.- Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

* Quốc Trưởng Bảo Đại:

– Khi nào Quốc Gia hữu sự, tôi lại cần đến Ông… Không có gì hay hơn những gì Bác đề ra… nhưng… vấn đề ai sẽ là người đủ khả năng và đủ đức hy sinh để đứng ra thực hiện những điều đó?

Ông Ngô Đình Diệm im lặng không trả lời, nhưng tôi có cảm giác ông Diệm hiểu tôi muốn gì… Hồi lâu, ông nói:

– Thưa hoàng thượng, không thể được ạ. Tôi phải phụ lòng hoàng thượng, không thể được ạ. Tôi xin trình ngài là sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu…

– Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng yêu nước của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Nhưng sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.

(Trích Hồi Ký “Con Rồng Việt Nam” của cựu hoàng Bảo Đại. Xin được viết thêm: Vào những năm cuối đời Cựu Hoàng Bảo Đại đi đạo Công Giáo. Cựu Hoàng cũng chọn thánh Gioan Baotixita làm quan thầy như TT. NĐD)

“… Tình thế biến chuyển, vận nước đổi thay ra sao, sử sách sau này sẽ ghi rõ. Riêng về phần tôi: Nếu tôi tiến, các ông sẽ tiến theo tôi. Nếu tôi lùi, các ông cứ giết tôi. Nếu tôi chết, các ông hãy noi gương tôi.”

(T.Th. Ngô Đình Diệm nói trước phái đoàn Quốc Hội mừng Quốc Khánh 26-10-1963. (DHNĐƯMCĐ, tr. 565))

Mặc dầu trước nỗi nguy khốn đang đè nặng trên vai, thế mà khi Đại Sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge (có ông Frederick Flot đứng cạnh) đề nghị Tổng Thống Ngô Đình Diệm ra đi. Tổng Thống vẫn lớn tiếng ném vào mặt ông Cabot Lodge rằng:

“- Ông Đại Sứ có biết ngài đang nói chuyện với ai không? Tôi xin ngài biết cho rằng, ngài đang nói chuyện với Tổng Thống của một nước độc lập có chủ quyền. Tôi không bỏ dân tộc tôi. Tôi chỉ rời nước tôi, nếu đó là ý muốn của toàn dân tôi. Tôi sẽ không ra đi theo lời yêu cầu của ông Đại Sứ và của các tướng làm loạn. Chính phủ Hoa Kỳ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước thế giới về vấn nạn khốn nạn này.”

(Ông Cao Xuân Vỹ và vài sĩ quan tùy viên đứng gần đó nghe rất rõ).

“Tôi (Frederick Flot) đáng lẽ sẽ đón Tổng Thống bằng chiếc Limousine có treo cờ Mỹ đưa Tổng Thống ra phi trường, từ đó ông ta sẽ lên máy bay của Đ.S. Cabot Lodge đi Phi Luật Tân.”

Rồi tới bước đường cùng, cái chết gần kề, linh mục Jean quản nhiệm nhà thờ Cha Tam đề nghị Tổng Thống lẩn tránh, Tổng Thống đã khẳng khái như một chiến sĩ can đảm từ chối: “Xin cảm ơn cha. Tôi không có tội gì với dân tộc và quốc gia tôi. Tôi thấy không có lý do gì phải lẩn tránh”.

(LTNĐGMTT, tr. 664)

Sau khi trả lời cha Jean như trên, Tổng Thống liền bảo Đại Úy Đỗ Thọ gọi điện thoại báo cho các tướng đảo chính đem xe đến đón ngài về Bộ Tổng Tham Mưu gặp họ, chứ ngài không đầu hàng như nhiều người suy diễn.

5.- Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục:

“Các em tôi đã ngã gục hiên ngang trong khi chiến đấu chống lại mọi sự thống trị của ngoại bang.
- Là người Công Giáo đích thực, các em tôi đã hiến mạng sống cho sự thống nhất và độc lập hoàn toàn của Việt Nam.
- Là người Công Giáo đích thực, các em tôi đã tha thứ cho kẻ thù của họ vì những kẻ ấy không hiểu việc mình làm.
- Với tư cách một người Công Giáo và một Giám Mục Việt Nam tôi nhớ đến tất cả mọi người Viêt Nam đã nằm xuống trong trận chiến huynh đệ này.
- Tôi nguyện xin Thiên Chúa cho họ được an nghỉ muôn đời và cho tổ quốc rất yêu dấu của chúng tôi, nước Việt Nam, được hòa bình trong tự do và tình anh em”.

(T.G.M. Ngô Đình Thục trả lời báo chí ngày 4-11-1963 tại Nice, nước Pháp. (DHNĐƯMCĐ, tr. 565)

    6.- Ông Ngô Đình Cẩn:

“- Cậu có tha thứ cho những người đã làm khổ cậu và gia đình cậu không?

Con tha thứ.” (hai lần)

Ông Ngô Đình Cần trả lời linh mục đến ban bích tích giải tội và cho ông rước Mình Thánh Chúa trước khi ông ta bị đem ra pháp trường để bị bắn.

(DHNĐƯMCĐ, tr. 566))

Xin chia sẻ vài hàng về việc làm của ông Ngô Đình Cẩn như sau:

THẤT BẠI NẶNG NỀ CỦA HÀ NỘI

“Chúng ta hãy nghe một đoạn nói về hoạt động của Đoàn Công Tác Đặc Biệt của ông Ngô Đình Cẩn do những cán bộ cao cấp của Việt Cộng ghi lại sau ngày 30.4.1975:

Trong cuốn hồi ký mang tên “Bội Phản hay Chân Chính?”, Dư Văn Chất, Phái khiển của cụm tình báo chiến lược A.22 đã viết:

“Đây là một ngành an ninh đích thực, nhưng là một “siêu tổ chức” với nhiều đặc thù mà không có bộ máy nào của Ngụy so sánh được. Nó tập trung quyền lực cao độ: cực quyền, với các phương thức hoạt động hết sức tinh vi, hiểm độc và táo bạo. Trong cái nhà tù không song sắt, Công an Mật vụ cùng với kháng chiến ta ăn chung, ngủ chung, chơi chung và công tác chung. Chuyện khó tin mà có thật, và chỉ có được trong thời điểm lịch sử nhất định. Bắt đầu từ cuộc đấu tranh chính trị đòi hỏi hiệp thương tổng tuyền cử cho tới tiếng súng Đồng Khởi hạ màn kết thúc. Thành tích chống Cộng của Mật vụ Ngô Đình Cẩn – Dương Văn Hiếu thật diệu kỳ. Chúng đánh phá vào cơ quan đầu não của các Đảng bộ miền Trung như Liên Khu Năm, Tỉnh Ủy Thừa Thiên, Thành Ủy Huế rồi Đà Nẵng. Tiến xuống phía Nam, chúng tấn công cơ sở Đặc Khu Sài Gòn Chợ Lớn, Thủ Biên, Cần Thơ. Nổi bật nhất là Mật vụ Miền Trung đánh bắt gọn các lưới Tình Báo Chiến Lược của ta trải suốt từ Bến Hải tới Sài Gòn trong vòng chỉ một năm.”

(BPhCC.tr. 2)

“Phải công nhận bọn mật vụ Ngô Đình Cẩn giỏi thật… Nó nắm vững mình từ tổ chức, phương châm công tác, quy luật hoạt động tới tâm lý và quy luật tư tưởng. Nó rành cả cách xử lý cán bộ bị bắt và sau khi ra tù. Mình đánh giá địch quá thấp, chỉ vì giáo điều…một chiều… trong khi địch thiên biến vạn hóa – đặc biệt về ngành an ninh tình báo, công an…”

(BPhCC.tr. 113)

Trong loạt bài viết về Mười Hưong, dưới nhan đề: “Tướng Tình Báo Chiến Lược” đăng trên tờ Thanh Niên, số 300 ra ngày 26-11-2002 đăng lời của Mười Hương (Trần Quốc Hương) như sau:

“Những năm 1940, tôi có cảm giác cô đơn lạnh lùng khi phong trào đi xuống. Thế nhưng hồi ấy cũng không đen tối bằng những năm 1957 đến 1959 sau này…”

Ông ta nói tiếp:

“Chúng ta lâu nay cứ chê bai thằng Cẩn rằng: Nó đi guốc mộc, miệng nhai trầu bỏm bẻm… chê như vậy không đúng đâu. Thằng Cẩn nó giỏi lắm, có mưu trí lắm. Nó biết hết dường đi nước bước của chúng ta.”

Chính Mười Hương cũng đã nhìn nhận:

“Cái chủ trương bao trùm của Ngô Đình Cẩn là chuyển hướng tù nhân, đối tượng là những người kháng chiến nằm vùng hoặc từ Bắc vào. Ai có bị bắt, bị nhốt trong các nhà lao ấy mới thấy sự thâm hiểm của chúng. Ngô Đình Cẩn thường nhốt chung năm bảy người vào một cụm. Chúng nó vẫn cho ăn, uống, đi lại, thậm chí có thể gởi mua sách báo đọc. Nhốt từng buồng giam nhưng như kiểu không nhốt, có khoảng cách khó hiểu, để mọi người nghi ngờ lẫn nhau, muốn đoàn kết vẫn không đoàn kết được.”

Theo tài liệu của Bộ Thông Tin VNCH, tính đến tháng 5 năm 1956 đã có 94.041 cán bộ Việt Cộng về hồi chánh và 5.613 bị bắt.

Cuốn “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1955” của Bộ Quốc Phòng Hà Nội, Tập II (tr. 73 – 74) đã viết:

“Chỉ từ tháng 7-1955 đến tháng 2-1956, Mỹ – Diệm đã giết hại, giam cầm 93.362 cán bộ, đảng viên và những người yêu nước. Cơ sở đảng, cơ sở quần chúng bị tổn thất nặng.

“Ở Tây Nam Bộ, sau hai năm thực hiện đấu tranh chính trị, đã có một đồng chí Phó Bí Thư Xứ Ủy, 18 tỉnh ủy viên, 100 huyện ủy bị bắt.

“Tỉnh Thủ Dầu Một ta bố trí ở lại 1.647 đảng viên chỉ còn 260. Tỉnh Gia Định 3.000 đảng viên chỉ còn 350. Huyện Hàm Thuận (Bình Thuận) từ 656 đảng viên đến ngày 20.7.1955, chỉ còn 80 đảng viên, v.v.

“Đặc biệt nghiêm trọng, do bị khủng bố dã man ở một số địa phương đã ra đầu hàng, tự thú với địch. Ở Bình Định, hầu hết đảng viên bị bắt đều khai báo tự nhận mình là đảng viên hoặc khai cho người khác. Hai huyện Nghĩa Hành và Đức Phổ (Quảng Ngãi), tính đến tháng 8–1955, có 80% đảng viên khai báo. Xã Phong Chương (Phong Điền, Thừa Thiên) có chi bộ 25 đảng viên, ra đầu hàng 24 còn một phải chạy trốn. Một số đảng viên không tin ở đấu tranh chính trị thành công đã dao động, chạy dài, tránh né công tác, thậm chí có người tập ăn nhạt, uống ít nước để nằm hầm bí mật được lâu…”

Báo Công An Nhân Dân online ghi nhận thêm:

“Hầu như nhiều vùng Quảng Trị, Thừa Thiên mất trắng. Đa phần cán bộ ta đã bị chúng bắt, cơ sở bị xóa. Một số ít dạt ra miền Bắc, lên xanh hoặc chuyển công tác vào phía.”

