Liên Minh Và Phản Bội

Liên Minh Và Phản Bội

Bùi Phạm Thành

Từ khi loài người biết tập họp với nhau thành nhóm, làng, bộ lạc, ... thì quan niệm liên minh đã được biết đến qua kinh nghiệm. Người tiền sử nhận thấy rằng với một hay hai người đàn ông trong gia đình dùng gậy gộc không thể dễ dàng săn được một con thú to hay con voi lớn, thế nhưng nếu phối hợp với một hay vài gia đình nữa thì việc săn thú, săn voi trở nên dễ dàng hơn. Từ đó quan niệm liên minh đã nảy sinh. Rồi khi văn minh tiến triển, chữ viết được phát minh thì các triết gia hay chiến lược gia mới thu thập dữ kiện, nghiên cứu để soạn thành sách vở truyền lại cho đời sau.

Như chúng ta đã biết về định luật thiên nhiên thì hầu như bất cứ điều gì cũng có sự đối nghịch nhau, triết học gọi là "Nhị Nguyên - Hai Mặt - Duality", như có ngày thì có đêm, có phải thì có trái, có ác thì có thiện, có chất độc thì có thuốc giải ... Thế cho nên có liên minh thì cũng có phản bội. 

Tiến Trình Của Thế Giới

Trên thế giới hiện có 193 quốc gia là thành viên của Liên Hiệp Quốc (LHQ), Vatican và Palestine tuy không phải là thành viên của LHQ, nhưng cũng thường được xem như hai quốc gia độc lập.

Sau Thế chiến thứ hai, 193 quốc gia này lại được chia ra thành bốn khối liên minh: Châu Âu, Mỹ, Trung cộng (TC), và The United Socialist Soviet Republic (Cộng Hoà Sô-Viết Xã Hội Chủ Nghĩa Thống Nhất - Liên Sô - LS), với hai chính thể Tự Do Dân Chủ (Châu Âu, Mỹ) và Cộng Sản (TC, LS). Để dối đầu với Liên Bang Sô Viết rộng lớn, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization - NATO) được thành lập, gồm 29 quốc gia Châu Âu và hai quốc gia Bắc Mỹ là Hoa Kỳ và Canada.

Lúc bấy giờ Mao vừa chiếm được Trung Hoa lục địa, quốc gia vẫn còn nghèo đói, chưa ổn định, nên chưa có vẻ gì khiến thế giới tự do phải để ý đến.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991 Liên Bang Sô Viết xụp đổ, thế nhưng đã không trở thành một quốc gia dân chủ. Để rồi sau đó, bắt đầu từ năm 2000, dưới sự lãnh đạo của Vladimir Putin, một cựu sĩ quan tình báo KGB, Nga trở thành một quốc gia độc tài, có khuynh hướng thiên cộng, và muốn khôi phục lại cương vị huy hoàng của Liên Bang Sô Viết.

Ngày 11 tháng 12 năm 2001, TC được gia nhập vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization - WTO) với quyền lợi đặc biệt dành cho "Quốc gia đang mở mang", khởi đầu cho một TC hùng cường, với ý muốn khôi phục lại một Hán đế của thời hoàng kim xưa cũ.

Âu châu là tập hợp của người da trắng văn minh từ thời thượng cổ, thế nhưng hầu hết là các quốc gia nhỏ bé, ít tài nguyên thiên nhiên. Thế cho nên một số quốc gia hùng mạnh như Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha đều có ý xâm lăng, thống trị, và cướp đoạt tài nguyên của các quốc gia nhỏ bé nhưng nhiều tài nguyên thiên nhiên. Qua kỷ nguyên kỹ nghệ và hai cuộc thế chiến thì chỉ còn Anh và Pháp là hai quốc gia thành công trong kế hoạch thực dân xâm lăng, chiếm đoạt tài nguyên của các quốc gia kém mở mang ở Á châu, Phi châu và Trung Đông. Theo thời gian, thì chế độ thực dân của Anh và Pháp đều xụp đổ.

Trong khi đó, Hoa Kỳ là một "Tân Thế Giới" với tài nguyên thiên nhiên phong phú và một thể chế Dân chủ gần như hoàn hảo, đã thu hút nhân tài của nhân loại, và trở thành một quốc gia văn minh, hùng mạnh nhất trên thế giới.  

