Hòa giải? Với ai? Như thế nào?

Hòa giải? Với ai? Như thế nào?

Giữ gìn gốc gác cội nguồn là văn hóa truyền thống đậm nét của người Việt ở mọi nơi (ảnh: Kevin Sullivan/Digital First Media/Orange County Register via Getty Images)


Phan Nhật Nam

Dẫn Nhập. Một ngày Tháng Một 1999, bài hát hùng vĩ Lửa Bolsa của Nhật Ngân được vạn đồng bào vùng Bolsa khởi lên vang dội trong cuộc đấu tranh chống Trần Trường treo cờ đỏ và ảnh HCM tại cửa tiệm của y trên đường Bolsa, thành phố Westminster. Cuộc đấu tranh kiên trì kéo dài 53 ngày với kết thúc Trần Trường phải đóng cửa tiệm do vi phạm những quy định hành chánh của chính quyền địa phương mà thật sự là không thể chịu đựng nổi khí thế chống cộng của Cộng Đồng Người Việt vùng Nam Cali. 

Từ kinh nghiệm thắng lợi của trận chiến Trần Trường, phía Cộng Đồng Tỵ Nạn qua hệ khởi động Chiến Dịch Cờ Vàng” đối lập về chính trị, ngoại giao với nhà nước cộng sản Hà Nội. Chiến Dịch Cờ Vàng thâu đạt những thành tích rất đáng tự hào. Hai thành phố Westminster, Garden Grove kiến tạo nên Thủ đô “Little Saigon” của Người Việt Tỵ Nạn không chỉ riêng cho vùng Nam Cali mà là ngọn đuốc tiên phong dẫn đường vận động sức mạnh của Người Việt khắp nơi, tại các địa phương thuộc các tiểu bang khác. Đấy là chuyện đầu thế kỷ 21, qua thập kỷ 20, 21 đã biến đổi nên thành hình thái khác qua diễn tiến sau đây:

Thế hệ trẻ Việt Nam trên đất Mỹ (ảnh: Kevin Sullivan/Digital First Media/Orange County Register via Getty Images)

Một. Năm 2008, Đảng Cộng Sản Việt Nam bắt đầu áp dụng Nghị quyết 36, chủ trương tăng cường thông tin, tuyên truyền, hòa giải với người Việt ở nước ngoài về tình hình Việt Nam, chính sách của Đảng, Nhà nước Cộng sản. Đây là kế hoạch của một cuộc phản công tổng hợp trên các mặt Chính trị-Ngoại giao-Văn hóa-Xã hội tương tự như chiến thuật Ba Mặt Giáp Công trong trận chiến quân sự mà quân đội cộng sản đã áp dụng và thành công qua hai cuộc chiến kéo dài từ 1946 với kết thúc sau cùng của ngày 30/4/1975. Để thực hiện (thành công) Nghị quyết 36, nhà nước cộng sản Hà Nội từng bước áp dụng những kế sách như sau:

1.1 Tạo nên những “vấn đề giả”/Khủng bố ở Little Sàigòn, Nam Cali”. Từ năm 1975, trước khi người Việt tỵ nạn đầu tiên đến, Westminster là những vùng đất chuyên trồng nông sản. Những cơ sở thương mại đầu tiên là thuộc thành phố Santa Ana, tiến dần về hướng Tây cũng trên cùng tuyến đường First (Santa Ana) nhưng cải danh là Bolsa Avenue thuộc hai thành phố Garden Grove và Westminster. Sự hình thành, phát triển Little Sàigòn trong thực tế là đã được đánh đổi bởi bao khó khăn, nỗi đau thương của vạn triệu người Miền Nam sau 30/4/1975- Những người hiểu được điều nhiệm mầu mà nhân loại hoàn cầu chỉ cảm nhận qua lịch sử, văn chương, triết học: Tự Do hay là Chết.

1.2 Trong khoảng thời gian từ 1981 (Trước lần thành lập Little Sàigòn) có sáu ký giả, (gốc báo chí Sàigòn trước 1975) Dương Trọng Lâm, Nguyễn Đạm Phong, Phạm Văn Tập, Đỗ Trọng Nhân, và Lê Triết bị sát hại (do nguyên nhân chính trị nhận định từ cơ quan FBI) tại Washington DC, Houston TX. Nhưng không có thủ phạm nào được tìm thấy. Năm 2015, hai chương trình truyền hình PBS “Frontline” và ProPublica cho trình chiếu bộ phim nhiều tập “Khủng bố tại Little Sài Gòn/Terror in Little Saigon,”do A.C. Thompson chủ biên và Tony Nguyen, cố vấn sản xuất.