Vì không chịu nổi chiến dịch tố Cộng tại miền Nam, năm 1957 Lê Duẫn, Xứ Ủy Nam Bộ, phải bỏ ra Hà Nội.”

HÀ NỘI CHUỘC MƯỜI HƯƠNG

Mười Hương bị Đoàn Công Tác Đặc Biệt của ông Dương Văn Hiếu bắt vào tháng 6 năm 1958. Mười Hương rất bất ngờ và các cấp trên của ông ta ở Hà Nội lúc đó cũng rất ngạc nhiên. Trong nghề tình báo, Hà Nội thường đánh giá Mười Hương là một người thận trọng, chín chắn, và có kinh nghiệm hoạt động.

Sau cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963, Việt Cộng đã nhờ một Trung Tướng của VNCH, người Huế, theo Phật Giáo, và là một điệp viên của Việt Cộng, vận động để thả Mười Hương ra. Trung Tướng này đã nói chuyện với Tướng Mai Hữu Xuân lúc đó được Tướng Dương Văn Minh cử làm Đô Trưởng Sài Gòn, kiêm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, kiêm Đặc Ủy Trưởng Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo với “sứ mạng” là kiếm tiền. Tướng Xuân đòi 50.000 USD (Theo tài liệu của Việt Cộng là 5.000.000$=125.000 USA). Hà Nội đồng ý. Sau khi đưa tiền, Mười Hương đã được phóng thích. Như vậy Mười Hương đã chỉ tù hơn 6 năm đúng như Mười Hương đã kể.

Sau 30.4.1975, ông Nguyễn Tư Thái, Phụ Tá Trưởng Đoàn Công Tác, đã bị Công An Việt Cộng bắt và bị đưa đi thẩm vấn tại nhiều cơ quan khác nhau. Khi bị giam ở trại Thanh Liệt, nhiều cán bộ cao cấp từ trung ương đã đến hỏi ông về những lời khai của Mười Hương. Năm 1986, khi ông được đưa về giam tại trại Nam Hà, Bộ Chính Trị phái một Tướng tên là Hải và một Đại Tá đến hỏi ông về chuyện hợp tác giữa Mười Hương và cơ quan tình báo VNCH. Ông viết: “Cũng trong dịp này, hai tên cán bộ này có cho tôi biết sau năm 1963 phải lo lót cho nhóm Dương Văn Minh và Mai Hữu Xuân trên 5 triệu đồng Mười Hương mới được thả ra.”

Người thứ hai cũng đã được Hà Nội thương lượng để được Tướng Mai Hữu Xuân phóng thích là Đại Tá Lê Câu, chỉ huy Cục 2 Quân Báo Miền Nam, bị bắt tại Sài Gòn năm 1962. Đại Tá Lê Câu lúc đó đang bị giam ở Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo, số 3 Bến Bạch Đằng, Sài Gòn, đã được Mai Hữu Xuân cho chuyển qua Tổng Nha Cảnh Sát để chờ đợi được phóng thích sau khi thương lượng xong. Nhưng khi cuộc thương lượng về tiền bạc đang được tiến hành, CIA được tin Mai Hữu Xuân đã thả Trần Quốc Hương (Mười Hương), nên sợ Mai Hữu Xuân cũng sẽ phóng thích Đại Tá Lê Câu sau khi nhận tiền của Việt Cộng, do đó CIA đã yêu cầu Tổng Nha Cảnh Sát cho mượn Đại Tá Lê Câu để thẩm vấn. Đại Tá Lê Câu đã được đưa về lại Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo rồi được CIA đưa ra chiến hạm Mỹ ở Thái Bình Dương để lấy lời khai và lưu giữ một thời gian, vì thế Tướng Mai Hữu Xuân không thể phóng thích Đại Tá Lê Câu.”

(Trích “Trùm Điệp Báo Mười Hương” của Lữ Giang)

Tiếp theo là những cán bộ tình báo, điệp viên cao cấp đều được Hà Nội bỏ tiền ra chuộc. Nhất là khi ông Hà Thúc Ký làm Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ, ông ta thả ra hết những tên cán bộ Cộng Sản như trên. Sau khi được thả người được trở về Hà Nội, người ở lại miền Nam hoạt động tiếp!

7.- Hồng Y Nguyễn Văn Thuận:

a.- Tinh thần.

“Con người! Rồi tất cả sẽ qua đi. Chỉ có Đất Nước và Dân Tộc mới trường cửu.” (ĐHY Nguyễn Văn Thuận trong dịp nói về cái chết của ông Ngô Đình Cẩn.

(DHNĐƯMCĐ, tr. 567))

Ngoài ra, ngài còn sáng tác một bài thơ với nhan đề: “Con có một Tổ Quốc Việt Nam” dưới đây. Bài thơ nói lên lòng yêu nước, niềm hãnh diện, vui sướng về quê hương gấm vóc, về lịch sử oai hùng và thương mến dân tộc ngài. Bài thơ này đã được linh mục Đỗ Bá Công phổ nhạc và được trình bày bởi danh ca Khánh Ly. v.v.

Con Có Một Tổ Quốc

Là người Công Giáo Việt Nam,
Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội.
Tiếng chuông ngân trầm,
Việt Nam nguyện cầu.
Tiếng chuông não nùng,
Việt Nam buồn thảm.
Tiếng chuông vang lừng,
Việt Nam khải hoàn.
Tiếng chuông thanh thoát,
Việt Nam hy vọng.
Con có một tổ quốc Việt Nam,
Quê hương yêu quí ngàn đời.
Con hãnh diện, con vui sướng.
Con yêu non sông gấm vóc,
Con yêu lịch sử vẻ vang.
Con yêu đồng bào cần mẫn,
Con yêu chiến sĩ hào hùng.
Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn.
Núi cao, xương chất cao hơn.
Ðất tuy hẹp, nhưng chí lớn.
Nước tuy nhỏ, nhưng danh vang.
Con phục vụ hết tâm hồn,
Con trung thành hết nhiệt huyết.
Con bảo vệ bằng xương máu,
Con xây dựng bằng tim óc.
Vui niềm vui của đồng bào,
Buồn nỗi buồn của Dân Tộc.
Một Nước Việt Nam,
Một Dân Tộc Việt Nam,
Một Tâm Hồn Việt Nam,
Một Truyền Thống Việt Nam.
Là người Công Giáo Việt Nam,
Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội.
Chúa dạy con, Hội Thánh bảo con.
Con mong giòng máu ái quốc,
Sôi trào trong huyết quản con.

(Trích từ tập sách Ðường Hy Vọng của Ðức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận)

b.- Số phận nghiệt ngã.

“- Thưa Thượng Tướng: Đức Cha Phó (TGM Nguyễn Văn Thuận) của tôi đâu, mời ngài về luôn một thể?

“- Như Cụ biết: chế độ này là chế độ Cộng Sản. Tên Thuận nó thuộc dòng dõi Ngô Đình Diệm, chúng nó chống cách mạng (Cộng Sản) từ trong trứng nước. Không để hắn ta ở đây được.”

(Tướng VC Trần Văn Trà trả lời TGM Nguyễn Văn Bình hồi 2giờ 30 phút chiều ngày 15- 8-1975 trong Dinh Độc Lập, Sài Gòn).

Chỉ vì dòng dõi Ngô Đình Diệm “chống “cách mạng” từ trong trứng nước”, TGM Nguyễn Văn Thuận bị Cộng Sản cầm tù gần 13 năm. Trong thời gian đó ngài bị biệt giam chín năm trong xà lim. Trong chín năm đó có những lúc ngài nằm thoi thóp chờ chết. Thấy thế mấy tên công an canh giữ ngài gọi nhau: “Các đồng chí ơi! Vào xem lão Thuận đang giẫy chết này.”

Tuy nhiên trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngài luôn luôn đặt Đức Tin, Đức Cậy, và Đức Mến của ngài nơi Chúa quan phòng một cách tuyệt đối. Nhờ đó ngài luôn sống trong HY VỌNG và vươn lên. Hơn nữa, ngài luôn thực thi đường lối của thánh Phanxicô Assi là: “Đem yêu thương vào nơi oán thù. Đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp. Đem chân lý vào chốn lỗi lầm”, để cảm hóa những “cặp mắt cú vọ” ngày đêm đang đằng sát khí bên ngài, mà ngài đã thành công. Vì thế những công an canh giữ ngài dần dần trỏ nên bạn thân, rồi nhiều người thành học trò của ngài. Có người còn lén lút xin học Giáo Lý Công Giáo, rồi xin ngài ban bí tích Rửa Tội…

Hiện nay hồ sơ phong Á Thánh cho ngài đã hoàn tất. Nhưng vì phương diện ngoại giao với nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay, nên Tòa Thánh Vatican chưa tiện chính thức tuyên phong Á Thánh cho ngài. Trong tương lai, khi ngài được phong thánh, ngài sẽ là vị hiển thánh đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

8.- Bà Ngô Đình Thị Hiệp:

“Để nhắc cho con cháu sau này hướng về quê hương Việt Nam. Chúng nó có thể quên bất cứ cái gì, nhưng đừng để chúng nó quên Đất Nước và Dân Tộc Việt Nam.” (Bà Ngô Đình Thị Hiệp (Mẹ ĐHY Thuận luôn nhắc nhở.)

(DHNĐƯMCĐ, tr. 567)

Trong những ý nguyện trên, theo thiển kiến của chúng tôi ý tưởng của bà Ngô Đình Thị Hiệp tuy rất chất phác, đơn sơ nhưng thật đáng quý cho tất cả người Việt chúng ta sống bất cứ nơi nào và cho bất cứ thế hệ nào.

Qua những ý nguyện trên đây, chúng ta thấy được một phần nào tinh thần dòng họ Ngô Đình nói chung và tinh thần Tổng Thống Ngô Đình Diệm nói riêng dành cho quốc gia – dân tộc.

II.- Còn về phương diện vật chất:

1.- Theo như cụ Quách Tòng Đức, nguyên Đổng Lý Văn Phòng của T.Th. NGÔ ĐÌNH DIỆM suốt chin năm dưới thời Đệ I VNCH cho biết:

a.- “Mặc dầu là cố vấn chính trị của Tổng Thống hay cố vấn chỉ đạo miền Trung, hai vị này chẳng có văn thư nào do Tổng Thống ký ban hành cả. Bà Ngô Đình Nhu cũng vậy, Tổng Thống đâu có ký văn thư nào phong cho bà ta là “Đệ Nhất Phu Nhân” đâu. Nhất là ông Ngô Đình Cẩn chẳng những không có lương, cũng không có văn phòng riêng. Còn Tổng Thống chẳng có cái gì riêng cho Cụ. Ngay cả lương tháng của Cụ, Cụ trao cho ông Võ Văn Hải hết.