Sau Thế chiến thứ Nhì, thế giới được "chia ba chân vạc":
1. Hoa Kỳ và Âu châu
2. Nga
3. Trung Cộng

Rồi đến ngày 14 tháng 3 năm 2013, Xi Jinping (Tập Cận Bình) trở thành tổng thống của TC, khởi đầu một tham vọng khôi phục Hán đế, với sáng kiến "Belt and Road - Vành Đai và Con Đương" khôi phục lại việc nối kết Âu-Á như "con đường tơ lụa mới", tiến tới việc lãnh đạo thế giới; hay ít ra cũng là lãnh đạo của Á châu và thế giới cộng sản. Thế giới xem ra chỉ còn hai khối:
1. Cộng sản Độc tài: đứng đầu là TC và Nga
2. Tự do Dân chủ: đứng đầu là Hoa Kỳ

Có thể nói các nhà lãnh đạo của TC rất khôn khéo. Sau Thế chiến thứ Hai, TC chỉ vướng vào tranh chấp vũ lực với Việt Nam vào năm 1979, nhưng rất nhanh chóng kết thúc; việc xâm chiếm bỉển đảo thì diễn ra một cách dễ dàng, êm thắm. Tong khi đó Nga và Hoa Kỳ sa lầy trong chiến tranh ở Trung Đông, để mặc TC có một thời gian rất dài để bồi đắp kinh tế trở thành một một quốc gia có nền kinh tế đứng hàng thứ nhì trên thế giới, và hầu như nắm trọn chuỗi cung ứng hàng hoá "thượng vàng hạ cám" trên toàn cầu.

Thành công về kinh tế, đông dân, đầy đủ tiền bạc để xây dựng một quân đội hùng mạnh; và như thế lòng tham về quyền lực sẽ đưa đẩy TC tới mộng xâm lăng, thống trị. 

Gần đây, ngày 24 tháng 2 năm 2022, Nga xâm lăng Ukraine; và sau hơn một năm lún xâu vào chiến tranh, Nga đã có vẻ như kiệt quệ và cương vị lãnh đạo của thế giới cộng sản được đặt trên mâm vàng, đĩa bạc, trao cho TC. 

    Liên Minh

    Khối cộng sản không lập liên minh, bởi vì vị trí của quốc gia lãnh đạo được ấn định rõ ràng bằng sức mạnh của quân đội. Tuy nhiên, đó là một kết hợp lỏng lẻo, với tương quan "chủ-tớ" hoặc "lãnh đạo-chư hầu". Trong lịch sử, sự ương quan này không bền vững, vì "tớ" hay "chư hầu" sẵn sàng bỏ "chủ" để theo kẻ mạnh hơn.

     Chế độ thực dân của Pháp là nguyên nhân chính khai sinh ra chế độ cộng sản ở Việt Nam.
    Trong khi đó liên minh là sự kết hợp công bằng giũa các quốc gia thành viên. Tuy vẫn có quốc gia lãnh đạo, nhưng công bằng theo đường lối dân chủ về thảo luận và bỏ phiếu, không phải là liên quan "chủ-tớ". Tuy nhiên, đó cũng là điểm yếu của liên minh, bởi vì các quốc gia hùng mạnh tranh nhau chức vụ lãnh đạo. Điều này thấy rõ trong liên minh NATO.

    Liên minh NATO được thành lập để bảo vệ Âu châu trước sự bành trướng của Liên Sô. Thế nhưng năm 1966 tổng thống Charles de Gaulle của Pháp tuyên bố rút lui khỏi khối này để phản đối Hoa Kỳ vì đã không "giúp đỡ" Pháp như ông ta mong muốn, trong đó có việc không giúp Pháp giữ quyền bảo hộ Việt Nam. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng ngay sau thế chiến thứ hai, ngay sau khi nước Pháp được giải thoát khỏi sự xâm chiếm của Đức quốc xã, Charles de Gaulle đã, ngay lập tức, đem quân trở lại Việt Nam để tái lập chính sách xâm lăng, đô hộ. Charles de Gaulle đã tuyên bố sẽ ngả theo phe Nga nếu Hoa Kỳ cản trở ý định thực dân của ông ta. Chế độ thực dân của Pháp là nguyên nhân chính khai sinh ra chế độ cộng sản ở Việt Nam. 

    Trước sự trổi dậy về kinh tế, quân sự và lòng tham của TC, rồi đến "con đường tơ lụa mới"  Belt and Road và xâm chiếm, tuyên bố chủ quyền hơn 90% Biển Đông, thế giới Tự Do đã nhìn thấy một hiểm hoạ rộng lớn do TC khởi xướng và lãnh đạo, ảnh hưởng mạnh mẽ đến an ninh và kinh tế của các quốc gia như Nhật, Nam Hàn, Việt Nam, Indonesia, Mã Lai, cũng như Úc, New Zealand, và một số quốc gia nhỏ bé trong khu vực Biển Đông (South China Sea - Biển Nam Trung Hoa). Thế cho nên, đã có những liên minh được thành lập để đối phó với TC, như Five Eyes (Năm Cặp Mắt), Đối Thoại An Ninh Tứ Giác (The Quadrilateral Security Dialogue - QUAD) và AUKUS (Úc-Anh-Mỹ).

