Thác Bản Giốc thuộc về nước nào?

Thác Bản Giốc thuộc về nước nào?
Thác Bản Giốc là một thác nước đẹp nổi tiếng của Việt Nam nằm ở vùng biên giới Việt – Trung. Vào thời nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc, toàn bộ thác này nằm trong địa phận của huyện Thượng Lang (ngày nay là huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng).
Nếu xét theo rất nhiều tài liệu lịch sử thì chúng ta hoàn toàn có đủ cơ sở để chứng minh toàn bộ thác Bản Giốc là của Việt Nam.
Ngày 30-12-1999, Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa được ký kết. Sau Hiệp ước này, từ chỗ thác Bản Giốc hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam, nay một phần thác chính đã trở thành sở hữu của Trung Quốc. Từ chỗ toàn bộ bờ phía bắc tính từ phía trên thác cho đến tận chân thác đều là của Việt Nam, ngày nay toàn bộ bờ bắc, tính từ cột mốc 835 mới cho đến hạ lưu, lại nằm trong lãnh thổ Trung Quốc.
Kể từ khi sở hữu được phần thác chính đẹp như tranh vẽ nằm ở bờ bắc của sông Quây Sơn, nhà cầm quyền Trung Quốc đã đưa Thác Bản Giốc vào danh sách các điểm du lịch với cái tên mới là Đức Thiên (德天 , Detian). Trong khi ngành du lịch Trung Quốc thu hút được gần một triệu du khách hàng năm nhờ vào thắng cảnh này thì về phía Việt Nam, số lượng du khách đến thăm Thác Bản Giốc chỉ vào khoảng 30 ngàn người.
Hình dưới là bưu ảnh số 832 của Pierre Dieulefils với chú thích: BẮC KỲ - Vùng Cao Bằng - Thác Bản Giốc – Một đại đội lính bản xứ Bắc Kỳ lội qua sông. Nhìn vào tấm bưu ảnh này, chúng ta thấy những người lính Việt dưới sự chỉ huy của một người Pháp đang lội qua sông từ phía bên kia (tả ngạn) vào mùa nước cạn. Thác trong ảnh là thác chính ba tầng chứ không phải thác phụ ba dòng. Điều này chứng minh bờ phía bắc (tả ngạn sông Quây Sơn) ngay dưới chân thác là đất của Bắc Kỳ (Việt Nam) chứ không phải đất của Trung Quốc, vì thế chỉ huy người Pháp và binh lính người bản xứ mới có thể đi tuần tra bên kia bờ sông và từ bên đó trở về.
Góc nhìn An-Nam
Nguồn FB



Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 179

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 180