Little Sàigòn “vô cớ/một cách cố ý” bị kéo vào với tổ chức kháng chiến của Đề đốc Hoàng Cơ Minh (1935-1987). Năm Little Sài Gòn thành hình (1986) cụm từ “Khủng bố/Terrorist” chưa có, nó chỉ được  phổ quát từ sau biến cố 911 năm 2001. Nhưng qua Terror in Little Saigon, tập đoàn làm phim gồm những danh tính phản chiến thân cộng nổi tiếng (chỉ không bằng Jane Fonda, John Kerry của trước 1975) Rick Rowley, A.C Thompson đã  nối kết một cách xảo trá và thâm độc hình ảnh sinh hoạt tại Little Saigon với những cuộc diễn hành Tết của đội ngũ cựu quân nhân (lớn tuổi) Quân lực VNCH với định nghĩa:

Đấy là thành phần sĩ quan do Mỹ huấn luyện tại Miền Nam và khi chiến tranh do Mỹ vũ trang và tài trợ chấm dứt (1975), và chúng tôi (thành phần phản chiến thiên tả-PNN) bảo với họ rằng: Chiến tranh đã chấm dứt, nhưng đối với họ “Chiến tranh không hề chấm dứt! Tôi (Rick Rowley) muốn nói: Họ vẫn tiếp tục chiến đấu.”

Và chiến trường không cần phải cách xa đến 9,000 dặm (Miền Nam VN trước 30/4/1975) mà ngay ở Houston, TX!, tại Little Sàigòn, CA!.. Khắp nơi trên thế giới, ở Canada, Úc, Pháp… hiện thực dưới nhiều hình thức khác với khối người Việt vốn là công dân VNCH (1955-1975) tỵ nạn cộng sản. Đấy chính là “thủ phạm” của “Khủng bố tại Little Sài Gòn/Terror in Little Saigon,”!

Hai. Hơn hai mươi năm trước, đầu thế kỷ 21, trước khi Nghị quyết 36 phát động, vùng Little Saigon cho Người Việt Tỵ Nạn một cảm giác “Thân mật bình yên/Cứ như ở Sài Gòn trước 1975 vậy”. Nhưng nay, tất cả những nét tốt lành, đằm thắm của Sài Gòn/Little Saigon hầu như đã biến mất, gần như mất hẳn với thành phần dân cư “mới”.

Thành phần nầy trước Nghị quyết 36 không có mặt nơi Little Saigon; nếu có, họ cũng kín đáo che dấu lần (mới) đến đất Mỹ do không thuộc diện di tản 30/4/1975, Đoàn tụ Gia đình, Chương trình HO, hoặc những thành phần đến Mỹ sau cùng do Chương Trình HO Mở Rộng. Tóm lại, “cư dân Little Saigon mới” KHÔNG LÀ những người đến Mỹ từ Miền Nam sau lần quốc nạn, 30/4/1975. 

Nay, thành phần cư dân Little Saigon mới không cần che dấu xuất xứ lý lịch nữa – Không những chỉ ở Little Sàigòn mà khắp trên thế giới, những nơi họ có mặt từ yêu cầu kinh tế, xuất khẩu lao động, du lịch, du học.. Nhưng người dân của nhà nước CHXHCN ở ngoài VN, và công dân của chính quyền cộng sản Hà Nội nay đòi hỏi sự có mặt chính danh và thẩm quyền chính trị/văn hóa/xã hội “xã hội chủ nghĩa” của họ. Câu chuyện sau đây trình bày rõ và đủ.

Ca sỹ trẻ Hanni Phạm, công dân Úc gốc Việt thuộc nhóm NewJeans tham dự Lễ Trao giải The Fact Music Awards 2022 ngày 08 Tháng 10, 2022 tại Seoul, Đại Hàn là tâm điểm của lời kêu gọi “tẩy chay” vì gia đình Hanni bị đánh giá là “Lý lịch không sạch/Gốc Việt Nam Cộng hòa” – Quốc gia bị cộng sản Bắc Việt đánh chiếm từ 30/4/1975.