    Gần đây có vài nhà bình luận tỏ vẻ quan ngại về "liên minh Nga-TC", nhưng khi nhìn vào bản chất của hai quốc gia này thì sẽ thấy rằng đó là liên minh của hai kẻ cướp. Thế cho nên dù có liên minh với nhau để ăn cướp, nhưng kẻ này vẫn luôn đề phòng về việc bị kẻ kia phản bội; bởi vì đó là bản chất của kẻ gian. Thành ngữ có câu: "No honor among thieves - Không có danh dự giữa những kẻ cướp", đã cho thấy bản chất của kẻ cướp là không thể tin cậy được. Thế cho nên dù có liên minh thì cũng chỉ là nhất thời và lỏng lẻo.

    Năm Cặp Mắt Liên Minh Tình Báo - Five Eyes (FVEY)

    Năm cặp mắt (Five Eyes - FVEY) là một liên minh tình báo gồm năm quốc gia có chung nguồn gốc và nói chung một ngôn ngữ: Úc, Canada, New Zealand, Anh, và Hoa Kỳ. Đây là một liên minh đặc biệt về tình báo có nguồn gốc từ Thế chiến thứ Hai, nhằm mục đích trao đổi và hỗ trợ nhau trong lãnh vực tình báo.

    Năm 2009 Hoa Kỳ đề nghị thu nhận Pháp làm thành viên, thế nhưng tổng thống Pháp thời bấy giờ là Nicolas Sarkozy đưa ra một số điều kiện khiến giám đốc của CIA và tổng thống Hoa Kỳ thời bấy giờ là Barack Obama không chấp thuận các điều kiện của Pháp, và như thế Pháp không được gia nhập vào liên minh Five Eyes. Đây là một trong nhiều yếu tố gây rạn nứt mối liên hệ giữa Pháp và Mỹ.

    Kể từ 2018, vì tình thế, Five Eyes thành lập mối liên quan về tình báo với Pháp, Đức và Nhật, để trở thành "Five Eyes plus 3 Năm cặp mắt cộng 3" với trọng tâm hướng về việc trao đổi tin tức tình báo liên quan đến TC và Nga. Một số quốc gia Âu châu cũng lập nên những liên minh tình báo tương tự để bảo vệ an ninh lãnh thổ.

    Đối Thoại An Ninh Tứ Giác - Quadrilateral Security Dialogue (QUAD)

    Đối thoại An ninh Tứ giác, thường được gọi tắt là QUAD, là liên minh an ninh chiến lược giữa Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ được duy trì bằng các cuộc đối thoại giữa các nước thành viên. 

    Liên minh này được khởi xướng vào năm 2007 bởi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, với sự ủng hộ của Thủ tướng Úc John Howard, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Phó Tổng thống Hoa Kỳ Dick Cheney. 

    Cuộc đối thoại diễn ra song song với các cuộc tập trận quân sự chung trên biển với quy mô chưa từng có, mang tên "Tập trận Malabar". Sự sắp xếp ngoại giao và quân sự được nhiều nhà phân tích coi là phản ứng đối với sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng của TC, và chính phủ TC đã đáp lại cuộc đối thoại Tứ giác bằng cách đưa ra các phản đối ngoại giao chính thức tới các thành viên của QUAD, và gọi đó là "NATO Châu Á".

    Chỉ một năm sau, năm 2008, trước sự phản ứng mạnh mẽ cùng với áp lực chính trị và kinh tế của TC, thủ tướng Kevin Rudd của Úc đã rút lui khỏi liên minh. Sau khi Úc rút lui khỏi QUAD thì TC xem Úc là quốc gia hèn nhát và xem thường chính phủ Úc. Tuy nhiên sau khi Julia Gillard thay thế Rudd vào năm 2010, hợp tác quân sự tăng cường giữa Hoa Kỳ và Úc đã được nối lại, dẫn đến việc thành lập căn cứ Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ gần Darwin, Úc, nhìn ra Biển Timor và Eo biển Lombok. Tuy nhiên Úc vẫn không tham dự các cuộc "Tập trận Malabar" với Ấn Độ, Nhật và Hoa Kỳ.

    Và rồi mãi đến năm 2020, khi chính phủ Úc dẫn đầu việc hô hào thế giới điều tra TC về nguồn gốc của COVID-19, thì giới truyền thông và ngoại giao TC đã mạnh mẽ lên tiếng phản bác cũng như đả kích Úc một cách thậm tệ. Sau đó Hu Xijn, biên tập viên của Global Times, tờ báo tuyên truyền lớn nhất của TC, viết: "Nước Úc lúc nào cũng có mặt để gây rắc rối. Nó giống như miếng kẹo cao su dính dưới đế giày của TC. Đôi khi ta phải tìm một cục đá để nạy nó ra (Australia is always there, making trouble. It is a bit like chewing gum stuck on the sole of China’s shoes. Sometimes you have to find a stone to rub it off)", thì dân chúng và giới truyền thông Úc đã cùng nhau lên tiếng phẫn nộ. Việc TC sỉ nhục Úc khiến chúng ta nhớ lại một câu nói để đời của thủ tướng Anh, Winston Churchill:

     Một dân tộc mà né tránh chiến tranh bằng cách chịu nhục, thì dân tộc ấy sẽ phải hứng chịu cả hai thứ: Chiến tranh và sự nhục nhã.

