Mười hai cái BẤT của Hồ Chí Minh (Phần 1)
Mười hai cái BẤT của Hồ Chí Minh (Phần 1)
Hình 1: Hồ trong lòng dân VN hôm nay |
Đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) vẫn không ngừng dùng nhiều tài lực và nhân lực để tô son trét phấn, tân trang thần tượng Hồ Chí Minh (HCM), dùng đó làm bình phong tiếp tục mị dân, với mục đích củng cố, duy trì quyền lực tuyệt đối của đảng trên đất nước. Dù rằng thần tượng này, dưới “lăng kính chiếu yêu” rất hiệu quả của Internet ngày nay, mỗi lúc thêm lộ ra bao nhiêu nhớp nhúa, bẩn thỉu, tởm lợm v.v. trong suốt cuộc đời đầy tội lỗi “trời không dung, đất không tha” của ông. Dưới đây là mười hai cái “bất” của thần tượng HCM đã được sưu tầm và phổ biến trên mạng Internet (1):
1. Bất minh: Tên tuổi không rõ ràng.
2. Bất hiếu: Bỏ họ cha, tự ý lấy họ tên khác.
3. Bất lương: Đạo văn, lấy thơ người khác làm thơ mình.
4. Bất cố liêm sỉ: Trơ tráo lấy tên khác, Trần Dân Tiên, để viết sách ca tụng chính mình.
5. Bất kính: Xúc phạm, xem nhẹ các bậc tiền nhân.
6. Bất nghĩa: Chơi gái xong cho đàn em chơi tiếp rồi giết phi tang.
7. Bất nhất: Nói một đằng, làm một nẻo.
8. Bất chính: Cướp chính quyền từ chính phủ hợp pháp Trần Trọng Kim.
9. Bất tín: Bán đứng đồng chí, đồng đội, chỉ điểm bắt người để lấy tiền.
10. Bất trí: Tin vào chủ nghĩa cộng sản hoang tưởng, đòi "dẫn năm châu đến đại đồng".
11. Bất nhân: Giết hàng vạn người dân trong Cải Cách Ruộng Đất.
12. Bất trung: Âm mưu bán nước cho Tàu.
Để tống cái tủ đứng vô miệng của đám tuyên giáo sẽ ồn ào lao nhao phản đối cho rằng mười hai cái bất nói trên là những điều bịa đặt của “thế lực thù địch”, có âm mưu phản động đem Bác ra bôi bẩn (tức trét “kít” lên mặt Bác), mời các bạn thử quá bộ để cùng xem xét từng cái bất, coi nhận xét sưu tầm trên net có gì quá đáng không?
1. Bất minh - Tên tuổi không rõ ràng:
Trên trang web Wikipedia tiếng Anh nói về thân thế HCM, có đoạn ghi như sau:
“Although 1890 is generally accepted as his birth year, at various times he used four other birth years: 1891, 1892, 1894 and 1895. (2)
- Yen Son. "Nguyen Ai Quoc, the Brilliant Champion of the Revolution." Thuong Tin Hanoi, 30 August 1945.
- In his application to the French Colonial School – "Nguyen Tat Thanh, born 1892 at Vinh, son of Mr. Nguyen Sinh Huy (subdoctor in literature)"
- He told Paris Police (Surete) he was born 15 January 1894.
- Ton That Thien 18, 1890 is the most likely year of his birth. There is troubling conflicting evidence, however. When he was arrested in Hong Kong in 1931, he attested in court documents that he was 36. The passport he used to enter Russia in 1921 also gave the year 1895 as his birth date. His application to the Colonial School in Paris gave his birth year as 1892”
Tạm dịch:
“Mặc dù năm 1890 thường được nhìn nhận là năm sinh của HCM, ở các thời điễm khác nhau, ông còn dùng bốn năm sinh khác: 1891, 1892, 1894 và 1895.
- Năm sinh 1891 xuất hiện trong bài viết “Nguyen Ai Quoc, the Brilliant Champion of the Revolution” của Yên Sơn, báo Thương Tín Hà Nội ngày 30 tháng 8, 1945.
- Năm sinh 1892 được dùng trong đơn xin học trường Thuộc địa với cái tên Nguyễn Tất Thành.
- Năm sinh 1894: HCM khai với cảnh sát Paris rằng ông sinh ngày 15 tháng 1, 1894.
- Năm sinh 1895 được dùng trong sổ thông hành vào nước Nga năm 1921”.
Wikipedia tiếng Việt (3) không có đề cập đến những chi tiết này. Tuy nhiên, dù là Wikipedia tiếng Anh hay tiếng Việt thì việc vinh danh HCM ở những trang Web đã dẫn, cần đối chứng và viết lại (4). Bỏ qua những sự kiện làm nên tội ác trời tru đất diệt của HCM đối với dân tộc Việt Nam, thì chắc mẻm trăm phần trăm những điều được ghi ở đây, đều được cung cấp từ đám bồi bút của CSVN.
Một người với 5 cái tuổi khác nhau (vì có 5 cái năm sinh khác nhau) và có trên dưới hai trăm cái tên (bí danh) khác nhau thì đúng là người có tên tuổi không rõ ràng. Như vậy, không gọi là bất minh thì gọi là gì?