Trang Facebook Tifosi và web site Cánh Cò phổ biến bài viết: “Thần tượng thì có nhiều nhưng Tổ Quốc chỉ có một“. Hanni bị cáo buộc “tội”: “Mang tư tưởng chống Cộng cực đoan, xuyên tạc lịch sử đất nước, và cổ vũ hành động xâm lược, thảm sát của lính Úc tại Việt Nam trước 1975…”

Hanni (tức Phạm Ngọc Hân, giữa) cùng các thành viên nhóm K-Pop NewJeans

2.1 Hanni Phạm thuộc “Thế Hệ Thứ 3/Công Dân Úc gốc Việt (sinh 2004)” – Thế hệ người Việt sinh ở hải ngoại hoàn toàn KHÔNG LIÊN HỆ VỚI VNCH trong tất cả mọi yếu tố, điều kiện chính tị, xã hội, văn hóa. Hanni Phạm là thành phần CHỦ YẾU-ĐỐI TƯỢNG CHÍNH của Nghị quyết 36 với đánh giá (đúng/chính xác) trị giá và khả năng của Cộng Đồng Người Việt ngoài VN:

Hiện nay có khoảng 2,7 triệu người Việt Nam đang sinh sống ở gần 90 nước và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% ở các nước công nghiệp phát triển…“Thế nên, “Đảng và Nhà nước luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời, và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam..” 

Do nhận định (đúng thực tế chiến lược) chứ không do tâm lý yêu/ghét; lợi/hại, Hà Nội đã đề ra chính sách (cần thiết) qua Nghị quyết 36: “Không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài..” Nhưng tất cả những nội dung “tốt đẹp” nầy qua sự kiện “tố khổ” Hanni Phạm với tội danh “TỘI VNCH” đã bày ra sự thật tệ hai: NGHỊ QUYẾT 36 HOÀN TOÀN LÀ MỘT NỘI DUNG-TINH THẦN MAN TRÁ. 

2.2 Buộc tội Hanni mắc “tội VNCH” là một thái độ, hành vi ngu dốt, xuẩn động về lịch sử vì: VNCH (1955-1975) là hậu thân của Quốc Gia Việt Nam (1948-1955) là quốc gia có CHỦ QUYỀN TRÊN TOÀN LÃNH THỔ từ Ải Nam Quan đế Mũi Cà Mâu; Năm 1951, trước 51 quốc gia thế giới, Thủ tướng Trần Văn Hữu (1895-1985) đã tuyên bố: Việt Nam là nước chủ quyền trên vùng biển đảo Hoàng-Trường Sa, trong khi tổ chức gọi là “nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” của HCM vẫn chỉ là một thành phần phiến loạn/cướp chính quyền ần náu nơi núi rừng Việt Bắc.

Thực tế về CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VN (1948-1955) HÔM NAY LÀ HÒN ĐÁ TẢNG PHÁP LÝ-LỊCH SỬ ĐỐI VỚI VÙNG BIỂN ĐẢO HOÀNG-TRƯỜNG SA mà nhà nước Hà NỘi vẫn luôn cố gắng tranh thủ thiết lập. VNCH là quốc gia kế thừa chủ quyền chính thống nầy trước Lịch Sử Dân Tộc.        

Nơi tưởng niệm tử sĩ VNCH và Đại tá Nguyễn Đình Bảo lúc còn nguyên vẹn

Ba. Sự việc tố khổ Hanni Phạm mang “tội VNCH” như trên không xẩy ra đơn lẻ, riêng biệt trong giới ca nhạc tuổi trẻ. Nó xẩy ra cùng lần, đồng hòa nhịp vào kịch bản ác độc, lạc điệu, và ti tiện: Đầu Tháng Hai năm 2023, dịp Tết Âm lịch Quý Mão, một tin buồn về đồi Charlie, nơi Cố Đại tá Tiểu Đoàn trưởng 11 ND Nguyễn Đình Bảo đã hy sinh, 14 Tháng Hai 1972.

Sau nửa thế kỷ chiến trận, chiếc miếu nhỏ nơi  nhang khói cho anh hồn tử sĩ tử sĩ quân đội VNCH (kể cả người chết của quân đội Miền Bắc/Ai phân biệt cho người chết thuộc về bên nào?) đã nằm xuống trên ngọn đồi Charlie 50 năm trước nay đã bị đập phá tan nát.

Hóa ra cách trả thù ác độc đê tiện đã xẩy ra trong lích sử Việt Nam từ thế kỷ 19 với hai triều Nguyễn Huệ-Nguyễn Ánh hiện nay được lập lại vào thế kỷ 21 với những người cộng sản/Đảng cộng sản VN với những Người Lính Quân Lực VNCH- Những Người Việt Miền Nam. 