    Trước sự nhục nhã ngoài sức tưởng tượng, tinh thần dân tộc của Úc đã bùng lên, đưa đến kết quả là Úc trở lại sinh hoạt chặt chẽ với QUAD bằng cách tham gia các cuộc "Tập trận Malabar" kể từ năm 2020 đến nay.

    Tháng 3 năm 2020, đứng trước sự tàn phá ghê gớm của đại dịch COVID-19 và sự bành trướng vũ trang của TC, các quốc gia trong khu vực Biển Đông như New Zealand, Nam Hàn và Việt Nam ngỏ ý muốn gia nhập liên minh, nay được gọi là "QUAD Plus". Tháng 5 năm 2021, một cuộc họp của "QUAD Plus" có sự tham dự của hai quốc gia ngoài khu vực Biển Đông là Do Thái và Brazil. Mặc dù cuộc họp lấy danh nghĩa là thảo luận về đại dịch COVID-19, thế nhưng TC cũng vẫn là trọng tâm của cuộc đối thoại.

    Với nhận thức TC là mối đe doạ không những ở vùng biển Ấn Độ-Thái Bình Dương, mà còn là mối đe doạ về an ninh, tình báo, và kinh tế toàn cầu, các quốc gia Âu châu bắt đầu "xoay trục về Ấn Độ-Thái Bình Dương", trong đó có:
    • Canada: Mặc dù Canada không phải là quốc gia ở châu Âu và cũng chưa chính thức công bố chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, nhưng đã bắt đầu tăng cường hiện diện hải quân trong khu vực này vào năm 2020. Vào tháng 6 năm 2020, tàu khu trục HMCS Regina của Canada và tàu yểm trợ MV Asterix đã đi qua Eo biển Đài Loan. Vào tháng 1 năm 2021, HMCS Winnipeg cũng làm như vậy và sau đó tham gia cùng lực lượng hải quân của các thành viên QUAD trong cuộc tập trận hải quân Sea Dragon "để chứng minh sức mạnh và sự bền vững của liên minh ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương". Vào cuối tháng 3 năm 2021, tàu khu trục HMCS Calgary của Canada đi qua gần quần đảo Trường Sa mà TC tuyên bố chủ quyền.
    • Liên minh châu Âu: Hội nghị thượng đỉnh QUAD đầu tiên, được tổ chức vào tháng 3 năm 2021, đã khơi mào cho mối quan hệ đối tác với châu Âu. Pháp, Đức và Hoà Lan đã công bố "tầm nhìn Ấn Độ-Thái Bình Dương" của họ và Liên Minh Châu Âu (EU) đang trong quá trình xây dựng một tầm nhìn của riêng họ.
    • Pháp: Vẫn mang ảo tưởng là quốc gia lãnh đạo châu Âu và cạnh tranh ngôi vị lãnh đạo thế giới tự do với Hoa Kỳ. Thế nhưng, trên thực tế, thời đại huy hoàng của Pháp đã chấm dứt từ sau trận Điện Biên Phủ ở Việt Nam, ngày 7 tháng 5 năm 1954, và Pháp đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã không ra tay tích cực trợ giúp. Thế cho nên Pháp là quốc gia phản đối chính sách Hoa Kỳ trong cuộc chiến 21 năm ở Việt Nam và không hợp tác với Hoa Kỳ trong vấn đề bảo vệ tự do hàng hải ở Thái Bình Dương cũng như ngăn cản sự bành trướng quyền lực của TC trong khu vực địa bàn này, cho dù Pháp là quốc gia có hơn 1.5 triệu công dân sống trong vùng. Sự việc Hoa Kỳ phản đối việc Pháp gia nhập Five Eyes càng khiến Pháp trở nên oán hận Hoa Kỳ.
      Vì không phải là thành viên của QUAD, tháng 9 năm 2020, Pháp đã cố gắng thành lập khối Đối Thoại Tam Giác với Ấn Độ và Úc (India-France-Australia Trilateral Dialogue), và cuộc họp thứ ba của nhóm này đã được tổ chức ở New Deli, thủ đô của Ấn Độ, vào ngày 13 tháng 4 năm 2021.
    • Đức: Tương tự Pháp, Đức là quốc gia không dễ "đi đôi" với Hoa Kỳ. Ngoài lý do lịch sử chiến tranh, Đức là một quốc gia hùng mạnh về kinh tế và kỹ thuật cạnh tranh mạnh mẽ với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Đức cũng như hầu hết các quốc gia ở châu Âu đều thiếu kém tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là về năng lượng phải lệ thuộc vào săng dầu và khí đốt dẫn đến từ Nga, thế cho nên Đức thường "đứng giữa" để có thể làm ăn, buôn bán với Nga và ngay cả TC.