2. Bất hiếu – Bỏ họ cha, tự ý lấy họ tên khác:
- HCM là người họ Nguyễn hay họ Hồ, đến nay, vẫn là dấu hỏi lửng lơ như bao nhiêu dấu hỏi lửng lơ khác, liên quan đến lý lịch, học vấn của lãnh tụ CS. Gần đây dưới trào của Nguyễn Phú Trọng thì sức khỏe của lãnh tụ CS cũng trở thành bí mật quốc gia. Như vậy cả ba điều: lý lịch, học vấn, sức khỏe của lãnh tụ CS luôn là tin tức cấm kỵ và luôn có nhiều đám mây mù bao chung quanh nó. Điều này lý giải một phần vì sao trong chế độ CSVN hiện nay, tình trạng mua bằng cấp, tiến sĩ ma tràn ngập giới lãnh đạo, HCM chết ngày này thì đảng thông báo là chết vào một ngày khác v.v. Còn bao nhiêu cái chết mờ ám vì nội bộ lãnh đạo đảng thủ tiêu nhau để tranh giành quyền lực thì người dân được cho biết là “chết vì bịnh lạ”.
Tuy nhiên, dù HCM là họ Nguyễn hay họ Hồ, thì những sự kiện quanh đời ông đều cho thấy ông là đứa con bất hiếu, đã tự ý bỏ họ cha và lấy họ khác. Nhận xét này có thể chứng minh như sau:
o Theo tài liệu phổ biến của đảng CSVN thì HCM có tên trong giấy khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, người làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ an. Sau này khi theo CS và hoạt động bí mật thì ông lấy nhiều bí danh khác. Và HCM là một trong những bí danh đó. Nhưng đó chính là bí danh mà ông muốn mọi người xưng hô và sùng bái. Nếu HCM là người họ Nguyễn và không phải là đứa bất hiếu thì tại sao ông không muốn người dân gọi là bác Nguyễn? Sao phải vái lạy và khấn nguyện bác Hồ mà không là bác Nguyễn? (Chuyện vái lạy cũng quái đản. CS là vô thần mà cũng vái lạy và khấn nguyện HCM là sao?!).
o Những tài liệu ngoài lề, có thể tin cậy và thuyết phục thì cho rằng HCM là hậu duệ của họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Lý do là vì ông Nguyễn Sinh Sắc tức cha đẻ của HCM, chính là con rơi của ông cử nhân Hồ Sĩ Tạo. Và HCM từ sớm đã biết ông là hậu duệ của họ Hồ. Vậy mà hai lần về thăm quê của ông (lần thứ nhất vào ngày 16 tháng 6, 1957 và lần thứ hai vào ngày 8 tháng 12 1961) thì HCM thăm xã Kim Liên, huyện Nam Đàn và về nhà thờ họ Nguyễn Sinh thắp nhang vái tổ tiên (5).
o Ở cả hai trường hợp, hành động của HCM là đã chối bỏ giòng tộc của mình vì lý do này hay lý do khác. Có một điều đáng chú ý rằng đảng CSVN chưa hề bao giờ lên tiếng về ông nội của HCM, tức cử nhân Hồ Sĩ Tạo. Nhưng người họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu thì vẫn đưa bằng chứng nhận họ hàng giòng tộc với lãnh tụ.
- Trong di chúc, lúc gần chết thì HCM nghĩ là hồn mình đi gặp cụ Mác, cụ Lê-nin chứ không gặp ông bà cha mẹ, không gặp tổ tiên họ Nguyễn hay họ Hồ gì ráo trọi.
3. Bất lương - Đạo văn, lấy thơ của người làm của mình:
Tài năng cầm nhầm văn thơ của người khác nhận là văn thơ của mình, nếu có thể tuyên dương thì HCM là người đã sớm lập thành tích lẫy lừng. Những thành tích này có một không hai, vượt xa cái danh hiệu nhà đại văn hóa mà CSVN vẫn trân tráo, cố tình mị dân, cho rằng ông đã được UNESCO phong tặng. Theo tuyên truyền của đảng CSVN thì cái gọi là “Di sản văn học” (6) của HCM gồm có:
a. Văn chính luận:
Trực tiếp phục vụ mục đích đấu tranh chính trị qua những chặng đường cách mạng. Tác phẩm tiêu biểu:
o Bản án chế độ thực dân Pháp (1925, tiếng Pháp)
o Tuyên ngôn Độc lập (1945)
o Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
o Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)
o Di chúc (1966)
b. Truyện ký:
Được viết trong thời gian hoạt động ở Pháp. Tác phẩm tiêu biểu:
o Lời than vản của bà Trưng Trắc (1922)
o Con người biết mùi hun khói (1922)
o “Vi hành” (1923)
o Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925)
o Nhật kí chìm tàu (1931)
o Vừa đi đường vừa kể chuyện (T. Lan, 1961)
o Những mẫu chuyện vể đời hoạt động của Hồ chủ tịch (Trần Dân Tiên, 1962)
c. Thơ ca:
Lĩnh vực nổi bật nhất trong sự nghiệp của HCM. Tác phẩm tiêu biểu:
o Nhật kí trong tù (1942 - 1943; chữ Hán, 133 bài)
o Thơ HCM (86 bài thơ tiếng Việt)
o Thơ chữ Hán HCM (36 bài)
o 22 bài thơ Chúc Tết trong 24 năm nắm quyền ở ngoài Bắc
Trước khi xét đến “di sản văn học” liệt kê ở trên, xin mời đọc những giòng “bốc thơm lãnh tụ” của tuyên giáo CS để có thể nghiệm ra di sản này hôi thúi cở nào:
“Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho hoạt động sáng tạo của các thế hệ văn nghệ sĩ, ở mọi loại hình nghệ thuật.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu, ca ngợi, tôn vinh cuộc đời và sự nghiệp của Bác vừa là niềm say mê tự nguyện, vừa là bổn phận thiêng liêng của không ít người cầm bút xưa nay” (7).