Khi Tổng Thống bị thảm sát, trong túi áo của Cụ chỉ còn nửa bao thuốc Basto và cỗ Tràng Hạt. Suốt chín năm lãnh đạo miền Nam Việt Nam, Tổng Thống dành dụm được 2.800.000$ Việt Nam. Tổng Thống gửi linh mục Toán (Quản lý dòng Chúa Cứu Thế). Ước nguyện của Tổng Thống vào những năm cuối đời già yếu, Cụ sẽ vào ẩn mình trong tu viện này để dọn mình chết. Ngoài số tiền riêng, Tổng Thống không có một mái nhà riêng, dù chỉ là một túp lều hay một chiếc xe đạp cũ…

b.- Tổng Thống Ngô Đình Diệm quan tâm đến các con của tử sĩ.

“Tổng Thống nói với Đại Tá bác sĩ Truơng Huê Quan, Giám Đốc Trường Quốc Gia Nghĩa Tử, Sài Gòn:

“Trong cuộc chiến này chỉ có con của tử sĩ là thiệt thòi nhất, vì vậy tôi chọn cái tên “Quốc Gia Nghĩa Tử” để nhớ là Quốc Gia phải có bổn phận với họ. Tôi sẽ… Ngoài ra tôi sẽ lập các ký túc xá ở gần các trường Đại Học cho các học sinh giỏi ở để học đại học.”

– Thế Cụ định hết nhiệm kỳ này nghỉ, phải không?

– Đúng! Cụ mệt quá rồi, nhất là sau vụ Phật giáo xẩy ra.

– Thế Cụ định khi về hưu sẽ ở đâu? Ở cái nhà trong vườn Phượng Hoàng đâu có được. Ai lo cho Cụ?

– Không! Cụ tâm sự với tôi (Võ Văn Hải) là sẽ về Huế ở với bà Cụ Cố. Khi nào Cụ Cố chết, Cụ sẽ vào tu ở Dòng Chúa Cứu Thế. Vì vậy, lương và phụ cấp của Cụ đều gửi cha Toán là quản lý của nhà dòng. Còn vườn Phượng Hoàng là chỗ cụ sẽ lên nghỉ để vui chơi với con tử sĩ.”

(NLNNOBCTTNĐD. tr. 21)

Sau ngày 2-11-1963, Tướng Dương Văn Minh chỉ thị cho Tướng Trần Văn Minh đến gặp linh mục Toán để lấy số tiền này, rồi họ…(?)”

NhaDalat_obNGODINHNHU2.- “Còn gia đình ông bà Ngô Đình Nhu, vào những năm sau này, những người quý mến ông bà ta như: ông Cao Xuân Vỹ và các bạn thân mỗi người góp một ít tiền giúp họ mua được căn nhà nhỏ đã bỏ hoang từ lâu của một người Pháp, ở Đà Lạt. Vì nhà quá cũ nên phải sửa lại. Đang sửa lại hết tiền nên phải ngưng. Đây là căn nhà đâu tiên cũng là căn nhà cuối cùng của ông bà ta. Xưa nay họ chưa có một căn nhà nào. Suốt đời đi ở nhờ.”

3.- Riêng về phần bà Ngô Đình Nhu:

Luật sư Trần Văn Chương (bố ruột bà Ngô Đình Nhu) đang là Đại Sứ VNCH tại Hoa Kỳ. Vào những tháng sôi động cuối năm 1963, ông ta biết được Hoa Kỳ không còn ủng hộ Tổng Thống Ngô Đình Diệm nữa; rồi họ mua chuộc cũng như xúi ông ta viết một thư dài khuyên Tổng Thống từ chức, và ông ta sẽ sẵn sàng thay Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo miền Nam trong lúc khó khăn này. Khi bà Nhu biết được chuyện đó, bà Nhu gọi điện thoại gây gỗ với ông bà Trần Văn Chương, dọa sẽ cắt đứt liên lạc mặc dầu là bố mẹ ruột… Bà Nhu trách ông Chương là luật sư mà không biết gì về Hiến Pháp VNCH. Vì nếu Tổng Thống từ chức hay mệnh hệ thế nào, Phó Tổng Thống sẽ lên thay, chứ sao lại “nhường” cho ba (ông Chương) được.

(NLNNOBTTNĐD, tr. 40)

Tưởng cũng nên nhắc lại: vào những năm đầu của nền Đệ I Cộng Hòa, sau khi Tổng Thống Ngô Dình Diệm đã ổn định được tình thế, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã mua lại một số lớn ruộng đất của những đại điền chủ ở miền Tây. Những đại điền chủ đó là những người làm việc đắc lực và thân tín cho thực dân Pháp hồi bấy giờ, nên họ được các quan Pháp cho không hàng ngàn mẫu ruộng. Trong số đó có gia đình Luật Sư Trần Văn Chương. Theo luật ruộng đất mới được tu chính, Chính Phủ chỉ để lại cho mỗi đại điền chủ tối đa là 100 mẫu thôi. Số còn lại, chính phủ mua với giá một giá nào đó. Sau đó chính phủ chia cho những nông dân nào cần ruộng đất để canh tác. Sự việc đó làm cho ông bà Trần Văn Chương bất mãn và lên tiếng phản đối. Thấy vậy, bà Ngô Đình Nhu trách ông Trần Văn Chương rằng: “Ba thà chịu mất vài trăm mẫu ruộng hay mất cả miền Nam này vào tay người Pháp.”

4.- Bà Ngô Đình Nhu vào những năm cuối đời:

a.- Bà Ngô Đình Nhu.

“… Mỗi buổi sáng sớm, bất kể thời tiết. Bà Nhu đều “xuống đường” đi bộ chừng độ 10 phút đến nhà thờ Saint Léon dâng thánh lễ hằng ngày. Cũng tại ngôi thánh đường này, lần đầu tiên vào tuần lễ đầu tháng 11 năm 2001, Ba Nhu tổ chức lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Thông thường sau thánh lễ Bà ở lại giúp dọn dẹp nhà thờ và xếp đặt trưng bày hoa nến. Ngày Chúa Nhật Bà phụ trách dậy lớp thánh kinh cho các trẻ nhỏ. Bà gia nhập đạo Công Giáo khi lập gia đình, nhưng lúc thiếu thời được giáo dục trong các trường Công Giáo nên có thể nói là Bà đã lớn lên và trưởng thành trong tín lý của đạo Chúa. Trong câu chuyện, Bà Nhu nhiều lần biểu lộ Đức Tin tuyệt đối nơi sự an bài của Đấng Tối Cao. Khi nghe tôi nói có thân nhân đang bị bệnh và rất muốn trở về Mỹ sớm hơn, Bà Nhu đi vào phòng làm việc lấy cho tôi một tượng ảnh Đức Mẹ Maria đúc bằng kẽm to hơn đồng một xu Mỹ kim. Bà nói mang tượng ảnh về cho bệnh nhân thì Đức Mẹ sẽ cứu giúp và chữa khỏi. Tôi nghĩ vì bà có Đức Tin mạnh mẽ như vậy nên Bà đã vượt qua được bao cơn sóng gió ba đào mà sống mạnh khỏe đến ngày nay…

Trước kia tôi nghe có người nói Bà Nhu chỉ ăn qua loa, hai ba lần một tuần. Tôi nghĩ là nếu ăn uống như vậy thì làm sao mà… thở được. Bây giờ tôi nghe chính Bà Nhu nói: “Hai ngày nay tôi chưa ăn gì cả, vì tôi không ăn nên không có bệnh”.

Nhớ lại chuyện cũ, bà có vẻ đăm chiêu: “Ở Sàigòn nóng quá nên tôi mặc áo dài hở cổ, Tổng Thống không bằng lòng”.

Chiếc áo dài hở cổ được đặt tên là “Kiểu áo Bà Nhu” đã một thời là “mốt” của các thiếu nữ Sai Gòn và cũng là một đề tài xôn xao của những người vô công rồi nghề. Bà kể chuyện trước kia bà phải đại diện chính phủ tiếp đón phu nhân các vị quốc khách mà chẳng có đến một món trang sức nên thấy thiếu sót. Nhân có bà vợ một ông bộ trưởng muốn bán mấy món đồ trang sức làm bằng đá đỏ (ruby), Bà Nhu có trình và xin Tổng Thống số tiền 6.000$ đồng VN để mua lạị. Tổng Thống nghe lời giãi bầy cũng hợp lý nhưng yêu cầu người bán phải viết một tờ giấy biên nhận với đầy đủ lai lịch của những món đồ trang sức đó. Bà Nhu nói đó là lần duy nhất Tổng Thống cho tiền, và cũng chẳng còn nhớ những đồ trang sức đó bây giờ thất lạc nơi đâu.

Nhớ lại Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới năm xưa, Bà nắm hai tay trước mắt nhìn lên trần nhà nói bằng tiếng Pháp “Phụ nữ phải được giải phóng, phụ nữ phải được tôn trọng”. Giấc mơ của Bà là người phụ nữ phải có chỗ đứng và tiếng nói trong xã hội. Ước vọng của Bà là người phụ nữ phải có những cơ hội thuận tiện để thăng tiến trong mọi lãnh vực của đời sống. Tiếng nói của Bà rõ ràng, chắc nịch, lên xuống với những cảm xúc làm người nghe rất dễ bị lôi cuốn rồi nhiệt tình ủng hộ.”

(Bà Ngô Đình Nhu. Trương Phú Thứ)

b.- Bà Ngô Đình Nhu 48 năm cô đơn.

“… Khi ông Ngô Đình Nhu bị thảm sát, bà còn trẻ (39 tuổi), đẹp lắm – điều mà báo chí Mỹ thiên vị và ác độc cũng phải ca ngợi. Nhưng bà ở vậy, thờ chồng, nuôi đàn con còn vị thành niên, không có của chìm của nổi, không lầu son gác tía nhờ tham nhũng hoặc ăn cắp của công. Nếu có bằng chứng bà phạm vào một trong hai điều cấm kỵ này, chắc chắn báo chí và công luận Mỹ và Việt Nam, vốn thù nghịch, đã không bao giờ để bà yên. Bà sống khép kín như một nữ tu tại gia. Không xuất hiện trước đám đông… Không tuyên bố này nọ. Bà thường nói với những người quen biết, như một lời giã biệt thế gian: “Thời của tôi qua rồi”… Không vì tiền bán thân cho tỷ phú. Nếu sống vào thời quân chủ, bà xứng đáng nhận lãnh bằng khen “Tiết Hạnh Khả Phong”.

…. Ca ngợi Bà như một nữ chính khách một thời sáng giá, đảm lược, dám nói dám làm, như chồng Bà, trước vòng vây khốn của thù trong giặc ngoài. Tôi kính trọng Bà như một thần tượng…

Nhà danh họa Auguste Renoir, vào những năm cuối đời, bị bệnh thấp khớp hành hạ, không đứng được nữa, phải ngồi vẽ tranh một cách đau đớn với bàn tay co quắp, nhức buốt. Người học trò của ông, danh họa Matisse, thấy vậy, thương ông, đã hỏi: “Tại sao Thầy phải tiếp tục ngồi vẽ một cách khổ sở như thế?” Auguste Renoir nhìn khung vẽ, trả lời: “Đau đớn sẽ qua đi. Cái đẹp sẽ còn lại.”