Xung đột giữa hai lực lượng quân sự trước 1975 nay đã bị xóa tan trên ngọn đồi Charlie. Vết thương chiến tranh tưởng như đã được khép lại sau hơn 50 năm, nhưng hóa ra vẫn bị khoét sâu, tươm máu. Chiến trận Charlie, tháng 4, 1972; Miền Nam sụp đổ, Tháng 4, 1975; Nghị quyết 36 được ban hành, Tháng 3, 2004… Em Hanni Phạm bị tố khổ, miếu tưởng niệm Đại tá Bảo, chiến binh nhảy dù Tiểu Đoàn 11 bị san bằng, Tháng Một 2023! Tại sao và từ đâu?

Thầy An Trú, đến từ Huế, đang thắp nhang và cầu nguyện cho những linh hồn trên ngọn đồi Charlie

Kết Từ: Câu chuyện xẩy ra nơi vùng Little Saigon Nam Cali, đến sân khấu trình diện âm nhạc của Hanni Phạm ở Seoul, miếu thờ Cố Đại tá Bảo trên đồi Charlie chắc chắn không phải là những sự việc nhỏ nhặt đơn lẻ, riêng biệt do một vài cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức tư nhân ở một địa phương thực hiện – Tất cả phải được tổ chức, điều động, thực hiện từ một TỔ CHỨC- TỒ CHỨC CHUYÊN CHÍNH TUYỆT ĐỐI QUYỀN LỰC – Bộ Chính trị Trung ương Đảng CS nơi Hà Nội – Tổ chức nầy luôn ở thế tiến công – Tiến công Kẻ Thù/Đối tượng bắt buộc phải có.

Trước 2/9/1945 có những kẻ thù tên gọi “Phát –xít Nhật; Thực Dân Pháp”; cướp chính quyền xong, có kẻ thù ”Đại Việt, Phong Kiến Phản Động”; sau tháng 7, 1954 bắt tay với “Thực dân Pháp” chuẩn bị lần quyết chiến Mỹ, Ngụy…

Sau 1975, thanh toán xong Mỹ, Ngụy tiếp chạm kẻ thù “Polpot diệt chủng, Bá Quyền Trung Quốc”… Cuối cùng, nay 47 năm sau 1975, những kẻ thù “ngoại vi” lần lượt bị “đánh bại” hoặc “kết thân” nên thành “đối tác”. Cụ thể, qua hơn 10 năm giữ chức tổng bí thư từ 2011, Tổng Bí thư Trọng lần lượt thanh toán các “kẻ thù” có thể kể: Phùng Xuân Thanh, Dương Chí Dũng, Phạm Quý Ngọ, Trần Đại Quang, Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Tấn Dũng…

Danh sách có thể dài hơn, điển hình hôm nay với những “mục tiêu” nổi bật gồm hai phó thủ tướng Đam, Minh và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Tổng Bí thư Trọng có phải tự tay “sáng tạo” nên màn bi hài kịch “đốt lò” hay chăng? Rõ ràng không phải, y ta là kẻ có học- Tổng Bí thư Trọng học thuộc bài “khủng bố đỏ” của Staline trong thập niên 1930’s; Cách mạng văn hóa của Mao, thập niên 1950, 1960, và gần nhất trò sinh sát “Đả hổ, diệt ruồi” của Tập Cận Bình. Nhưng chắc hơn một điều, Trọng được học từ Lê Duẩn, Lê Đức Thọ khi (cần) thanh toán Chu Văn Tấn, Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn..

Cộng sản cũng như loài voi có cặp sừng cong đâm ngược vào mắt- Phải mài sừng, phải giết địch thủ để giữ an toàn cho chính mình. Đảng/Người cộng sản  luôn cần kẻ thù– Người dân dưới chế độ xã hội gọi là chủ nghĩa xã hội cũng được tập dần thói “sát thủ”. Cô gái Hanni Phạm, công dân Úc gốc Việt thuộc nhóm nhạc trẻ NewJeans; người chết Nguyễn Đình Bảo và anh linh của lính Tiểu Đoàn 11 ND cần phải đưa ra “đấu tố” để hiện thực câu khẩu hiệu “kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Không có đối tượng gọi là “kẻ thù”, người và chế độ cộng sản không thể tồn tại? Họ không “hòa giải” với bất cứ ai kể cả người “đồng chí”- Không bao giờ!  

Phan Nhật Nam
5 Tháng 2, 2023



Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025