– Nói như thiệt. Chỉ đoạn bốc thơm này cũng cho thấy tuyên giáo CS hoặc là bị tâm thần, hoặc là khốn nạn (nói theo GS Ngô Bảo Châu) vì một đàng thì họ tung hê tự do của đất nước, đàng khác thì họ dùng cái thây ma HCM bắt cả nước quì lạy, tế lễ và không có hoạt động sáng tạo nào của người dân được phép vượt qua cái thây ma đó. Bởi vậy, hệ quả của sáng tác văn nghệ 78 năm của miền Bắc (và 47 năm của miền Nam) “bị bắt buộc” lấy cảm hứng từ thây ma HCM, đã thua xa lắc sáng tác văn nghệ chỉ hơn 20 năm của riêng miền Nam (1954-1975) dưới chính thể VNCH. Cái thua này như cái tát trời giáng vào bộ mặt trơ trẻn, trân tráo của chế độ - thua tất tần tật, thua sạch sành sanh. Thua đậm đến mức nhạc sĩ Trần Long Ẩn, quyền chủ tịch hội Âm Nhạc Thành phố HCM phải la làng: “Chúng tôi đề xuất phải hết sức thận trọng với trang sử đen tối của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ là bị xâm lược. Văn học, nghệ thuật độc hại của nó xuyên tạc đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ở miền Nam và hiện nay không thể tẩy xóa. Vậy mà đồng thời, phong trào cách mạng ở miền Nam trong văn học, nghệ thuật rất dữ dội, rất lớn thì không biểu dương, không tôn vinh, không học tập, không nhân rộng mà lại đòi xóa nhòa không còn khái niệm âm nhạc cũ trước giải phóng nữa” (8). Tuy nhiên, cái la làng của ông nhạc sĩ đỏ đã trở thành “câu nói bị khinh bỉ nhiều nhất từ xưa tới nay... Sự khinh bỉ đến từ người dân cả hai miền Nam Bắc, từ cán bộ đến nhân viên quèn trong công sở, từ thị dân tới người nông phu căng mình dưới ruộng bởi nó dính liền tới ý thức cảm nhận cái đẹp của con người. Khi nói đến Văn học nghệ thuật người ta nghĩ ngay đến sự hoàn thiện của cái đẹp trong thể loại nó chuyên chở. Văn chương phải mang tới người đọc một chân trời mới đầy sáng tạo. Hội họa phải dẫn người xem vào từng ngóc ngách của tưởng tượng và hòa mình vào nội dung mà tác giả miêu tả. Âm nhạc phải đồng hành cùng người nghe, hay ít ra nó dẫn người nghe vào thế giới của cái đẹp, cái thiết tha trầm bổng của cung bậc để từ đó người thường thức thuộc lòng từng note nhạc suốt cả cuộc đời mình” (8).
Một đoạn khác: “Nói đến văn hóa nhân loại có tầm cỡ vĩ đại nhất và ảnh hưởng lớn nhất đối với Hồ Chí Minh là phải nói đến chủ nghĩa Mác-Lênin. Có thể nói, Hồ Chí Minh đã tiếp thu phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và ứng dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đất nước, đưa cách mạng Việt Nam giành nhiều thắng lợi vĩ đại và cống hiến nhiều vào kho tàng lý luận mác-xít cũng như phương pháp hoạt động sáng tạo của cuộc cách mạng vô sản" (9).
Nhân loại đã quăng chủ nghĩa Mác vô thùng rác và tẩy trùng CS khắp thế giới rồi. Vậy mà CSVN lại thờ phượng thứ rác rưởi này, có tởm được không?
Hình 2: HCM được nâng bi với mớ từ ngữ nổ hơn kho đạn Long Bình, làm muốn ói. (https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/gia-thuyet-ve-an-y-ho-ten-nguoi-ho-chi-minh-post176726.gd) |
Chỉ hai đoạn văn bốc thơm lãnh tụ mà đọc thấy lùng bùng trong đầu. Ghê thiệt! Lương tri của những người bán linh hồn cho quỉ đã bị chó gặm, không còn chút xấu hổ, ngượng miệng khi bốc thơm tội đồ của dân tộc đến vậy. Trở lại với “di sản văn học” của HCM, theo thứ tự đã liệt kê thì:
o Bản án chê độ thực dân Pháp (1925, tiếng Pháp) – Mạo nhận.
Những năm của thập niên 20 Nguyễn Tất Thành gia nhập quốc tế cộng sản lấy tên Nguyễn Ái Quốc (NAQ) một bút danh của nhóm ngũ long gồm các ông Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, và người đến sau là Nguyễn Tất Thành. Hàng đống bài báo trong tập này nói là của HCM viết (dưới bút hiệu NAQ), nhưng thực chất là của 4 người kia viết và HCM chỉ có nhiệm vụ là ghi tên mình nơi bài viết mà thôi (10).
o Tuyên ngôn Độc lập (1945) – Chôm chỉa.