      Tuy nhiên sau cơn đại dịch COVID-19, ngày 1 tháng 9 năm 2020, Đức công bố chính sách mới có phần liên quan đến khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, dặc biệt ủng hộ Nhật Bản, đồng thời kêu gọi Liên hiệp châu Âu nên có chính sách tương tự.
      Sau lần đối thoại đầu tiên giữa hai bộ trưởng quốc phòng Đức và Nhật vào tháng 12 năm 2020tháng 3 năm 2021, Đức tuyên bố sẽ đưa tàu chiến vào khu vực Biển Đông vào tháng 8, đánh dấu lần đầu tiên, kể từ 2002, tàu chiến Đức có mặt tại vùng biển này.
    • Ý: Dựa theo cách tổ chức của Pháp (India-France-Australia Trilateral), tháng 6 năm 2021, Ý thành lập liên minh 3 quốc gia India-Italy-Japan Trilateral.
    • Hoà LanTháng 11 năm 2020, Hoà Lan công bố chiến lược quốc phòng nhắm vào khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, và trở thành quốc gia thứ ba ở châu Âu, sau Pháp và Đức, có chiến lược về khu vực đại dương này. Bản chiến lược của Hoà Lan cũng kêu gọi Liên minh châu Âu nên thành lập quan hệ đối tác với các quốc gia trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, đồng thời bác bỏ lời tuyên bố chủ quyền của TC ở Biển Đông. Hoà Lan cũng gửi chiến hạm HNLMS Evertsen tháp tùng nhóm chiến hạm của Anh đi vào khu vực Biển Đông năm 2021. Tháng 4 năm 2021, hai thủ tướng Ấn Độ và Hoà Lan đã gặp gỡ qua hệ thống vô tuyến truyền hình để thảo luận về sự hợp tác của hai quốc gia trong khu vực đại dương này.
    • Anh: Qua lịch sử, Anh và Mỹ là hai quốc gia có liên hệ mật thiết từ thời lập quốc của Mỹ, Ấn Độ là thuộc địa cũ, và Úc là "con dân của Vương quốc Anh", thế cho nên việc ủng hộ chính sách của Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương là điều hiển nhiên.
      Năm 2016, Anh đã chuyển một vệ tinh trong hệ thống truyền tin viễn thông của quân đội, Skynet, hướng về miền đông để quan sát châu Á và khu vực phía tây Thái Bình Dương, đồng thời đặt căn cứ viễn thông trên mặt đất ở Úc.
      Kể từ năm 2020, Anh đã cùng Nhật và Hoa Kỳ gửi nhiều tàu chiến vào khu vực Biển Đông.
      Vào tháng 3 năm 2021, Anh đã công bố chính sách có tiêu đề "Đánh giá tích hợp - Integrated Review" xác nhận sự thay đổi chính sách đối ngoại của Anh đối với Ấn Độ-Thái Bình Dương và bao gồm một kế hoạch gồm 9 bước nêu chi tiết những gì mà sự thay đổi này đòi hỏi. Tài liệu thừa nhận rằng thương mại giữa Anh và TC là đôi bên cùng có lợi, nhưng cũng xem TC là "quốc gia đe dọa lớn nhất đối với nền an ninh và kinh tế của Anh" và kêu gọi các quốc gia tầm trung (không phải là cường quốc) hợp tác với nhau trong bối cảnh địa lý chính trị mới này.

     Nhìn chung, trong tình thế hiện nay, thì ảnh hưởng của QUAD đã lan rộng ra khỏi khu vực, với sự quan tâm của các quốc gia hùng mạnh ở châu Âu. Đồng thời đại dịch toàn cầu COVID-19 đã khiến thế giới giật mình về một viễn ảnh "chiến tranh vi trùng" do TC khởi xướng. 

    Một quốc gia muốn mở mang kinh tế thì phải đi tìm thị trường tiêu thụ và nhân công rẻ tiền. Đối đầu với TC là mất đi 1.5 tỉ người tiêu thụ và nhân công rẻ tiền, thế nhưng hợp tác với Ấn Độ thì được bù lại 1.5 tỉ người tiêu thụ và nhân công rẻ tiền khác; đồng thời ngăn cản sự quấy rối vũ lực và chiếm đoạt thị trường của TC. Xem ra việc các quốc gia hùng mạnh ở châu Âu "hướng về hay quay trở lại châu Á" là thượng sách.