Tôi muốn nhắc lại lời của Auguste Renoir, để nói về bà, trong một nghĩa nào đó. Đau đớn tinh thần của Bà Ngô Đình Nhu đã qua đi. Nhưng vẻ đẹp của bà sẽ tồn tại vĩnh viễn.”

(Bà Ngô Đình Nhu 48 Năm Cô Đơn. Kim Thanh)

Tưởng cũng nên được nhắc lại: Bà Ngô Đình Nhu rất ảnh hưởng văn hóa Âu-Mỹ. Thế mà suốt chín năm sống trong dinh Độc Lập, nhất là sau khi ông Ngô Đình Nhu bị thảm sát, bà can đảm chịu đựng đắng cay để thủ tiết thờ chồng nuôi con trong cảnh cô đơn oan ức suốt 48 năm. Bà chết đi để lại một câu nói tuy rất ngắn và rất tầm thường nhưng đáng được nhiều người hiểu về con người của bà ta nhiều hơn. Đó là: “Thời của tôi qua rồi.” mà Đại Tá Vũ Văn Lộc, San Jose ca ngợi: “Câu nói đáng được khắc vào bia đá”. Ngoài ra bà Ngô Đình Nhu còn để lại cho nền văn hóa Việt Nam: “Kiểu áo bà Nhu” cho đến nay vẫn hợp thời và thịnh hành.

Phải chăng nhờ Đức Tin mãnh liệt bà Nhu phó thác tuyệt đối nơi Chúa quan phòng trong suốt cuộc đời, nhất là trong 48 năm bà Nhu sống trong oan khiên sầu muộn, thiếu thốn… nên Chúa đã ban cho bà ta ra đi trong bình an bên cạnh con cháu đẩy đủ vào lúc 2 giờ sáng Chúa Nhật mừng Chúa Sống Lại 4/24/2011 (Giờ La Mã, Ý đại lợi).

Trong thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam chúng ta được mấy người đàn bà bằng bà Ngô Đình Nhu không nhỉ?

4.- Ông Ngô Đình Luyện:

“Từ trong toilet đi ra, dây lưng bị đứt, khiến quần ông (Ngô Đình Luyện) muốn tụt ra, vì ông mặc đồ cũ từ ngày xưa, nay ông ốm đi nhiều. Tôi phải tháo dây lưng của tôi cho ông dùng. Tôi cảm thấy thương ông quá…

Ông mở ví móc hết tiền ra, và nói:

– Như tôi đã kể với ông là tôi nghèo lắm, khi đi chỉ mang theo 600 dollars, và chưa tiêu đồng nào. Vé máy bay và khi ở New York ông Trần Văn Trường lo cho, đến San Diego đuợc ông lo cho mọi thứ, kể cả vé máy bay sang đây (Missoury). Nay tôi đề nghị chia đôi số tiền này, ông lấy 300 dollars gọi là tiền tôi góp vào tiền vé máy bay ông mua cho tôi. Thật chả đủ vào đâu, nhưng là tấm lòng của tôi.

Tôi từ chối:

– Cụ càng nghèo, con càng thương cụ. Chắc nếu cụ giàu như gia đình các quốc trưởng khác, chắc gì cụ đã cần đến con. Con xin cụ cứ tự nhiên, để con có chút kỷ niệm với cụ, và nhớ đến Tổng Thống nhiều hơn.

Ông nắm tay tôi và chẩy nước mắt, làm tôi cảm động.

Khi về Pháp ông viết cho tôi một lá thư khá dài để cám ơn, nhắc lại cái dây lưng, và nói sẽ giữ suốt đời để làm kỷ niệm.”

(NLNNOCTTNĐD, tr 53 & 54)

Sau khi hai anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm giết, chính quyền Hoa Kỳ qua bàn tay CIA tại Sài Gòn cùng bọn phản tướng lập ủy ban để tịch thu tài sản của dòng họ Ngô Đình. Nhưng họ đã phong tỏa được trương mục nào trong ngân hàng tại Việt Nam hay ở nước ngoài mang tên Ngô Đình hay người khác đứng tên hộ, hoặc họ đã tịch thu được những cơ sở thương mại, đất đai, tòa nhà nào.v.v. của dòng họ Ngô Đình hay nhờ người khác đứng tên. Giả xử: anh em Tổng Thống Ngô Đinh Diệm nhờ viên chức hay người nào đó đứng tên thay trên trương mục hoặc trên cơ sở nào đó, chắc chắn làm sao có thể qua mắt được CIA và bọn phản tướng hay chính khách hoạt đầu thời bấy giờ…

Phải chăng những điều trên đây phản ảnh phần nào tình thần yêu nước thương dân và liêm khiết, nhất là muốn dành lại chủ quyền cho Việt Nam của cụ Ngô Đình Khả đã gieo vào đầu anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Chính vì thế, nhất là nhận thấy dã tâm của người Pháp không muốn trao lại nền độc lập cho Việt Nam, Thượng Thư Ngô Đình Diệm đã từ chức Thượng Thư Bộ Lại (Thủ Tướng) năm ông mới 33 tuổi để phản đối chính sách đô hộ của người Pháp.

Ngoài ra, khi ông Ngô Đình Diệm bị ông Hồ Chí Minh cầm tù, ông Hồ biết ông Ngô Đình Diệm là người tài đức, cũng như được người quốc gia mến mộ, nên ông Hồ đã mời ông Ngô Đình Diệm giữ chức vụ Bộ Trưởng Nội Vụ của chính phủ Việt Minh do ông ta lập ra hầu lấy lòng những người quốc gia yêu nước chân chính. Nhưng Ông Ngô Đình Diệm biết được dã tâm của ông Hồ chỉ lợi đụng uy tín của mình, nên ông Ngô Đình Diệm không những từ chối, lại còn nói thẳng vào mặt ông Hồ: “Các ông đã giết cả anh tôi và cả cháu tôi. Làm sao tôi hợp tác với các ông được” mặc dầu ông Ngô Đình Diệm biết sinh mạng mình đang nằm trong tay sắt máu của Hồ Chí Minh, nhưng ông Ngô Đình Diệm vẫn giữ vững lập trường.

III.- Chính trị

Còn đối với chính quyền Hoa Kỳ thì sao?

Viết đến đây chúng tôi sực nhớ lại lời của triết gia nổi tiếng người Hy Lạp, Sr. Aristote sau đây: “Nous ne connaissons pas le vrai, si nous ignorons la cause.” (Aristote)

Xin mạn phép được dịch ra tiếng Việt. “Chúng ta không biết được sự thật, nếu chúng ta không biết nguyên nhân.”

Trong bài viết nhân dịp lễ tưởng niệm cố T.Th. Ngô Đình Diệm và các chiến sĩ đã bỏ mình vì chính nghĩa quốc gia năm 2011, chúng tôi đã hân hạnh chia sẻ với quý vị rằng: Ngay sau khi Đại Sứ Cabot Lodge trình Ủy Nhiệm Thư lên T.Th. Ngô Đình Diệm, ông ta liền đến gặp khâm sứ toà thánh Vatican tại Sài Gòn là GM Salvatore d’Asta để nhờ vị khâm sứ này làm trung gian bắn tin với TGM Ngô Đình Thục về bốn đề nghị của chính quyền John Kenedy Jr. mà ông ta biết rằng, ông ta không dám nói thẳng vởi Tổng thống Ngô Đình Diệm, như sau:

1.- T.Th. Ngô Đình Diệm nhường hải cảng Cam Ranh cho Hoa Kỳ 99 năm

2.- T.Th. Ngô Đình Diệm chấp thuận cho Hoa Kỳ đưa 200.000 quân vào Nam Việt Nam

3.- T.Th. Ngô Đình Diệm đặt Bộ Quốc Phòng VNCH dướiquyền chỉ huy của Quân Đội Hoa Kỳ.

4.- T.Th. Ngô Đình Diệm phải đưa ông cố vấn Ngô Đình Nhu ra nước ngoài.

Khi nghe ông Lodge nói về bốn đề nghị trên, vị khâm sứ mỉm cười thầm nghĩ: Không khi nào Tổng Thống Ngô Đình Diệm chấp nhận một trong bốn đề nghị này. Tuy nhiên vị khâm sứ vẫn thăm dò bằng cách nhờ Giám Mục Hoàng Văn Đoàn vừa thân với vị khâm sứ lại thân với TGM Ngô Đình Thục đến gặp TGM Ngô Đình Thục. Sau khi nghe GM Hoàng Văn Đoàn trình bày, TGM Ngô Đình Thục trả lời:

– “Chính phủ VNCH do em tôi lãnh đạo và ngay cả toàn dân Việt Nam không được phép bán một mẩu đất nào cho ngoại bang. Vì đây là đất của TỔ QUỐC, là đất đã từng thấm nhuần mồ hôi nước mắt, ngay cả xương máu của ông cha chúng ta cùng các chiến sĩ đã từng đổ ra để chúng ta được như ngày nay.

– Nếu chúng ta chấp thuận cho Hoa Kỳ đem quân vào miền Nam Việt Nam, Việt Cộng lấy cớ tuyên truyền họ có chính nghĩa, họ cần mở rộng cuộc chiến để chống Mỹ xâm lược. Như thế chúng ta mất chính nghĩa. Chúng ta sẽ thua, mà hiện nay chúng ta đang thắng.

– Đất nước chúng ta, dân tộc chúng ta, chúng ta phải tự quyết định, phải tự đương đầu với phương Bắc. Chúng ta không cúi đầu làm tay sai cho thế lực nào.

– Khi Tổng Thống Kenedy vào Nhà Trắng, ông ta cũng tìm cách đưa em ruột ông ta là Nghị Sị Robert Kenedy vào nội các của ông ta qua chức vụ Bộ Trưỏng Tư Pháp…

Sau đó GM Hoàng Văn Đoàn vào Sài Gòn trình bày cho vị Khâm Sứ Vatican biết sự thể. Dĩ nhiên vị khâm sứ thông báo cho ông Cabot Lodge. Vì thế cuộc chính biến đau thương ngày 1-11-1963 đã xẩy ra do vị Tổng Thống siêu cường bậc nhất thế giới là John Kenedy Jr., nhưng ông ta thiếu bản lĩnh, thiếu nhìn xa trông rộng nên không dám quyết định, lại dùng trò “nếm đá giấu tay”, để cho người phụ tá của ông ta là William Averell Hariman, một người từng có ác cảm với Tổng Thống Ngô Đình Diệm về chính sách Trung Lập nước Lào rất có lợi cho Việt Cộng, gửi điện văn cho ông Cabot Lodge để lật đổ chế độ Đệ I Cộng Hòa.