Ăn cắp ý tưởng từ bản Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1776 của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp 1791 nhưng vẫn cố nhét cho được mấy chữ là HCM soạn thảo ở Hà Nội.
o "Không có gì quý hơn độc lập tự do" (1966) – Chôm chỉa.
Ăn cắp ý tưởng từ Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên (hay Tôn Trung Sơn): Dân tộc Độc lập, Dân quyền Tự do, Dân sinh Hạnh phúc.
o Di chúc (1966) – Hàng lậu.
Bản di chúc này không phải do HCM viết mà đảng CSVN cũng chưa bao giờ công bố về bản di chúc nên họ muốn diễn giải, vẽ hươu vẽ vượn về bản di chúc sao cũng được. Người dân không lạ gì tài trân tráo, láo khoét của đảng khi HCM chết vào ngày 2 tháng 9, 1969 nhưng đảng cho dời ngày chết thành 3 tháng 9, 1969. Để 20 năm sau mới đính chính và công bố bản di chúc có chỉnh sửa (11)
o Vừa đi đường vừa kể chuyện (T. Lan, 1961) – T.Lan là một bí danh của HCM.
Nếu tác phẩm này là do chính HCM viết thì nó là hàng “Tự sướng” vì HCM tự bốc thơm mình. Nhưng nếu nó là của ai viết và HCM ký tên thay thì nó là “Mạo nhận”.
o Những mẫu chuyện vể đời hoạt động của Hồ chủ tịch (Trần Dân Tiên, 1962) (12) - Không là “Tự sướng” thì cũng là “Mạo Nhận”.
o Nhật ký trong tù (1942 - 1943; chữ Hán, 133 bài) – Chôm chỉa (13).
Đạo văn, đạo thơ là điều tối kỵ đối với người cầm viết. Trích văn, lấy ý của ai đó đưa vô bài viết của mình cũng đểu phải có chú thích rõ ràng nguồn gốc của điều mình trích, ý mình ghi. Nhưng với HCM và đảng CSVN thì không. Cầm nhầm, chôm chỉa, mạo nhận, hàng lậu, tự sướng đầy ở đó mà vẫn cứ trân tráo mị dân, tuyên truyền bừa HCM là nhà đại văn hóa. Như vậy gọi bất lương là còn quá nhẹ cho những thành tích này.
4. Bất cố liêm sỉ - Trơ tráo lấy tên khác, Trần Dân Tiên, để viết sách ca tụng chính mình:
Thói quen tráo trở, tuyên truyền láo khoét để bốc thơm lãnh tụ của CSVN cũng như tài cầm nhầm của HCM đã khiến cho cái gọi là “di sản văn học” của ông gây nhiều tranh cải, chung quanh các vấn đề như:
o HCM có phải là tác giả? Hay lại là chuyện cầm nhầm, kể cả trường hợp cầm nhầm có chủ ý vì chiến lược xây dựng thần tượng lãnh tụ. Tức là tác phẩm đó được bồi bút viết nhưng lại để HCM ký tên. Lý do: để quảng bá với người dân tài năng xuất chúng của lãnh tụ – “một vĩ nhân, một nhà đại văn hóa, một người thông suốt Đông Tây kim cổ, là kết tinh tất cả tinh hoa mấy ngàn năm của dân tộc …“– Nghe bốc thơm mà kinh sợ tài trân tráo đến mức vô liêm sĩ của họ!
o Tác phẩm được sáng tác lúc nào, trong hoàn cảnh nào, dưới bí danh gì?
o Lý do gì mà tác phẩm mãi đến sau này mới được công bố? v.v.
- “Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch” (Trần Dân Tiên, 1962) cũng không ngoại lệ. Tác giả Trần Dân Tiên bị đảng quyêt liệt từ chối, cho rằng đó không phải là một bí danh khác của HCM, tức không có việc bác tự bốc thơm mình qua chuyện tưởng tượng đồng bóng, có gả ký giả nào đó tên Trần Dân Tiên đã phỏng vấn và ghi lại trung thực cuộc đời hoạt động cách mạng của bác. Cho đến năm 2015 thì đảng mới nhìn nhận (chú thích (12)), dù rằng trước đó, vào năm 1984 thì “…cái bút hiệu này lại được Nguyễn Khánh Toàn, Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục Việt cộng, chính thức múa trong bài đề tựa cho quyển “Tác Phẩm Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh” của tác giả Hà Minh Đức, do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Hà Nội in năm 1984, như sau: “Trần Dân Tiên là bút danh của Hồ Chủ Tịch ghi lại những sự kiện lớn đã đi qua cuộc đời của Người do chính Người miêu tả...” (chú thích (10), bài viết nơi link https://danlambaovn.blogspot.com/2020/05/cha-gia-dan-voc.html). Tuy nhiên, dù nhìn nhận là vậy nhưng để “gở ghẻ” cho thói quen trân tráo, bất cố liêm sĩ của HCM (lấy tên khác để tự bốc thơm mình mà bị lật tẩy), đảng phải nhét tình cảm yêu mến bác vô trái tim đồng bào để biện hộ cho việc làm xấu hổ này: “...Đáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào, và của bạn bè trên thế giới, Hồ Chủ tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch …” (14).
- “Vừa đi đường, vừa kể chuyện” của T.Lan, cũng là “cá mè một lứa” với “Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ Tịch” mà thôi.