    AUKUS - Liên Minh Úc-Anh-Mỹ

    Anh là quốc gia hùng mạnh lâu đời, và cho đến ngày nay vẫn còn giữ được vị trí cường quốc. Trong lịch sử, Anh là một trong ba quốc gia châu Âu (Anh-Pháp-Tây Ban Nha) hùng mạnh về quân đội và hải quân, nên đã xâm lăng các quốc gia nhỏ bé ở Nam Mỹ và viễn Đông để chiếm đoạt tài nguyên. Trong ba quốc gia nói trên thì Pháp là một dân tộc có tánh thực dân, chủ trương xâm lăng, không những để chiếm đoạt tài nguyên mà còn chiếm đóng, đô hộ, xem người bản xứ như nô lệ. Sau Thế chiến thứ Nhì thì Anh và Tây Ban Nha hầu như đã từ bỏ chế độ cai trị, chỉ còn Pháp. Ngay sau khi được quân đội đồng minh giải thoát khỏi tay Đức quốc xã, Pháp đã mang quân qua Đông Dương để tái lập chế độ đô hộ. Điều này đủ chứng tỏ dân tộc tính của người Pháp, chứ không phải chỉ là tham vọng tài nguyên mà thôi.

     Qua lịch sử, chúng ta có thể thấy rằng chủ trương xâm lăng, đô hộ của Pháp không chỉ là chính sách của một chính phủ, mà là một Dân Tộc Tính vô nhân đạo, vô lương tâm nhất của con người.

    Một điều tệ hại hơn nữa về dân tộc tính của Pháp là "không ăn được thì đạp đổ" như chúng ta đã thấy ở trên, nếu Pháp không được quyền lợi đặc biệt, hoặc không được ở cương vị lãnh đạo thì sẽ không gia nhập liên minh. Bằng chứng hùng hồn nhất là năm 1966 Pháp đã rút lui khỏi NATO khi cảm thấy không có lợi đặc biệt và không nắm được quyền chỉ huy. Theo lịch sử của NATO thì kể từ ngày thành lập 1949 cho đến 2009, tất cả các vị Tổng tư lệnh của quân lực NATO đều là tướng lãnh Hoa Kỳ. Chỉ cho đến tháng 9 năm 2009 mới có tướng lãnh của Pháp trong cương vị này.

    Về phía Đông, ngoài liên minh QUAD và các liên minh lỏng lẻo khác như đã nói ở trên, thì ngày 15 tháng 9 năm 2021, ba quốc gia Úc, Anh và Hoa Kỳ công bố thành lập một liên minh quốc phòng mới, được ghép mẫu tự đầu của ba quốc gia thành viên Australia-United Kingdom-United States of America, gọi là AUKUS. Liên minh này được xem như là phần quân sự bổ túc cho liên minh tình báo Five Eyes đã trình bày ở trên. Đây là một liên minh rất hợp lý và hùng mạnh của ba quốc gia có chung một nguồn gốc và nói chung một ngôn ngữ. 

    Một thành quả của liên minh này là Mỹ sẽ giúp Úc kiến tạo tàu ngầm được vận hành bằng nhiên liệu nguyên tử, như đã trợ giúp Anh từ nằm 1958 theo Thoả thuận Phòng thủ chung giữa Anh và Mỹ. Trong thoả thuận tàu ngầm, Úc sẽ kiến tạo tám (8) tầu ngầm vận hành bằng lò nguyên tử của Mỹ, nhưng sẽ được trang bị vũ khí thông thường, và sẽ được kiến tạo ngay tại Úc, bắt đầu từ tháng 9 năm 2021, dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của Anh và Mỹ.

    Trước đó, Úc có ý định mua loại tàu ngầm vận hành bằng nhiên liệu nguyên tử nhẹ (dưới 6% năng lương nguyên tử) của Pháp, và sẽ được Pháp tiếp liệu sau mỗi 10 năm. Với kỹ thuật nguyên tử của Hoa Kỳ thì lò nguyên tử có năng lượng 93% và vận hành suốt đời của chiếc tàu ngầm, không cần tiếp liệu.

    Chính phủ Pháp đã tỏ vẻ tức giận về thoả thuận tàu ngầm nói trên, và đã dùng từ ngữ "đâm sau lưng - stab in the back" để nói về việc này.

    Nhìn chung thì chúng ta cũng thấy rằng cả ba liên minh quan trọng ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương: Five Eyes, QUADS, và AUKUS đều có chung một mục đích là bao vây để kìm giữ sự bành trướng ảnh hưởng của TC trong vùng địa dư này; đồng thời có một điểm đáng chú ý là không có sự tham gia của Pháp, thực dân cũ trong vùng. Trong khi Pháp đang cố gắng lôi kéo đồng minh châu Á để tìm cách "trở lại Đông Dương", thì hiệp ước AUKUS đã gạt bỏ Pháp ra khỏi vùng địa dư này. Có thể nói đây là "giọt nước tràn ly" của liên hệ giữa Mỹ và Pháp. 