Để nói lên hậu quả khôn lường về việc làm của ông William Averell Hariman, chúng tôi xin cống hiến quý vị mấy dòng dưới đây:

– “… Ngày 30 tháng Giêng 1964, một hôm ông Averell Hariman qua dùng cơm trưa bên Ngũ Giác Đài và được giới thiệu với Trung tá điệp viên Lucien Conein người “cố vấn” vụ đảo chánh và giết T.T. Diệm. Ông Averell Hariman hỏi Lucien Conein về tình hình tại Nam Việt Nam và triển vọng của Hoa Kỳ tại xứ này. Lucien Conein trả lời:  “Thưa ông Thống Đốc, tôi không còn biết gì cả, mọi tính toán đều hỏng cả rồi.” […]

Lúc sử gia Arthur M. Schelesinger Jr. hỏi ông Averell Hariman về sự phán xét của ông đối với chính quyền Tổng Thống Diệm trước kia, ông ta đáp rằng:

“Nhìn lại quá khứ chính quyền Ngô Đình Diệm tốt đẹp hơn là sự hỗn loạn hiện nay tại Nam VN […] Đúng như lời Trung tá Điệp viên Lucien Conein nói, mọi điều tiên liệu sai bét cả rồi”.

Thứ Trưởng William Averell Harriman là một trong những người đầu tiên nhận thức được những hậu quả vô cùng tai hại của vụ đảo chánh lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ông ta cũng thừa nhận với vị Sử Gia này rằng sự hăng say bốc đồng của ông ta, đúng ra là đầu óc thực dân coi thường các xứ nhận viện trợ Mỹ, làm ông ta mất sự sáng suốt trong việc hoạch định chính sách Hoa Kỳ về VN.”

(Trích “Lời Hối Hận của William Arevell Harriman về việc sát hại T.T. Ngô Đình Diệm” của Tiến Sĩ Sử Gia Hoàng Ngọc Thành và Bà Thân Thị Thanh Đức viết ngày 2-11-1999).

– “Westmoreland: “Người Mỹ tại Hoa Thịnh Đốn lẫn tại Sàigòn thấy rõ việc họ muốn loại trừ ông Diệm khiến cho những rối ren càng ngày càng bộc phát, bắt đầu thấy rằng mình đã sai lầm nghiệm trọng. Thật vậy, nếu họ suy luận những biến chuyển kế tiếp theo cách suy luận của tôi thì họ phải kết luận rằng sự loại bỏ ông Diệm mới là yếu tố làm cho chiến tranh kéo dài. Họ cứ nghĩ rằng hai năm sau khi ông Diệm chết thì tình hình sẽ ổn định…. Chính phủ mới hoàn toàn không có kế hoạch, không có chính sách… Thành công lớn nhất của chính phủ này là dùng cảnh sát lục lọi, tìm kiếm khắp ngang cùng ngõ hẻm những người từng theo ông Diệm để bắt giam, làm xáo trộn chính quyền, trật tự xã hội. Đám cảnh sát đi lùng bắt này bị dân chúng chán ghét và tặng cho cái tên ‘Chuột Trắng’.”

(Trích Hồi Ký của Tướng Westmoreland)

Đọc đến đây, chắc nhiều người thắc mắc: Tại sao ông Cabot Lodge không nói thẳng với với Tổng Thống Ngô Đình Diệm lại nói với vị Khâm Sứ, rồi vị Khâm Sứ sao không nói thẳng với Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà lại qua GM Hoàng Văn Đoàn nói với TGM Ngô Đình Thục?

Nếu ông Cabot Lodge nói thẳng với Tổng Thống Ngô Đình Diệm về bốn đề nghị trên. Chắc chắn Tổng Thống sẽ bác hết ngay tức khắc.

Tưởng cũng xin được nhắc lại:

Vị Khâm Sứ Tòa Thánh Vatican tại Sài Gòn lúc bấy giờ là Truởng Ngoại Giao Đoàn. Hơn nữa Ông Cabot Lodge biết rằng: Ảnh hưởng của Toà Thánh Vatican đối với Tổng Thống Ngô Đình Diệm rất lớn. Thêm vào đó, mặc dầu là con chiên ngoan đạo, nhưng Tổng Thống Ngô Đình Diệm nặng về luân lý Khổng – Mạnh “Quyền huynh thế phụ” vì thế TGM Ngô Đình Thục rất ảnh hưởng trên Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Nên ông Cabot Lodge dùng lối ngoại giao để thăm dò trước.

Sau khi những dòng chia sẻ khiêm tốn này được phổ biến, nhiều người đặt câu hỏi:

– Bằng cách nào ông có được tài liệu này, nhất là chứng minh được bốn đề nghị trên ông Cabot Lodge nhận chỉ thị từ chính quyền John Kenedy Jr. là xác tín?

– Sau khi anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát, bốn đề nghị trên đã thực sự diễn ra tại miền Nam Việt Nam chúng ta như cả thế giới đều thấy rất rõ:

* Hải cảng Cam Ranh bị quân đội Hoa Kỳ ngang nhiên chiếm đóng.

* Hoa Kỳ tự tiện đưa vào miền Nam chúng ta 544.000 quân mà không có sự đồng ý của chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa.

* Quân Lực VNCH bị đặt dưới sự điều khiển của cấp chỉ huy quân đội Hoa Kỳ từ trung ương đến địa phương mà chúng ta còn nhớ mãi dưới cụm từ mỹ miều: “Mission Impossible”.

* Ông cố vấn Ngô Đình Nhu bị giết ngay trong trụ sở Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia, trước khi họ giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Đó là câu trả lời chính xác nhất.

Ngoài ra, vào tháng Năm năm 1967, cậu ruột chúng tôi là một linh mục Công Giáo, nhân chuyến đi hành hương kỷ niệm 50 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, Bồ Đào Nha. Cậu chúng tôi ghé thăm TGM Ngô Đình Thục. Vì tình thầy trò đã quá lâu không gặp lại, nên trong tâm tình thân mật cởi mở, cậu chúng tôi hỏi:

– Thưa Đức Tổng. Đầu năm 1964, chúng con đến thăm Đức Cha Đoàn. Ngài rất buồn nói về những đề nghị của ông Cabot Lodge áp đặt lên Tổng Thống, hậu quả đưa đến cuộc chính biến. Điều đó đúng không?

– TGM Ngô Đình Thục xác nhận: “Đúng đấy! Đức Cha Đoàn đến cho tôi biết người Mỹ muốn như vậy. Tôi cười và trả lời ngài như thế để ngài về trình lại với Đức Khâm Sứ.”

Ngưng một lát ngài nói tiếp:

– Cha thấy đấy! Nếu chúng ta chấp thuận bốn yêu sách đó, chúng ta còn gì là chính nghĩa nữa. Mật hết chủ quyền. Mà dù chỉ một trong bốn điều đó thôi, Diệm cũng không chấp thuận đâu. Nó luôn giữ vững lập trường: “Tout ou rien”. Mà cha biết không: Năm 1957, Diệm sang thăm Hoa Kỳ, được họ đón tiếp long trọng theo lễ nghi chính thức dành cho một Quốc Khách; rồi được mời đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc Hội. Thế mà, sau hậu trường chính trị, họ đã rào đón muốn Diệm phải theo đường hướng của họ. Từ đó Diệm đã thấy buồn. Còn Nhu trước sau đã nhiều lần trả lời họ: “Đất nước chúng mới thu hồi được độc lập, lại là nước nhỏ, chậm tiến; làm sao chúng tôi có thể áp dụng đúng như đường lối của đất nước quý vị được.”

Qua những sự kiện như trên, chúng tôi nhớ lại lời nhà bác học lừng danh Albert Einstein đã nói: “Le comportement de l’homme se fonde efficacement sur les engagements sociaux (“Nhân cách con người được thể hiện thiết thực trên sự dấn thân cho xã hội”.)

Vâng! Nhân cách của dòng họ Ngô Đình đã dấn thân cho xã hội, cho dân tộc, và cho quê hương Việt Nam chúng ta như thế đấy . Đồng thời họ còn luôn ấp ủ lời nhắn nhủ của vua Trần Nhân Tông như sau:

“Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì họ gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn:

“Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác “Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.”

Xin có vài hàng về TGM Ngô Đình Thục. Ngài là con thứ ba của cụ ông cụ bà Ngô Đình Khả. Trong suốt những năm du học tại Rôma, rồi tại Pháp tháng nào ngài cũng đứng nhất lớp. Ngài cùng lớp với những thầy xuất sắc như thầy Basttista Montini (sau này là Giáo Hoàng Phaolô VI), thầy Francis Spellman (sau này là Hồng Y Tổng Giáo Phận New York). v. v.

Nếu TGM Ngô Đình Thục sau khi tốt nghiệp, ngài chịu ở lại Rôma làm việc hay sang một quốc gia Âu Mỹ nào đó nhận sứ mạng khác, chắc chắn ngài đã nhận mũ Hồng Y lâu rồi. Nhưng ngài nhất quyết trở về Việt Nam làm việc…

Kể từ biến cố đau thương ngày 1-11-1963 đến nay, nhất là trong khoảng 30 năm gần đây, mọi nguyên nhân đưa đến biến cố trên nói riêng và nhiều tài liệu nói về sự nghiệp của dòng họ Ngô Đình nói chung đã được phơi bày hầu như đầy đủ một cách rất rộng rãi. Thế mà hiện nay vẫn còn nhiều kẻ chối bỏ sự thật bằng cách bịa đặt, bóp méo lịch sử để mạt sát, vu khống cá nhân Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cả dòng họ Ngô Đình không ít!

Để chia sẻ vấn nạn này, chúng tôi xin mượn lời của nhà bác học Albert Einstein đã nói: “Đập vỡ môt nguyên tử còn dễ hơn xóa bỏ được thành kiến trong đầu óc của những kẻ ngoan cố.”

Thêm vào đó, những phần tử ngoan cố này đã được nhồi sọ bởi ông Hồ Chí Minh như sau: “Cứ nói, nói mãi, nói mãi dù nói dối cuối cùng cũng có người tin.”

Từ ngày 7 tháng Bẩy năm 1954 đến ngày 30 tháng Tư năm 1975, miền Nam Việt Nam trải qua nhiều chính phủ do nhiều người lãnh đạo. Nhưng chỉ có chính phủ Đệ I VNCH do Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo luôn luôn bị Cộng Sản Hà Nội tìm mọi cách, mọi thủ đoạn đê mạt, dùng mọi tầng lớp kể cả giới trí thức (nhưng thiếu tri thức) hoạt đầu chính trị tiếp tay cho họ để đánh phá chế Đệ I VNCH một cách tồi bại nhất. Đây là điều thật hiển nhiên ai cũng biết. Tại sao vậy?

Cộng Sản Hà Nội biết rất rõ và họ công nhận:

Khi biết chắc Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị giết chết, ông Hồ Chí Minh ở Hà Nội biết mình không còn đối thủ, bèn lên đài phát thanh Hà Nội hiệu triệu quốc dân đồng bào: “Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta sẵn sàng chiến đấu chống Mỹ cứu Nước trên khắp các mặt trận của ba miền đất nước! Quân đội và nhân dân Việt Nam anh hùng sẽ đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược không những trên Quê Hương, Tổ Quốc Việt Nam, mà còn đánh thắng đế quốc Mỹ ngay trên đường phố, tại các trường Đại Học cuả chúng nưã! Kháng chiến nhất định thắng lợi! Thống Nhất, Độc Lập nhất định thành công!”