5. Bất kính: Xúc phạm, xem nhẹ các bậc tiền nhân:
- Bài thơ "Vịnh đền Kiếp Bạc" dưới đây được cho là của HCM, ngẫu hứng làm khi viếng thăm đền Kiếp Bạc, nơi có đền thờ Đức Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (mà người dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần).
Vịnh đền Kiếp Bạc
Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng
Tôi, Bác cùng nhau nghiệp kiếm cung
Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu đến đại đồng.
Bác có linh thiêng cười một tiếng
Rằng tôi, cách mạng đã thành công.
Bài thơ trên có thật là của HCM hay không, và nó ra đời vào năm nào thì đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên có vài ghi nhận về bài thơ và liên quan đến HCM như sau:
o Vì HCM là cao thủ thượng thừa trong làng “đạo thơ” nên việc HCM có phải là tác giả của bài thơ trên, vẫn còn trong vòng tranh luận. Tuy nhiên, bài thơ xuất hiện ở báo Cải Tạo năm 1948 ở Hà Nội (15). Vậy bài thơ xuất hiện trong thời gian HCM nắm quyền ở ngoài Bắc.
o Dựa vào ý của ba câu 4, 6 và 8 của bài thơ thì chúng ta có thể chắc rằng tác giả của bài thơ là người CS. Và là nhân vật có máu mặt, thuộc hàng ngũ lãnh đạo CSVN vào thời điểm đó. Nhân vật đó là ai, nếu không phải là HCM?
o Sự hỗn láo, xấc xược, mất dạy (từ dùng trong phê bình của nhiều nick trên mạng Internet về khẩu khí của bài thơ này) được nhìn thấy như sau:
- Xưng tôi bác với đức Thánh Trần của dân tộc.
- Đặt mình ngang hàng với đức Thánh Trần về mặt anh hùng
- Đặt mình lớn hơn đức Thánh Trần về công đức để đời: một nước qua nô lệ đối với năm châu đến đại đồng
- HCM đã tự tố cáo mục đích tối hậu của cách mạng và những cuộc chiến thần thánh (đánh Nhật, chống Pháp, tiêu diệt Mỹ Ngụy) do ông và đảng CSVN lãnh đạo: đó là vì thế giới đại đồng mà không phải vì độc lập của đất nước, tự do của dân tộc, hạnh phúc và no ấm của người dân.
Có lẽ vì bị dân VN chửi mắng thậm tệ nên dù muốn lắm tô son trét phấn cho lãnh tụ, nhưng đảng CSVN vẫn không dám công nhận đây là bài thơ của HCM. Và không một cơ quan văn hóa nào của đảng dám xác nhận đó là bài thơ của HCM. Vì nếu nhìn nhận như vậy thì chẳng hóa ra HCM là người mất dạy, ngạo mạn, dám phỉ báng tiền nhân v.v. chứ không phải là người khiêm tốn, không muốn nói gì về mình như tuyên truyền của đảng (thúi thiệt, vậy ai tự bốc thơm mình trong “Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch”, “Vừa đi đường vừa kể chuyện”?).
Vài bài thơ họa dưới đây nói lên tình cảm của đồng bào dành cho bác (16)
o Nick bác hồ chó chết
Bác anh hùng, ngộ giống gian hùng
Ngộ, Bác cùng nhau nghiệp kiếm cung
Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc
Ngộ vào Bắc Việt ngọn cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ
Ngộ biến An Nam đất thuộc Tàu.
Bác có linh thiêng cười một tiếng
Rằng ngộ, điếm Chệt đã thành công.
o Nick BP461:
Bác anh hùng còn tôi côn trùng
Tôi, Bác không có cách gộp chung
Bác đánh giặc cứu nguy xã tắc
Tôi đê tiện chuyên ngón chui quần
Bác lẫm liệt một đời dũng tướng
Tôi trá man một kiếp hoang dâm
Bác thiêng liêng trong hồn Việt tộc
Tôi giòi bọ nhung nhúc trong phân.
o Nick Nguyên Thạch
Bác ơi thông cảm phận tôi khùng,
Buồn đời sanh tật nổ lung tung
Bác nắm trong tay thanh kiếm bạc
Tôi quăng lựu đạn nổ đùng đùng
Lính tui chúng ngã thây như rạ
Còn tui thì được tiếng anh hùng
Bác có nhân từ khen một tiếng
Rằng tôi đệ nhất nổ tứ tung.
- Ngay cả khi HCM không phải là tác giả của bài thơ “Vịnh đền Kiếp Bạc” thì ông vẫn không phải là người khiêm tốn. Mà ngược lại, HCM là người xấc xược, cao ngạo, coi trời bằng vung:
o HCM xấc xược vì muốn mọi người gọi mình bằng Bác
o Phỉ báng, coi thường tôn giáo:
- HCM tuyên bố: “Nếu Chúa còn sống đến bây giờ thì Chúa cũng là Cộng Sản” (17)
- HCM tuyên bố tại đại hội đảng khóa II: “Tôn giáo là một thứ thuốc phiện cần phải loại bỏ, chỉ có chủ nghĩa vô sản là liều thuốc giải hữu ích” (18)
- Trong sách của Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn, khoa Tâm Lý Học, trang 46 đoạn nói về Đức, lời Hồ Chí Minh như sau: “Có đức mà không có tài như ông Bụt (Phật), thì không có hại gì cho xã hội, nhưng cũng chẳng có ích lợi gì cho xã hội”. Một sự coi thường Phật giáo đến tệ hại. Một người được cả thế giới tôn kính vì những tư tưởng từ bi, yêu thương như Đức Phật mà họ Hồ dám phỉ báng và coi thường. Rõ ràng, Hồ không coi cả Phật giáo ra gì cả" (18).