    Sự "vắng mặt" của Pháp ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương có thể bởi lý do Hoa Kỳ không đồng ý với chính sách (hay Dân Tộc Tính) thực dân xâm lăng, đô hộ, xem dân bản xứ như nô lệ của Pháp, nên đã không kêu gọi hoặc chấp thuận sự gia nhập của Pháp vào các liên minh quan trọng ở khu vực địa dư này. Dĩ nhiên là Pháp cũng tìm cách "quay trở lại Đông Dương", một thị trường có hơn 3 tỉ người tiêu thụ và nhân công rẻ tiền, bằng mọi giá. 

    Kẻ Phản Bội

    Nơi đây, tưởng cũng nên lập lại "Dân Tộc Tính vô nhân đạo, vô lương tâm" của Pháp:

    1. Xâm lăng, đô hộ.

    2. Xem người bản xứ của nước bị Pháp đô hộ như nô lệ.

    3. Có ý xoá bỏ nguồn gốc và ngôn ngữ của nước bị trị.

    4. "Không ăn được thì đạp đổ", bất kể hậu quả.

    Với loại "dân tộc tính" như vậy, cùng với ý muốn "quay trở lại Đông Dương", tổng thống hiện nay của Pháp là Emmanuel Macron đã sẵn sàng bắt tay Xi Jinping (Tập Cận Bình) của TC, học theo bài bản của Charles de Gaulle "Hoa Kỳ và thế giới tự do không ủng hộ chính sách thực dân của Pháp thì Pháp đi theo cộng sản." Khi đó Hoa Kỳ nhượng bộ nên Pháp không ngả theo Nga, nhưng ngày nay Hoa Kỳ không nhượng bộ, nên Pháp quay sang bắt tay TC bất kể hậu quả. Việc này đã khiến cả Liên Minh Châu Âu và Hoa Kỳ sửng sốt và lo ngại. Khốn nạn thật! 

     Trong lịch sử, thông thường thì hành động phản bội đồng minh để theo kẻ mạnh hơn chỉ xảy ra ở những cá nhân hoặc quốc gia hèn kém, xem quyền lợi riêng tư là trên hết. Xem ra văn hoá và dân tộc tính của Pháp quá là vô nhân đạo và vô lương tâm. 

    Người Pháp không hề nhớ rằng chỉ trong D-Day đã có hơn 4,400 quân đồng minh, trong đó có hơn 2,500 lính Mỹ, 1,449 lính Anh, 391 lính Canada và 73 binh sĩ thuộc các gia đồng minh khác đã tử trận trong cuộc đổ bộ ở Normandy với một trong những mục đích chính là giải cứu Pháp và đặt nền móng cho quân đồng minh chiến thắng ở mặt trận phía tây (Western Front).

    Một điều tệ hại về "dân tộc tính của Pháp" là ngay sau thế chiến thứ nhì, Pháp đã muốn trục xuất toàn bộ quân đồng minh, đại đa số là quân đội Hoa Kỳ, ra khỏi Pháp, đồng thời đem quân trở lại Đông Dương tái lập chế độ đô hộ. Khốn nạn thật!

    Sau ba ngày viếng thăm TC, từ ngày 5 đến 8 tháng 4 năm 2023, đương kim tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gây rúng động châu Âu với lời tuyên bố "châu Âu không nên dính vào bất cứ tranh chấp nào giữa Hoa Kỳ và TC về vấn đề Đài Loan." Ngày 10 tháng 4 năm 2023, trang báo điện tử "the guardian" cho biết lời tuyên bố của Macron, với lời nói nhạo báng là không nên làm chư hầu (vassal) cho Mỹ (cách ví von này có thể được "mớm lời" bởi Tập Cận Bình), đã tạo nên một cơn bão của những lời chỉ trích từ cả hai phía bờ biển Đại Tây Dương (ngụ ý nói toàn thể châu Âu và Hoa Kỳ). 

    Xem ra, với chủ trương "không ăn được thì đạp đổ", sau khi thấy Nga và TC đã bắt tay, Macron, với đầy "dân tộc tính của Pháp" đã vội vã hành động như cỏ đuôi chó "ngả theo chiều gió" đến cúi đầu trước Xi Jinping (Tập Cận Bình) để "theo đóm ăn tàn", biết đâu chừng sẽ có điều kiện để "trở lại Đông Dương"? Thế giới tự do, dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ, đã cứu Pháp và châu Âu trong Thế chiến thứ Hai, vậy mà bây giờ Macron hô hào châu Âu không liên minh với Hoa Kỳ để bỏ rơi đồng minh Đài Loan. Khốn nạn thật!