Theo Giáo Sư Francis Xavier Winters, năm 1999 viết trên tạp chí “World Affairs” của Ấn Độ, có nói là: Sau cái chết của Ông Diệm, Một nhà báo Pháp hỏi Hồ chí Minh: Ông Diệm là người thế nào? Ông Hồ đã trả lời: “Ông ta là một người yêu nứớc theo kiểu cuả Ông ta”. Hồ Chí Minh lại còn lên giọng trịch thượng, nói với Wilfrid Burchett, một ký giả cộng sản hạng nặng, là: “Tôi không thể ngờ là tụi Mỹ lại ngu đến thế!”. Rồi Tướng cộng sản Võ Nguyên Giáp gặp McNamara ở Hà Nội tháng 11-1995, còn nói: “Chính sách của người Mỹ sai lầm hết chỗ nói. Ngô Đình Diệm là người có tinh thần quốc gia rất mạnh. Không bao giờ Ông ta để cho người Mỹ giành lấy quyền điều khiển chiến tranh ở Miền Nam Việt Nam.. Người Mỹ đã làm điều đó bất chấp sự phản đối của Ông Diệm để rồi mua lấy một thất bại thảm khốc. Ông Diệm chết cũng sẽ chấm dứt sự hiện diện quân sự của người Mỹ tại đây một cách sớm hơn “. Nguyễn Hữu Thọ, Chủ Tịch Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, nói với phóng viên Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của Cộng Sản Hà Nội: “Sự lật đổ Ngô Đình Diệm là một món quà Trời tặng cho chúng tôi.” Trần Nam Trung, Phó Chủ Tịch Mặt Trận tuyên bố: “Đế Quốc Mỹ chơi đòn đổi ngựa giữa dòng, nhưng chúng sẽ không bao giờ tìm được người chống Cách Mạng hiệu quả hơn Ngô Đình Diệm.” Ông Diệm là thế đó! Cộng Sản cũng phải công nhận giá trị thật sự của nhân vật Ngô Đình Diệm.” (Nhớ ngày 1-11-1963 của Phan Đức Minh)

Chính Phủ Đệ I VNCH do Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo, và cả dòng họ Ngô Đình là những người YÊU NƯỚC, luôn mưu tìm dành độc lập cho tổ quốc. Họ không chịu làm tay sai cho ngoại bang, không nhượng một mẩu đất cho ngoại bang, không chấp nhận áp đặt nào của ngoại bang trên quê hương Việt Nam. Họ là những người THUƠNG DÂN, luôn tìm cách thực hiện một cuộc cải tổ xã hội, canh tân đất nước, đem lại cho người dân Việt một cuộc sống công bằng và tốt đẹp. Vì thế chín năm dưới thời Đệ I VNCH miền Nam Việt Nam thực sự độc lâp, an bình. Cuộc sống toàn dân no ấm hơn miền Bắc rất nhiều. Ngoài ra họ là những người mang nặng niềm tin tôn giáo, sâu đậm với nền văn hóa Khổng-Mạnh do cha ông để lại. Nên họ luôn chống lại chủ thuyết vô thần, vô gia đình, vô tổ quốc. Cho nên, bằng bất cứ giá nào Cộng Sản Hà Nội cùng những kẻ hoạt đầu chính trị thiếu tri thức tiếp tay để đánh phá chế độ Đệ I VNCH. Nếu không, Chính Nghĩa Dân Tộc của nền Đệ I Cộng Hòa tỏa sáng. Lúc ấy “Thần tượng Hồ chí Minh” của Việt Cộng sẽ sụp đổ, và chế độ Cộng Sản tại Việt Nam sẽ đi về đâu? Đó là lý do, và bằng mọi giá họ phải đánh phá chế độ Đệ I Việt Nam Cộng Hòa với bấ cứ thu đoạn đê hè nào. Nói cách khác, còn chế độ Cộng Sản trên quê hương Việt Nam, Chế độ Đệ I Cộng Hòa nói chung và Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng dòng họ Ngô Đình nói riêng còn bị đánh phá một cách hèn mạt.

Để cảnh tỉnh những hạng người trên Chúa Giêsu đã căn dặn như sau: “Có nói có. Không nói không. Thêm bớt đặt điều là do ác quỷ.” (Mt. 5, 37)

Còn ngạn ngữ Âu Tây cũng đã nhắc nhở: “Nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì. Nói nửa sự thật là nói điều gian dối.”

Ngoài ra, theo nhà hùng biện và chính khách lừng danh cổ La Mã, Cicero (106-43 B.C.) đã nói: “Primam esse historiac legem, ne quid falsi dicerc audeat, ne quid veri non audeat.” (“Luật đầu tiên của LỊCH SỬ là không được nói điều gì mà không đúng với sự thật, và không có điều gì thật mà không nói đến.”)

Vì thế chúng ta hãy kiên nhẫn và ghi nhớ lời Đức Phật Thích Ca đã nói: “Ba điều không thể che giấu mãi được. Đó là: Mặt trời, mặt trăng và sự thật”.

Còn trong văn chương Việt Nam, các cụ ngày xưa đã dạy: “Cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng han (rỉ sét)”.

Ngoài ra, theo nhà hùng biện và chính khách lừng danh cổ La Mã, Cicero (106-43 B.C.) đã nói: “Primam esse historiac legem, ne quid falsi dicerc audeat, ne quid veri non audeat.” (“Luật đầu tiên của LỊCH SỬ là không được nói điều gì mà không đúng với sự thật, và không có điều gì thật mà không nói đến.”)

Vì thế đến một ngày nào đó ngay cả bọn trí thức hoạt đầu làm công cụ Cộng Sản và ngoại bang mới biết việc làm tiếp tay của họ là hồ đồ; và nếu họ còn một chút lương tri họ sẽ kêu lên như Đức Khổng Tử khi nhìn thấy Nhan Hồi ăn cơm “lẫn bồ hóng”, bèn ngửa mặt lên trời than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được sự thật…! (Trích truyện “NỒI CƠM SẠCH”)

Qua những đôi nét khiêm tốn nhưng xác thực về thân thế và sự nghiệp của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm nói riêng và dòng họ Ngô Đình nói chung về lãnh vực cả đạo lẫn đời, chúng ta khó có thể tìm được dòng họ nào bằng dòng họ Ngô Đình, nhưng cũng đầy oan khiên, đầy bất hạnh trong những thế kỷ gần đây không nhỉ!

* Niềm Tin Tôn Giáo của người viết:

Trước Công Đồng Vatican II (1963-1967), theo Gìáo Luật của Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ, mỗi linh mục thường chỉ được phép dâng một thánh lễ trong khoảng từ 5 giờ sáng, chậm nhất là 10 giờ sáng, từ thứ Hai đến thứ Bẩy. Riêng Chúa Nhật các linh mục thường được phép dâng hai thánh lễ cũng trong khoảng từ 5 giờ sáng, và chậm nhất là 10 giờ sáng.

Tuy nhiên, đến ngày lễ Cầu Hồn, tức là ngày 2-11 hàng năm, cũng theo Giáo Luật Giáo Hoàn Vũ, mỗi linh mục bắt buộc dâng ba thánh lễ cũng trong khoảng từ 5 giờ sáng, và chậm nhất là 10 giờ sáng để cầu cho các linh hồn chưa được hưởng tôn nhan Chúa. Thêm vào đó, Giáo Hội Công Giáo ấn định trọn tháng Mưới Một hàng năm để cầu nguyện cho các linh hồn chưa được về bên Chúa.

Thế mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu bị thảm sát vào lúc 8 giờ 30 phút sáng Thứ Bẩy ngày 2-11-1963, giữa lúc các thánh lễ trên toàn thế gìới, nhất là tại Việt Nam đang cử hành để cầu nguyện cho tất cả các linh hồn chuẩn bị về với Chúa. Hơn nữa ngày 2-11-1963 lại là thứ Bầy đầu tháng. Cũng theo niềm tin và Giáo Lý Công Giáo, những thứ Bầy đầu tháng hàng năm dành để tôn kính Đức Mẹ Maria. Cách riêng vào những Thứ Bẩy đặc biệt này, Đức Mẹ luôn cầu cùng Chúa ban cho các linh hồn mau hưởng tôn nhan Người trên Thiên Đàng.

Với niềm tin như trên, đây có phải là ân sủng Chúa đã an bài dành cho anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm và các chiến sĩ quốc gia đã hy sinh trong biến cố đau thương ngày 1-11-1963 không nhỉ?

Với niềm tin này, chúng tôi xin được trích lời tâm tình của ông Nguyễn Kim Khánh, cựu chánh án Tòa Án tỉnh Phan Thiết, với Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm dưới đây:

“TÔI CẦU NGUYỆN VỚI LINH HỒN CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM”.

Tôi viết những lời cầu nguyện này để tâm tình với linh hồn cố Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Trọng kính linh hồn Tổng Thống Ngô Đình Diệm,

Anh Đỗ Thọ đã để đời cuốn nhật ký rất có gía trị về cuộc đời anh sống kề cận Ngài. Tôi qúy trong anh, nhưng không đồng ý với anh về điểm này “Lòng oán hận của người chết triền miên trên xứ sở này”. Ý anh muốn nói đến cái chết đau htương, tức tưởi và oan ức của Ngài khiến linh hồn Ngài oán hận triền miên trên quê hương Việt Nam.

Do đức tin, tôi biết giờ này trên cõi Hằng Sống của Thiên Chúa, linh hồn Ngài đã được sung mãn hạnh phúc và vinh quang của Chúa chiếu tỏa. Ngài đã gia nhập vào hàng ngũ các thánh trong giáo hội Khải Hoàn của nước Trời, bởi vì Ngài đã chết như một vị tử đạo: họ hận thù công giáo VN, khích động kẻ khác, mượn tay quyền lực ma vương giết Ngài. Chúng nó giận cá chém thớt, Ngài là nạn nhân của lòng oán hận và kỳ thị Thiên Chúa giáo. Ngài đã ngã xuống như các tiền nhân tử đạo VN chết vì lòng mến Chúa để làm chứng cho sự thật và tin yêu trong sự mưu cầu hạnh phúc cho dân nước.

Ngài đã chết như một chiến sĩ ngoài mặt trận khi ném vào mặt Henry Cabot Lodge lời này: “Tôi không bỏ được dân tộc tôi” và khi cùng đường, cái chết kề gang tấc, vị linh mục nhà thờ cha Tam đề nghị lẫn tránh, Ngài đã khảng khái như một chiến sĩ can đảm từ chối: “Xin cảm ơn cha, tôi không có tội gì với dân và quốc gia này, tôi thấy không có lý do gì phải lẩn tránh”.

Chết như một vị tử đạo hiên ngang tiến ra pháp trường để minh chứng tình yêu Thiên Chúa và đồng loại. Chết như một chiến sĩ dũng cảm đối diện trước quân thù mà không nao núng. Chết như một chính nhân quân tử, không lẩn tránh để khỏi bị ô nhục và mang tiếng hèn nhát. Cái chết đã làm vinh quang cho Ngài trong lòng dân tộc này. Cái chết đã tôn vinh Ngài như đấng thánh tử đạo. Chết như thế không thể có hận thù. Nó là hạt thóc phải thối đi, phải mục rữa để trổ sinh cây lúa. Cây lúa sẽ đâm hoa kết trái cho muôn ngàn hạt thóc khác.