6. Bất nghĩa: Chơi gái xong cho đàn em chơi tiếp rồi giết phi tang:
- Nông Thị Xuân là cô gái miền núi, 22 tuổi, làm công tác hộ lý trong một đơn vị quân nhu vào cuối năm 1954. Tới đầu năm 1955, cô được đón về Hà nội với tiếng là chăm sóc sức khỏe cho HCM (mà thực chất là phục vụ sinh lý cho ông). Cô được thu xếp cho ở trên lầu căn nhà số 66 Hàng Bông thuộc bộ công an. Bộ trưởng công an Trần Quốc Hoàn được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý cô.
Mỗi tuần, Hoàn đưa cô vô Phủ Chủ Tịch để hầu hạ Hồ, lúc thì chỉ ở qua đêm, lúc thì ở hai ba hôm mới quay về căn nhà ở phố Hàng Bông. Đến cuối năm 1956, cô sinh đứa con trai cho Hồ và Hồ đặt tên là Nguyễn Tất Thành. Bấy giờ, cô ngỏ ý với Hồ xin công khai mối quan hệ và cho hai mẹ con cô sống chung với Hồ trong Phủ Chủ Tịch (cô đâu ngờ rằng việc ngỏ ý này chính là cô tự xin án tử hình cho chính mình). Hồ nói là yêu cầu của cô chính đáng, nhưng khuyên cô chờ một thời gian để Hồ hỏi ý của Bộ Chính Trị.
Vài tháng sau, vào tối ngày 11 tháng 2 năm 1957, bảo vệ và lái xe của Hồ là Ninh xồm và Tạ Quang Chiến đến đón cô, nói là đi gặp Hồ. Nhưng sáng ngày 12 tháng 2 năm 1957, người ta phát hiện cô bị xe cán chết trên đường Cổ Ngư, gần dốc Chèm, ngoại thành Hà Nội.
Giám định tử thi cho biết:
o Cô không bị cưỡng dâm
o Cô không chết vì độc dược
o Cô chết trước khi bị cán. Tức hiện trường tai nạn giao thông là một hiện trường giả.
o Cô chết vì bị búa đập đầu làm nứt sọ.
Bên cạnh cái chết của cô Xuân thì sau đó còn có cái chết của những người (có thể xem là nhân chứng), bị thủ tiêu theo kiểu giết người bịt miệng. Đó là cô Nông Thị Vàng, cô Nguyệt (con gái ông Hoàng Văn Đệ, cậu ruột cô Xuân), một số người ở trường y tá Thái Nguyên nghe cô Vàng kể chuyện mà không biết giữ miệng. Trần Quốc Hoàn cũng đã cưỡng dâm cô Xuân trước khi cô này bị giết. Sự việc này có lẽ xảy ra sau khi cô Xuân ngõ lời với Hồ xin được công khai quan hệ của hai người. Tức là án tử của cô đã được lên kế hoạch kể từ đó. Điều này đồng nghĩa với sự thất sủng của cô đối với Hồ bắt đầu. Và Trần Quốc Hoàn được bật đèn xanh để dám làm chuyện động trời cưỡng dâm cô khi Hồ vẫn còn nắm uy quyền trong tay.
Nghi án Nông Thị Xuân cho đến hôm nay vẫn chìm trong bóng tối và Hồ vẫn được rao giảng như một vị thánh, cả đời hy sinh cho đất nước. Hồ vẫn còn …”trinh” theo cái loa của đám tuyên giáo đảng, tức Hồ không phải là thủ phạm làm cô Xuân có thai và Tất Trung không phải là con trai của Hồ.
o Ý kiến phản biện của đảng có trên trang web Wikipedia tiếng Việt nói về Nông Thị Xuân, cho rằng tất cả câu chuyện đều là âm mưu của thế lực phản động muốn bôi xấu hình tượng của Bác. Họ phản biện: “… ông Trần Đăng Ninh có đưa vào một cô không đẹp, không xấu, nhưng có duyên, người dân tộc Tày ở Cao Bằng. Cô này đến làm phục vụ cơm nước hàng ngày, có khi cùng ngồi ăn, có khi đi chăn trâu cho cơ quan Văn phòng... Do sự tấn công của cánh anh em cảnh vệ bảo vệ Bác, cô này lại bị có mang. Sau Bác thấy thương (vì cô này là người dân tộc), nên giao cho gia đình dân tộc, cán bộ dân tộc phụ trách” (19).
o Đưa tên cảnh vệ của Hồ làm dê tế thần để cứu nguy hình tượng thần thánh của Hồ chưa đủ, đảng còn nhờ tới nhà ngoại cảm nói là chủ tịch HCM thông báo cho nhân gian biết rằng chuyện tò tí của cô Xuân không phải là với Bác, mà là với Vũ Kỳ. Nhưng lúc còn sống thì Vũ Kỳ không dám nhận vì không muốn đỗ vỡ gia đình (20).
