Cuộc Nổi Dậy Của Dân Quỳnh Lưu, Nghệ An 1956
Có lẽ nhiều người biết đến sự thảm sát của Trung công ở Thiên An Môn, nhưng ít ai biết đến Cuộc Nỗi Dậy của dân QUỲNH LƯU Nghệ An quê quán của HCM ,chống lại chánh sách cải cách ruộng đất bất công giết người đã man của CS vì họ bưng bít tin tức. Cùng lúc đó có vụ Liên Xô đàn áp cuộc nổi loạn ở Hung-ga-ri và cuộc khủng hoảng kênh Suez nên thế giới không lưu ý đến sự tàn sát đẫm máu ở Nghệ An.
Toàn thể nhân dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấp ở các xã Quang Trung, Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Ðức, Diễn Ðông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Ðức Vinh, Hồng Thăng, Ðại Gia, Yên Trung đã mở 1 đại hội để tố cáo những chính sách cai trị tàn ác của chế độ. Ban tổ chức đại hội còn mời luôn cả cán bộ VC thuộc cấp tỉnh và huyện đến tham dự để chứng minh tinh thần đấu tranh cho tự do của nhân dân. Sau nhiều giờ thảo luận, đại hội đã đồng thanh lập bản kiến nghị yêu cầu như sau :
1- Trả lại cho chúng tôi những vị linh mục chánh sở và tất cả những vị giáo sĩ bị bắt bớ giam cầm, cũng như xác các vị linh mục đã bị hành quyết hay đã bị thủ tiêu,
2- Trả lại những tài sản của địa phận, của thánh đường, tượng của ÐứcMẹ đã bị chính quyền tịch thu hoăc xung công,
3- Bồi thanh danh của các giáo sĩ đã bị nhục mạ và danh dự của các giáo hữu đã bị vu khống.
Cán bộ VC rất căm tức những lời kết án của dân chúng. Lúc đầu họ nhất địnhkhong ky ten nhung với áp lực của hàng ngàn người, họ bắt buộc phải ký vào quyết nghị. Ban tổ chức đã gởi bản quyết nghị này đến 4 nơi :
1- Tòa thánh La Mã (qua trung gian của Ðức Khâm sứ Dooley),
2- Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến,
3- Gởi đến Hồ Chí Minh
4- Gởi đến chính quyền quốc gia Miền Nam (VNCH).
Phía CSVN đã tìm đủ mọi cách ngăn chặn bản quyết nghị đến tay Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến.
Dân chúng đã dùng ngay chính sách sửa sai của CSVN để đòi lại chồng con đã bị giết, tài sản đã bị cưỡng đoạt và đòi được di chuyển tự do ( di cu)vào Nam như đã cam kết trong Hiệp định Geneva (20/7/1954).
Khi hay tin ngày 9-11-1956, Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến sẽ đi qua Cầu G giấy để lên Hà Nội, hàng ngàn người đã kéo ra đường số 1 chờ đợi'.
Bernard Fall thuật lại chuyên này theo sự ghi nhận của các đại biểu Canada trong ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến. Hôm đó, nhân dịp ủy hội đi công tác, một số dân làng kéo đến chỗ xe Jeep của đoàn và đưa đơn xin can thiệp cho được phép di cư vào Nam.
Sáu thanh niên đại diện đưa thư cho viên sĩ quan Ấn Ðộ trong Ủy Ban Đình Chiến. Viên sĩ quan này cho biết sẽ trình lại cấp trên.
Bộ đội Việt Minh dùng báng súng đánh đập để giải tán dân làng nhưng bị nông dân kéo ra đông hơn và chống lại kịch liệt. Tới chiều dân chúng tụ tập mỗi lúc một đông và chuẩn bị kéo nhau lên tỉnh giống như cuộc nổi loạn Soviet Nghệ tĩnh phản đối Pháp năm 1930.
Sau đó, ngày 10-11-1956, khoảng 10.000 nông dân đã mở đại hội lần thứ hai tại xã Cẩm Trường để bàn thảo về ngày thứ Bảy. Nhưng ngay lúc đó, CSVN đã điều động 2 đại đội chủ lực và 1 đại đội công an võ trang huyện Diễn Châu về xã Cẩm Trường để giải tán đại hội nông dân. Bạo động đã xảy ra. Tiếng súng và lựu đạn nổ vang trời. Mặc dù tay không nhưng khí thế quần chúng quá mạnh, những người phía sau đã tràn lên thay cho những người bị bắn gục ngã phía trước.
Cuối cùng, dân chúng đã bao vây đồn bộ đội, công an vào giữa đêm hôm đó, CS đưa thêm 2 trung đoàn về bao vây 10.000 nông dân tại xã Cẩm Trường. Lúc đó trời vào mùa dưới cơn mưa phùn lạnh lẽo, cảnh tượng bi hùng đã diễn ra ở 1 trận địa giữa 10.000 nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ đội. Tờ mờ sáng này 11-11-56, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứu.
Rồi 30.000 nông dân ở làng kề cận kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của CS, trở thành 1 vòng bao vây thứ tư. Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau. Hồ Chí Minh rất căm hận biến cố này vì Nghệ An là quê quán của ông ta. CS tìm cách liên lạc với Giám mục Trần Hữu Ðức nhờ ông giải quyết, nhưng ông đã trả lời : “Tôi không biết về vấn đề chính trị, vì tôi là nhà tu hành”. Chưa bao giờ 1 cuộc nổi dậy ở miền Bắc lại có đủ tất cả thành phần dân chúng, kể cả các đảng viên CS.