Linh hồn Tổng Thống Ngô Đình Diệm khả kính,

Kẻ viết lên những lời này, chính là kẻ còn tắm truồng lội ao chơi té nước với bạn bè ngày Ngài về nước chấp chánh. Cả một đời tôi chưa một lần diện kiến Ngài ngoại trừ hình ảnh. Cả gia đình tôi chưa hề hưởng một ơn huệ riêng dù là nhỏ bé của Ngài và cũng không có ai gia nhập bất cứ một đoàn thể chính trị nào suốt thời Cộng Hòa. Chúng tôi sống khó nghèo, cha tôi là công chức hạng B, lương tháng không đủ chi dùng trong 30 ngày, mẹ tôi đau mắt gần mù không có tiền chạy chữa. Nhưng thôi, cần gì những cái nhỏ mọn ấy, được sống trong cảnh thanh bình và tạm no đủ của toàn dân miền Nam trong suốt chín năm cầm quyền của Ngài tưởng đã là ơn huệ lớn lao do khả năng và đức độ trị nước an dân của Ngài. Đang khi đó, những kẻ hưởng đặc quyền đặc lợi, sống cạnh “mặt trời” do Ngài ban cho chúng nó, cho tập thể chúng nó. Chúng nó lên tiếng thóa mạ Ngài, thóa mạ khối dân thầm lặng làm phên dậu cho chế độ miền Nam chống lại CS miền Bắc:…

Ngài ở trên cõi Hằng Sống Ngài có thể tha thứ được cho những quân ăn cháo đá bát, cho những kẻ lừa thầy phản bạn, cho những kể điêu ngoa nói ngược. Nhưng còn chúng tôi, chúng tôi là những kẻ đang chiến đấu, chúng tôi không thể tha thứ. Tha thứ mà không chỉ mặt chỉ tên chúng nó là tự hòa đồng với tội ác, bao che tội ác. Chúng tôi đòi hỏi lẽ phải và công lý phải được hoàn trả nếu như công lý không thể đền bù được những tổn thất qúa to lớn họ đã gây ra cho đất nước nàỵ

Trên cõi Hằng Sống, Ngài đã thấy rõ lòng dạ của những kẻ kia, thấy rõ lòng dân mộ mến Ngài. “Đến cơn cả gió mới biết cây cứng hay mềm”, dân đã đánh giá Ngài qua những lầm than và khốn khổ họ phải chịu kể từ ngày Ngài bị thảm sát.

Chỉ bảy năm sau cái chết của Ngài, hàng chục ngàn người lũ lượt tưởng niệm công ơn của Ngàị. Nhiều nhà sư cũng nhận ra rằng Ngài rất có công với đạo Phật. Chùa Phổ Quang chiều 2/11/1970 trước di ảnh của Ngài, các thượng tọa, đại đức, tăng ni đã làm lễ tưởng niệm Ngài.

Trong thời gian ấy, chiến tranh càng ác liệt, tôi ghé thăm vùng biên giới Việt Miên, trại di cư Tầm Long ở Tây Ninh, một bà già lam lũ quê mùa cầm tay tôi dân dấn nước mắt nói: “Cháu ơi! Khổ qúa cháu ơi! Bao giờ Cụ Ngô về cho Việt Cộng hết phá”. Bà gìa ấy tin Ngài chưa chết và cái khổ giáng trên đầu dân vì thiếu Ngài. Sau khi VC chiếm miền Nam, tại ngôi mộ của Ngài ở nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, dù trước mắt cú vọ của công an, dân chúng vẫn đến thăm Ngài, có kẻ đứng xa xa giở nón, có kẻ lại gần đặt hương hoa nến sáp. Người gác nghĩa trang nhờ Ngài mà có bổng: chỉ mộ của Ngài để nhận tiền thưởng của khách viếng mộ…

Tưởng nhớ công đức của Ngài không phải là Cần Lao Công Gíao, mà chính là lòng dân. Người có công bồng Ngài trở lại xã hội đầu tiên là anh Đỗ Tho. Anh Thọ đã viết: “Tôi nghĩ rằng mai hậu công lao của Tổng Thống Ngô Đình Diệm to tát được ca ngợi như Tổng Thống Lincoln của người Hoa Kỳ bị ám sát năm 1865” (Nhật Ký Đỗ Thọ, tr. 239).

Hôm nay ngày 2 tháng 11 năm 1992, chính là ngày giỗ thứ 29 của Ngài, tình cờ tập sách viết đến đây, tôi không hiểu động lực nào run rủi tôi viết những lời này vào chính ngày giỗ của Ngài. Tôi đã khởi công viết tập sách này vào tháng Giêng năm nay (1992) và định rằng một năm phải hoàn tất, bây giờ là tháng 11, tập sách viết đến đây. Một ngẫu nhiên khác là cách nay 30 năm, Ngài đã nói với những kẻ theo Ngài: “Tôi Tiến, Tiến Theo Tôi. Tôi Lùi, Hãy Giết Tôi. Tôi Chết, Hãy Nối Chí Tôi”. Ngài còn nhắn gởi tên tướng râu dê mắt lồi là nối chí Ngài. Trong trí Ngài, tôi đọc được lòng nhân hậu nên hiểu rằng nối chí là nối tiếp sự nghiệp của Ngài lo cho dân ấm no và ổn định chính trị hầu Nam VN để có thể đương đầu với CS miền Bắc…

Hôm nay đây, bằng ngòi bút này tôi làm sáng cái đức của Ngài trong chân lý và lẽ phải tức là tôi đã nối chí Ngài vậỵ

Tôi đã gần tới tuổi phế thải, tài hèn, đức mọn, thời vận cũng chẳng cho tôi cơ hội giúp dân giúp nước, tôi không có tham vọng gì dù tôi yêu thương dân tộc này như chính Ngài đã yêu thương thưở sinh thời. Tôi đốt nén hương lòng cầu nguyện với Ngài rằng vì Ngài đã yêu thương đất nước và dân tộc VN đến hơi thở cuối cùng, đã hiến mạng sống cho kẻ mình yêu thì trên cõi Hằng Sống Ngài càng phải yêu dân tộc hơn, xin Ngài cầu bầu cho dân tộc này sớm được hòa bình, an lạc, đoàn kết để xây dựng lại một đất nước điêu tàn, mưu cầu phúc lợi cho những thế hệ kế tiếp.

Ngài ơi! Tôi rùng mình khi nghĩ đến tương lai của dân tộc này, tôi chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm…

Trong tình cảnh miếng ăn của mỗi người càng ngày càng nhỏ đi thì người ta sẽ giành gật nhau, đạp lên xác nhau mà sống bất kẻ đạo đức, luân lý hay lương tâm. Chưa kể hậu qủa của chủ nghĩa CS đã phá hủy niềm tin thiêng liêng của con người, biến con người thành con thú. Chỗ dựa còn lại là đạo giáo, nhưng nhiều kẻ bất lương đã biến đạo giáo thành món hàng chính trị cho mộng tranh bá đồ vương ở miền Nam trong mấy thập niên trước kia. Họ cũng gian manh và quỷ quyệt như CS thì còn biết trông vào đâu để phục hồi lương tri và lẽ phải của con người, phục hồi đạo Việt của người Việt.

Nhìn sang láng giềng, mộng bá quyền của Trung Quốc đang âm thầm dọn đường bá chủ Đông Nam Á và toàn cõi Á Châu. Việt Nam sẽ là nạn nhân trước tiên của loại đế quốc siêu đẳng này! Thà ta chịu lép người Pháp, người Mỹ dân ta đỡ khổ và còn có cơ hội vươn lên. Khả năng lấy thịt của trên một tỷ dân cũng nghèo khó như ta, đè ta thì ta không thể ngóc lên nổi.

Những ai còn chút lương tri đều phải lo lắng khi nhìn về tương lai của dân tộc VN. Tôi cầu nguyện với linh hồn Tổng Thống Ngô Đình Diệm, xin Ngài soi sáng cho những ai còn mê muội phải nhìn vào những khó khăn thực tế và những sự nguy hiểm đang đợi chờ dân tộc mà quên đi tham vọng…

Tất cả chỉ là ảo vọng trước cái chết tập thể nếu những kẻ muốn làm lớn không có thành tâm thiện chí, quên mình vì đại nghĩa tìm ra lối thoát cho các thế hệ mai sau của đất nước này….”

(“Đất Việt, Người Việt & Đạo Việt” của Phan Thiết, tr. 255-259)

Hôm nay, ngày 2-11-2013 cũng vào Thứ Bẩy đầu tháng Mười Một như ngày 2-11-1963 thứ Bẩy đầu tháng Mười Một đúng 50 năm về trước, những người Việt Nam còn nặng lòng với quê hương, dân tộc, chúng ta cùng nhau thắp lên nén hương lòng để ghi ơn các vị dựng nước, giữ nước, các anh hùng dân tộc từ trước đến nay, các chiến sĩ đã bỏ mình vì chính nghĩa quốc gia, các chiến sĩ đã bỏ mình trong lao tù Cộng Sản, các đồng bào bỏ mình dưới biển cả hay trong rừng thiêng nước độc trên đường trốn thoát Cộng Sản. Cách riêng, chúng ta tưởng nhớ đến Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và những chiến sĩ mang nặng chính nghĩa quốc gia như: Ông Cố Vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu, Ông Cố Vấn Chỉ Đạo Miền Trung Ngô Đình Cẩn, Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Đại Ta Lê Quang Tung, Thiếu Tá Lê Quang Triệu, Trung Úy Phan Quang Đông, Trung Úy Liên Phong… cùng toàn thể các chiến sĩ âm thầm hoạt động tại miền Bắc. Xin cho hết thảy các hương hồn các chiến chỉ vì muốn bảo vệ tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ nền độc lập, đã phải hy sinh chính mạng sống mình được an nghỉ trên cõi Trời Cao. Tổ Quốc Và Dân Tộc Việt Nam Ngàn Đời Ghi Ơn Quý Vị.

Hôm nay đây hoặc những ngày trước đây hay những ngày sắp tới, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia trên khắp thế giới đang chuẩn bị tổ chức lễ Tưởng Niệm Tinh Thần Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cũng là tưởng niệm và ghi ơn các anh hùng hào kiệt trải qua biết bao thời kỳ, biết bao triều đại, đã can trường chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. Chúng ta cũng tưởng niệm và ghi ơn toàn thể các Chiến Sĩ Quốc Gia đã hy sinh chính mạng sống hay một phần thân thể trong cuộc chiến vừa qua. Chúng ta cũng tưởng niệm và ghi ơn tinh thần bất khuất quả cảm của nhiều quân, dân, cán chính VNCH trong lao tù Cộng Sản, mà biểu tượng là Trung Tướng Dương Văn Đức. Mặc dầu đang phải đối đầu với bọn Cộng Sản tàn bạo, nhưng Tướng Đức luôn tỏ ra khí phách của một chiến sĩ quốc gia. Nên Tướng Đức luôn dùng những lời thô bạo (Đ.M.) để mạt sát thẳng vào mặt bọn Cộng Sản. Với chất hèn mạt sẵn có, bọn chúng đã tìm cách giết hại Tướng Đức ngay trong lao tù của bọn chúng.