Tuy nhiên, những lý do sau đây có mòi rất thuyết phục để chứng minh rằng chính Hồ là thủ phạm đã gây nên cái chết thảm thương của cô Xuân, đằng sau bức màn sắt của chế độ man rợ. Câu chuyện cô Xuân là “Một tấn thảm kịch có tính cách tượng trưng cho một sự đổ vỡ lớn của một nền đạo đức và rộng ra, của một thời đại...” (21):
o Bốn (4) lý do mà Đặng Chí Hùng trình bày trong bài viết "Những sự thật không thể chối bỏ (phần 15) - Người chồng, người cha tồi tệ" để đi đến kết luận: "...mối tình của ông Hồ và bà Xuân là có thật và được kết thúc bằng một số phận người con không được thừa nhận và cái chết bi đát của bà Xuân cũng như em gái bà" (22):
- Ông Hồ và cô Xuân có con trai tên là Tất Trung và sau đó bà ta bị giết bởi Trần Quốc Hoàn (qua tác phẩm "Công Lý đòi hỏi" của Nguyễn Minh Cần, Cựu Phó Chủ Tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội).
- Câu chuyện cô Xuân cũng được Vũ thư Hiên nhắc đến trong "Đêm giữa ban ngày" (Vũ thư Hiên là con của Vũ Đình Huỳnh, là thư ký riêng rất gần gũi với Hồ)
- Tác giả Hà Cẩn của Trung Cộng trong tác phẩm "Mao chủ tịch của tôi" (trang 134), cũng có nhắc đến chuyện này, dù ông không nói rõ ai là thủ phạm giết cô Xuân.
- Sử gia Ba Lan, ông Constatin Kostadinov, đảng viên đảng CS Ba Lan cũng có nhắc đến đứa con trai Nguyễn Tất Trung của Hồ.
o Những nhận xét của Nguyễn Minh Cần trong đoạn trích "Những câu hỏi về Hồ Chí Minh" của bài viết "Vài mẫu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh" (23):
- Trong quan hệ giữa Hồ và cô Xuân thì cô Xuân chỉ là món đồ chơi cho Hồ giải quyết sinh lý khi cần. Vậy khi Hồ lớn tiếng kêu gọi chống chế độ phong kiến, giải phóng phụ nữ thì không là trân tráo, giảo quyệt, bịp bợm, láo khoét v..v.. thì là gì?
- Hồ cũng không có chút yêu thương gì dành cho chính con đẻ của mình: Nguyễn Tất Trung. Nếu vậy thì bạn dám tin là Hồ yêu trẻ con người khác không?
- Sẽ không có lập luận nào có thể chạy tội cho Hồ và đám "âm binh" của "cái-gọi-là Ủy Ban Bảo Vệ Sức Khỏe Trung Ương – mà nôm na là toán ma-cô chuyên đi tìm gái về để thỏa mãn dục vọng của bọn lãnh tụ cao cấp trong đảng Cộng Sản – được lệnh tìm một cô gái đẹp về để cho ông Hồ hành lạc. Sự thật bỉ ổi này được che phủ bằng lớp sơn hào nhoáng lý luận là “Bác cần phải giải quyết sinh lý điều hòa để tốt cho sức khỏe và công việc hoạt động của Bác được hiệu quả” (24) - là những kẻ trực tiếp gây tội ác trong câu chuyện của cô Xuân.
- Thái độ táo tợn của Trần Quốc Hoàn, đã cưỡng dâm cô Xuân ngày 6 hay 7 tháng 2, 1957 - vài ngày trước khi cô bị giết, thì giải thích làm sao cho thỏa đáng? Nếu kể về quyền lực thì bấy giờ Hồ là nhân vật số một ở Hà Nội, Hoàn chỉ là một cán bộ thừa hành dưới quyền Hồ rất nhiều. Dù cô Xuân không là vợ chính thức của Hồ thì cũng là người tình của Hồ, Hoàn có ăn mật gấu cũng không dám to gan, làm liều cưỡng dâm cô. Điều này chỉ có cách giải thích là số phận của cô Xuân đã được quyết định và Hoàn đã biết trước nên ra tay "không để phí của trời" trước khi giết cô theo mật lệnh của Hồ.
Qua nghi án của cô Xuân thì mọi người có thể thấy rõ Hồ là một con người bất nghĩa, tán tận lương tâm. Hồ không từ thủ đoạn và hành động tội lỗi nào để giữ lấy hình tượng thần thánh của lãnh tụ không vợ con, suốt đời hy sinh cho đất nước mà ông và cái đảng của ông đã dày công tuyên truyền, tạo dựng. Và đây chính là suy nghĩ rất bịnh hoạn của Hồ và đảng của ông. Lãnh tụ, chủ tịch nước thì vẫn là người, sao phải mị dân để tạo dựng hình tượng một “cha già dân tộc” HCM cả đời vẫn còn … trinh, trong khi Hồ lại được người dân biết đến qua bí danh “cha già dâm tặc”?! Đảng của Hồ càng tìm cách ngăn chận những nổ lực tìm trả sự thật cho lịch sử thì càng làm lỡ loét thêm gương mặt thần thánh của lãnh tụ. Rồi đảng sẽ chống chế và giải thich làm sao khi lớp son phấn “còn trinh” của Hồ rơi xuống để Hồ hiện nguyên hình như một cô điếm già quốc tế trong khi đảng vẫn không ngừng tru tréo “lãnh tụ thần thánh của chúng tôi vẫn còn …’trinh’?” Dưới đây là sơ lược những người đàn bà liên quan đến Hồ, từ từ hé lộ qua kính chiếu yêu Internet (26):
o Út Huệ - thời gian trước khi Hồ xuất dương
o Cô thợ mũ thành Paris - Hồ để lại một người con gái tên Louise (26)
o Cô Bourdon, người Pháp
o Cô Marie Brière
o Người vợ tại Moscow (Nga) Véra Vasiliera
o Lý/Lương Huệ Khanh, em gái của Lý Huệ Quần, vợ Lâm Đức Thụ - có một con gái với người này
o Tin đồn là trong thời gian hoạt động ở Hồng Kông, Hồ cũng có một người vợ Tàu
o Tuyết Lan (Thái Lan), người vợ ở Thái Lan của Hồ. Bí danh T.Lan dùng viết "Vừa đi đường, vừa kể chuyện" có từ đây.