Ðêm 11 rạng ngày 12-11-1956, một số nghĩa quân lén trở về Quỳnh Lưu để tổ chức biểu tình yểm trợ cho dân quân xã Diễn Châu. Ðêm hôm đó, 3000 thanh niên các xã Do Xuyên, Ba Làng và Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) đã kéo vào yểm trợ nghĩa quân. 4g sáng cùng ngày, một Ủy Ban Biểu Dương Lực Lượng Nông Dân Quỳnh Lưu và Ủy Ban Tiếp Tế Nghĩa Quân được thành lập. Phụ nữ, trẻ em đã mang gạo, thực phẩm đến xã Cẩm Trường, nơi cuộc đấu tranh đã bước vào ngày thứ 3.
Rạng ngày 13-11-1956, một cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100.000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Bài hát “Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa” đã được truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục.
Cuộc biểu tình đã tuần hành tiến về Ty Công an Ngệ An, hô thật to những khẩu hiệu: “Lương giáo đoàn kết chặt chẽ sau lưng các nghĩa quân”, “Lương giáo quyết tâm chống CS khát máu”, “Tinh thần Quỳnh Lưu bất diệt”, xé tan cờ đỏ sao vàng, đập vỡ ảnh HCM và các lãnh tụ CS quốc tế Lenin, Satalin, Mao Trach Dong.
Trước tình hình này, Hồ Chí Minh đã ra lịnh cho tướng Văn Tiến Dũng điều động Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa, Phủ Quỳ và Ðồng Hới về bao vây. Sư đoàn này quy tụ nhiều bộ đội miền Nam tập kết mà Hồ Chí Minh muốn xử dụng, thay vì dùng bộ đội sinh quán ở miền Trung hoặc miền Bắc, để có dịp trút tội cho binh đoàn miền Nam này. Trận địa tại xã Cẩm Trường đã lên đến 5 vòng đai giữa dân quân và VC.
Buổi chiều cùng ngày, nghe tin dân quân xã Cẩm Trường bị Sư đoàn 304 vây, gần hàng chục ngàn người từ nơi khác đã tiến về xã Cẩm Trường để tiếp cứu. Vòng đai chiến trận đã tăng lên lớp thứ 6. Buổi tối ngày 13-11-1956, hơn 20.000 nông dân từ Thanh Hóa lại kéo vào tiếp viện, mang theo đầy đủ lương thực, tính kế trường kỳ đấu tranh.
Ngày 14-11-1956, Tướng (cs) Văn Tiến Dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu diệt nhân dân Quỳnh Lưu. Khi vòng đai thứ 7 thành hình, Hồ Chí Minh ra lịnh tiêu diệt cuộc nổi dậy có một không hai trong lịch sử đấu tranh chống VC với súng đạn, xe bọc thép cán qua các xác chết của người dân nỗi dậy. Trước bạo lực đó, nông dân vẫn cứ quyết tâm tử chiến.Lệnhcủa ban chỉ đạo nghĩa quân nỗi dậy. được truyền đi: "Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để giải phóng dân tộc".
Nhưng vì vũ khí quá thô sơ, nghĩa quân phải rút vào rừng sâu. Sau khi trận chiến kết thúc, quân đội csbv đã xông vào các làng Thanh Dạ, Song Ngọc, Cẩm Trường bắt tất cả già trẻ lớn bé giải đi. Họ tra khảo từng người để tìm ra ban chỉ đạo đấu tranh nhưng vô hiệu, vì bất cứ ai, kể cả các em thiếu nhi, đều tự xưng là người lãnh đạo cuộc cách mạng này. Không bắt được ai, VC đành thả bà con ra về, nhưng Hồ Chí Minh tính kế bắt đi Linh mục Hậu và Linh mục Ðôn của 2 xứ Cẩm Trường và Song Ngọc. Dù 2 vị này đã nói: “Chúng tôi là nhà tu hành, chúng tôi không biết gì đến việc nhân dân”, nhưng cũng bị công an kéo lê lên xe giải về Hà Nội.
CS vẫn cố tình che giấu, xuyên tạc cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu, cs đã dùng bạo lực đàn áp, giết chóc và đày ải hơn 6.000 nông dân trong biến cố Quỳnh Lưu.
Trong Nam TT Ngô Đình Diêm đã tổ chức các cuộc mít tinh đông đảo cả trầm ngàn đồng bào cùng với sinh viên, học sinh tham dự để ủng hộ người dân Quỳnh Lưu lên án hành động tàn sát dã man của CS.
Bây giờ CS lại tiếp tục chánh sách cướp đất giết người. Từ ngàn xưa trong công viec mở mang bỏ cõinhững đất khai hoang ra là được nhân dân làm chủ..Thế nhưng đề cướp đất của nhân dân bon lãnh đạo cs đã đưa chiêu bài:" đất thuộc sở hữu toàn dân nhưng nhà nước quản lý, Bởi vậy chúng ta mới thấy nhiều vụ cướp đất của dân xảy ra ở Đồng Tâm, Thủ Thiêm, vườn rau Lộc Hưng v.v.
Vụ Đồng Tâm.Nhà nước cs ăn cướp quyền sở hữu đất đai của nhân dân, người ta uất ức, bức xúc vì không được giải quyết, nêncó hành động đấu tranh, thì cs dùng bạo lực mang quân đội công an tới để tan sat, chiếm đoạt đất đai, tài sản của nhân dân rồi nói là đất ở Đồng Tâm từ năm 1980 là đất của quốc phòng. Vậy trước đó thì sao???
Bọn tham quan và nhóm tài phiệt thấy đất nơi nào có giá trị là hợp lại với nhau đưa ra "huy hoach" để cướp đất. của dân mặc dù đất đó của ông cha để lại từ bao năm qua. Một chế độ bạo tàn vô nhân đạo.
Kym Tran
Nguồn FB
Nhận xét
Đăng nhận xét