Tưởng cũng xin được chia sẻ thêm: Trung Tướng Dương Văn Đức là vị tướng rất trung thành và rất ngưỡng mộ tinh thần cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Nên vào ngày 14-9-1964, Trung Tướng Đương Văn Đức đã đưa quân về Sài Gòn biểu dương lực lượng, nhưng sự việc không thành.

Ngưỡng mộ tinh thần Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chúng ta đừng quên lời ngài đã nhắn nhủ:

“Đạo đức thắng tội ác. Sự thật thắng gian trá. Tình thương xóa hận thù.”

Vì thế xin hãy xóa đi hận thù, không nên oán trách những kẻ đã tiếp tay cho Cộng Sản gây nên mùa quốc nạn năm 1963 mà hậu quả không ai lường trước được.

Vâng! Chúng ta tưởng niệm Tinh Thần Cố Tổng Thống Ngô Đinh Diệm, chứ chúng ta không vinh danh ông Ngô Đình Diệm là Tổng Thống, hay chúng ta “hoài Ngô” hoặc đề cao một dòng họ như nhiều người lầm tưởng. Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng như dòng họ Ngô Đình đều là người phàm. Dĩ nhiên họ không thể tránh khỏi khiếm khuyết nào đó trong cuộc sống của họ, nhất trong những năm Tổng Thống cầm quyền.

Bởi vậy trong ngày mừng Quốc Khánh 26-10-1963, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã nói trước phái đoàn Quốc Hội như sau:

“Chế độ này tuy còn nhiều khiếm khuyết nhưng vẫn hơn nhiều chế độ khác. Tình thế biến chuyển, vận nước đổi thay ra sao, sử sách sau này sẽ ghi rõ. Riêng về phần tôi, nếu tôi tiến, các ông hãy tiến theo tôi, nếu tôi lùi các ông cứ giết tôi, nếu tôi chết, các ông hãy theo gương tôi”.

Vì thế không phải chỉ vì một vài khiếm khuyết nào đó dù cố ý đi nữa, người dân miền Nam Việt Nam không thể chối bỏ công sức của dòng họ Ngô Đình đã đóng góp cho đất nước trong bao năm qua. Tinh thần và công sức của họ có thể ví như một trang giấy sáng ngời với một tuyệt phẩm in trên đó. Nhưng chẳng may chỉ một vài vết đen rất nhỏ nơi trên góc cạnh trang giấy đó, chúng ta có nỡ xé bỏ tất cả tác phẩm đó không? Cho nên chúng ta đừng quá hẹp hòi, bới lông tìm vết, như một danh nhân kia đã nhắn nhủ: “Đấng thánh nào cũng có một quá khứ. Tên cướp nào cũng còn một tương lai.”

Hôm nay đây và sẽ còn mãi mãi, chúng ta ngưỡng mộ tinh thần Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tức là chúng yêu mến tổ quốc, dân tộc, quê hương Việt Nam. Vậy, chúng ta nên làm gì?

– Nhìn về quê hương thân yêu của chúng ta bên kia biển Thái Bình, bọn Việt Cộng đã từng bị bọn Tầu Cộng tẩy não cả rồi và còn bị áp chế nữa. Họ không còn mang dòng máu Việt Nam như chúng ta nữa. Họ đang quay về với nguồn gốc của họ là Tầu Cộng. Còn bọn Tầu Cộng đang gậm nhấm tổ quốc Việt Nam chúng ta bằng kế hoạch “ru ngủ, âm thầm, lặng lẽ, từ từ như tằm ăn dâu. Khéo dệt như lụa Hàng Châu. Êm ả như nhung Thấm Quyến… theo thể thức “diễn tiến hòa bình”, khiến người dân nước Việt và dư luận thế giới nhận thấy, Trung Hoa không “đô hộ” Việt Nam, nhưng chính người Việt Nam tự đồng hóa, trở về với cội nguồn là dân tộc Trung Hoa. Để rồi, từng bước, từng bước thầm… đến năm 2060 tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta sẽ trở thành một quận của Trung Hoa với danh xưng “Âu Lạc.”

– Vậy nhân mùa Tưởng Niệm lần thứ 50 cố Tống Thống Ngô Đình Diệm, cũng là Tưởng Niệm các chiến sĩ Quốc Gia chân chính, chúng ta những người Việt quốc gia nóí chung và những người ngưỡng mộ Tình Thần cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm nói riêng, dù ở bất cứ nơi nào, xin hãy vì tiền đồ tổ quốc, bớt đi những ý kiến, những quan điểm riêng tư, phe nhóm… Thay vào đó, xin hãy cùng nhau đối thoại thay vì đối đầu rồi đưa đến đối nghịch, để cùng nắm tay nhau “còn nước còn tát” cứu lấy quê hương bằng cách nào đó, hầu tránh khỏi phải khóc than ai oán như nhạc sĩ Việt Khang đang ngậm ngùi trong lao tù Cộng Sản:

“Việt Nam tôi đâu? Việt Nam còn hay đã mất? Tôi không thể ngồi yên, khi nước Việt Nam đang ngả nghiêng. Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm. Một ngàn năm hay triền miên tăm tối. Tôi không thể ngồi yên để đời sau cháu con tôi làm người. Cội nguồn ở đâu? Khi thế giới nay đã không còn Việt Nam”.

– Để hương linh Đức Quốc Tổ Hùng Vương, hương linh các anh hùng giữ nước qua các triều đại, các thời kỳ, hương linh các anh hùng vô danh cùng hương linh toàn thể chiến sĩ quốc gia… được mỉm cười nơi chín suối.

– Nhất là để thế hệ con cháu chúng ta tránh khỏi cảnh tủi nhục dưới ách Bắc thuộc lần thứ NĂM.

Tưởng nhớ Mùa Quốc Nạn 1963.
Lê Thanh Hùng

MINH XÁC MỘT CÂU NÓI LỊCH SỬ

Ai cũng biết, trước đây, hàng năm, ngày 26 tháng 10 là ngày QUỐC KHÁNH, kỷ niệm ngày thành lập Đệ Nhất Cộng Hòa Việt-Nam.

Tại Dinh Gia-Long, thường lệ mỗi năm, Tổng Thống Ngô-Đình-Diệm thường tỏ ra vui vẻ, thân mật với các vị Đại-Diện quân dân tới chúc mừng.

Nhưng ngày QUỐC KHÁNH 26-10-1963 đã có một không khí đặc biệt. Sau những lời chúc từ của đại diện các cơ quan, đoàn thể, Tổng ThốngnNgô-Đình-Diệm chỉ đáp từ rất vắn tắt, rồi đột nhiên, với một giọng cương quyết, nhấn mạnh từng chữ và tuyên bố: “Tình thế biến chuyển, vận nước đổi thay ra sao, sử sách sau này sẽ ghi rõ… Riêng về phần tôi, nếu tôi tiến, các ông hãy theo tôi, nếu tôi lùi các ông cứ giết tôi. Nếu tôi chết các ông hãy theo gương tôi!

Nói xong, Tổng Thống cáo từ, rồi rút lui.

Mọi người đều ngạc nhiên, ưu tư, vì trong mấy ngày trưóc đó, tình hình đã trở nên gây cấn, có thể nói là trầm trọng, một bầu không khí hoài nghi, bất trắc, không ai đoán được những gì sẽ xẩy ra.

Rồi chỉ vài hôm sau, là cuộc chính biến 1-11-1963, Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu đã bị bọn tướng lãnh đảo chánh và thảm sát.

Phải chăng Tổng Thống đã có linh tính biết thấy những chẳng lành sắp xẩy đến cho mình và cho Đất Nước!

TTNĐDtiepphaidoandanbieu-24101963Kẻ viết bài này đã có mặt tại Dinh Gia-Long hôm đó và đã mắt thấy, tai nghe những lời tuyên bố nói trên.

Nhưng sau đó, câu nói của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị dư luận và báo chí tường thuật sai lạc:

“Nếu tôi phục vụ cho quốc dân, xin đồng bào hãy giúp tôi. Nếu tôi bị ám sát xin hãy trả thù cho tôi!”

Như vậy là hoàn toàn sai!

Một người như Tổng Thống Ngô Đinh Diệm, với đức độ hiếu sinh, nhân từ và bác ái, lại chủ trương thuyết Nhân Vị một cách thành tín, không bao giờ lại có thể đặt vấn đề “báo thù, báo oán”, không bao giờ lại hô hào người khác trả thù cho mình! Sở dĩ có sự sai sự thật này, có lẽ vì một số người dựa vào câu nói của một nhân vật Pháp na ná như thế, để gán cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm:

“Si j’avance, suivez moi. Si je recule, tuez moi. Si je meurrs, vengez moi!”

Nhưng ai cũng biết, nhất là những người đã có mặt tại Dinh Gia Long hôm đó, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã không lấy một câu của kẻ khác để làm phương châm cho mình! [ ]

HƯƠNG BÌNH CAO VĂN CHIỂU

Antony. Pháp

Còn theo cựu Đại Úy Tùy Viên Lê Châu Lộc cho biết: Đôi khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm đi thăm mấy đơn vị quân đội, ngài thường nhắn nhủ: “… Nếu tôi chết anh em hãy nối chí tôi”.


buc-anh-luulaihauthegiadinhTTNĐD

DANH SÁC CÁC VỊ BỊ THẢM SÁT TRONG BIẾN CỐ
10-11-1960 VÀ 1-11-1963

TT NDDTỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM BỊ THẢM SÁT
SÁNG NGÀY 2-11-1963

OngNDNÔNG CỐ VẤN NGÔ ĐÌNH NHU BỊ THẢM SÁT
SÁNG NGÀY 2-11-1963

OngNDCÔNG NGÔ ĐÌNH CẨN BỊ XỬ BẮN
NGÀY 9-5-1964

daitaHoTanQuyenĐẠI TÁ HỒ TẤN QUYỀN BỊ THẢM SÁT
SÁNG NGÀY 1-11-1963

daitaLeQuangTungĐẠI TÁ LÊ QUANG TUNG BỊ THẢM SÁT
CHIỀU NGÀY 1-11-1963

thieutaLeQuangTrieuTHIẾU TÁ LÊ QUANG TRIỆU BỊ THẢM SÁT
CHIỀU NGÀY 1-11-1963
(Thiếu tá LÊ QUANG TRIỆU là em ruột của Đại tá LÊ QUANG TUNG)

trunguyLeQuangDongTRUNG ÚY PHAN QUANG ĐÔNG BỊ XỬ BẮN
CHIỀU NGÀY 9-5-1964

thieutaNgoXuanSoanTHIẾU TÁ NGÔ XUÂN SOẠN BỊ THẢM SÁT
TRƯA NGÁY 10-11-1960

Trần Thanh Tôn và Phan Tấn Chinh tổng hợp và phân tích

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025