o Mao Từ Mẫn(?)
o Tăng Tuyết Minh. Người vợ Trung Hoa có hôn thú của Hồ (bấy giờ là Nguyễn Ái Quốc). Hồ sống nửa năm với cô vợ này trong lúc còn trai trẻ sung sức, vậy mà Hồ vẫn còn … trinh (25)?! Có một chi tiết đáng nói ở đây rằng lúc Hồ nhập vai Nguyễn Ái Quốc thì Hồ dám lấy vợ, nhưng khi Hồ nhập vai HCM thì Hồ không được có vợ, mà phải giữ hình tượng thánh thần của vị lãnh tụ … “bất lực” trước mỹ nhân. Chi tiết này được dùng để giải thích cho nghi vấn HCM là một người với cái tên Nguyễn Ái Quốc, chồng của Tăng Tuyết Minh. Hay HCM là hai người: Nguyễn Ái Quốc (đã chết trong trại tù ở Hương Cảng năm 1930) và cái xác đang nằm chình ình ở lăng Ba Đình là của thiếu tá Hồ Tập Chương, người Hẹ trong quân đội nhân dân Trung Quốc? Cũng có giả thuyết cho rằng HCM không chỉ là một người mà là ba bốn người khác nhau, mỗi người thủ một vai theo từng thời kỳ trong chiến lược nhuộm đỏ Việt Nam của đệ tam CS quốc tế.
o Lâm Y Lan
o Nguyễn Thanh Linh
o Nguyễn Thị Minh Khai. (22)
o Người đàn bà có tên “Đỗ Thị Lạc” – Bà này có một đứa con gái với HCM (22)
o Nông Thị Xuân (22)
o Nông thị Trưng (hay Nông Thị Trường) được Hồ cấy cho ra hạt giống đỏ Nông Đức Mạnh (22) v.v.
Thời điểm tin tức còn bị bưng bít thì Hồ được chế độ đánh bóng như hình tượng của một ông thánh, phi thường, không có nhu cầu luyến ái tình dục, đã dành suốt cuộc đời phục vụ cho cách mạng, vì đất nước mà hy sinh tất cả. Nói cách khác là đảng tuyên truyền rằng cho đến chết, Hồ vẫn không vợ con và mọi người nên hiểu không vợ con của Hồ tức Hồ vẫn còn trai tân. Ngày nay với Internet thì việc bưng bít thông tin của đảng không còn hiệu quả như trước, từng chút từng chút chuyện tình dục của Hồ được phơi bày ra ánh sáng. Lúc này thì đảng chống chế cho rằng tất cả những mẫu chuyện và thông tin đó, là luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch. Với mẫu chuyện không thể chống chế thì đảng đỗ thừa cho người khác làm, mà không phải Hồ làm. Rồi khi không còn chống chế được nữa thì đảng nói rằng thì là … Hồ vẫn là con người và vẫn có nhu cầu sinh lý cần giải quyết.
Bây giờ nói Hồ không vợ con thì phải hiểu rằng điều này không có nghĩa Hồ còn trai tân. Hồ vẫn có lúc cần giải quyết chuyện tình dục như mọi người đàn ông trên đời, nhưng đảng chưa dám xác nhận Hồ giải quyết chuyện đó với ai – cán bộ hộ lý hay gái làng chơi cao cấp theo kiểu ăn bánh trả tiền? Nếu là cán bộ hộ lý thì những người đó là ai, số phận của họ ra sao, đảng giải thích gì với nghi án Nông thị Xuân, Nông thị Trắc, Huỳnh thị thanh Xuân và còn bao nhiêu cô gái khác đã bị vùi dập đời vì lãnh đạo CS trong hang Bắc Pó, trong Phủ Chủ tịch v.v.? Còn nếu Hồ ăn bánh trả tiền với gái làng chơi cao cấp để không phải truy cứu trách nhiệm việc giải quyết sinh lý của Hồ thì đồng thời, đảng cũng nên câm cái miệng tuyên truyền láo khoét tôn xưng Hồ là thánh nhân và bắt người dân Việt phải thờ phượng, biết ơn.
- Sự bất nghĩa của Hồ (và lãnh đạo CSVN) còn thể hiện rõ trong việc hành quyết Bà Cát Hanh Long, mở đầu cho chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất - cuộc tàn sát đẩm máu và khốc liệt nhất nơi thôn làng Miền Bắc VN. Hồ đã viết bài “Địa chủ ác ghê” với bút danh C.B (Của Bác).
...
Xem tiếp Phần 2
ThuyenNhan461
Nhận xét
Đăng nhận xét