    Có thể có quý vị nào đó cho rằng chúng ta không nên "vơ đũa cả nắm", việc làm của Charles de Gaulle hay Emmanuel Macron không phản ảnh "dân tộc tính" của Pháp. Tuy nhiên, trên cương vị lãnh đạo quốc gia thì quyết định của tổng thống là quyết định tối hậu, bảo chiến đấu là chiến đấu, bảo đầu hàng là đầu hàng, bảo theo TC thì theo TC, ... Ý kiến cá nhân không ý nghĩa gì cả. Là công dân hay quân nhân của quốc gia, cho dù ở bất cứ chức vụ nào cũng thế mà thôi, chẳng cần "vơ đũa cả nắm" thì cũng phải chịu chung trách nhiệm, chung số phận. Đó là thực tế, cho dù có ngửa mặt lên trời mà than cũng chẳng thay đổi được gì. Khốn nạn thật!

    Hiện nay có một số người được xem là "trí thức", vì có bằng cấp "tầm cỡ" đại học, ngồi ở bên trời Âu bàn chuyện xứ Mỹ. Với chuyện nhà thì "bưng tai, bịt mắt, cúi đầu" để "bàn hươu, tán vượn" chuyện ở nửa bên kia quả địa cầu. Khốn nạn thật!

    Có một câu chuyện rất ngắn về mối tương quan Mỹ-Pháp, giống như một câu chuyện ngụ ngôn, cho thấy rõ tấm lòng của đồng minh và bản chất của kẻ phản bội. Câu chuyện có nhiều phiên bản nhưng vẫn giữ nguyên được ý chính.

    Tham vọng của Charles de Gaulle, thể hiện dân tộc tính của Pháp, rất rõ ràng là ngay sau khi được giải thoát khỏi tay Đức quốc xã, Pháp đã lập tức đem quân trở lại Việt Nam để tái lập chế độ thực dân đô hộ. Sau đó, vì không chịu đứng dưới Hoa Kỳ, de Gaulle đã rút Pháp ra khỏi NATO, đồng thời yêu cầu Mỹ dời trụ sở của NATO và toàn thể lính Mỹ ra khỏi nước Pháp. Ngoại trưởng Mỹ thời bấy giờ là Dean Rusk đã hỏi de Gaulle "Ngài muốn chúng tôi đem toàn thể quân nhân Mỹ ra khỏi nước Pháp, thế còn 9,387 ngôi mộ của lính Mỹ ở nghĩa trang Normandy thì ngài tính sao?


    Không thấy một phiên bản nào của câu chuyện nói về câu trả lời của Charles de Gaulle. Khốn nạn thật!

    oOo

    Như chúng tôi đã trình bày ở phần đầu, chúng ta sống trong thế giới "Nhị Nguyên - Hai Mặt - Duality", thế cho nên có liên minh thì cũng có phản bội. Chỉ tiếc một điều là có một số người trong chúng ta, vì lý do cá nhân nào đó, không nhìn rõ (hoặc không muốn nhìn rõ) ai là bạn ai là thù, ai là đồng minh ai là kẻ phản bội. Có thể có nhiều quý vị viện cớ rằng chính trị quốc gia đã khó phân biệt và chọn lựa, nói chi đến chính trị thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, sự nhận định và chọn lựa rất dễ dàng, chỈ cần trả lời câu hỏi: "Giữa hai chính thể cộng sản và tự do dân chủ, quý vị chọn bên nào?"

    Nếu quý vị chọn cộng sản thì cũng đừng e ngại là sẽ bị người đời nguyền rủa, vì ngay cả tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng cúi đầu chọn theo đuôi TC, tuy khốn nạn thật, nhưng có chết thằng tây nào đâu!? Tuy nhiên, nếu quý vị cần thời gian để đọc lại lịch sử trước khi trả lời, thì xem ra cũng không phải vội vã chi lắm, bởi vì trong lúc này, mặc dù có kẻ đu dây, có kẻ trở cờ, có kẻ phản bội, nhưng "Mặt trận miền Đông vẫn yên tĩnh."


    Tham khảo:

    Quadrilateral Security Dialogue

    AUKUS

    Five Eyes




    QUAD, AUKUS and the American Pivot to Asia: Implications for Turkey and a case for recalibration

    The Quad and AUKUS strengthen Australia’s hand in a contested Indo-Pacific

    Between AUKUS and the Quad Scaling European Interest in the Indo-Pacific

    Europe’s Response to the U.S.-UK-Australia Submarine Deal: What to Know

    Macron sparks anger by saying Europe should not be ‘vassal’ in US-China clash

    Looking back: De Gaulle tells American Forces to leave France

    Normandy American Cemetery


    Nhận xét

    Bài được quan tâm

    TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 209