Đọc Và Suy Ngẫm - Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần VIII)
Đọc Và Suy Ngẫm
Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần VIII)
Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần VIII)
Cuốn tự truyện “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” của Trần Dân Tiên được in ấn, phát hành bằng tiếng Trung ở Thượng Hải năm 1948, tiếng Pháp ở Paris năm 1949, tiếng Việt năm 1958 nó là bản tiểu sử ráp nối, gắn kết cuộc đời Nguyễn Ái Quốc vào nhân vật Hồ Chí Minh, rõ như ban ngày.
Phổ biến cuốn tự truyện “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch” có nghĩa là cộng sản quốc tế đã đồng tình với tình báo Hoa Nam, chính thức công khai vở diễn Hồ Chí Minh nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc, sau nhiều năm âm thầm chuẩn bị tô son đánh phấn lẫn diệt trừ, bịt các đầu mối có nguy cơ làm hỏng kịch bản đóng thế Nguyễn Ái Quốc của diễn viên Hồ Chí Minh.
Không khó để thấy, nhiều năm trước năm 1941 là thời điểm Hồ Chí Minh (Già Thu) xuất hiện ở Pác Bó cho đến năm 1945 là năm Hồ Chí Minh cướp chính quyền hợp pháp của chính phủ Trần Trọng Kim thì cộng sản quốc tế, tình báo Hoa Nam đã âm thầm huấn luyện, chuẩn bị biên soạn lý luận, giải thích tình tiết sao cho nghe xuôi tai về những năm Nguyễn Ái Quốc mất tích, “biệt tích giang hồ”.
Cụ thể là lúc Hồ Chí Minh sang Moscow học ở đại học Quốc Tế Lenin với bí danh Lin thì Hồ Chí Minh vẫn chưa nằm trong kế hoạch đóng thế Nguyễn Ái Quốc của cộng sản quốc tế nên Hồ vô tư khai sinh 1901 với nhiều chi tiết cá nhân không liên quan gì đến nguyễn Ái Quốc, và để cho Hồ nhập vai Quốc phù hợp với thời điểm Hồ Chí Minh (Hồ Quang) làm thiếu tá Bát Lộ Quân ở Diên An, một trong hàng trăm bí danh chung của cả Quốc lẫn Hồ thì tiểu sử trích ngang của Hồ được xào nấu, biên soạn có đoạn viết như sau:
“...Đầu năm 1933, Nguyễn Ái Quốc đã có mặt ở Liên Xô. Ông dự Đại hội lần thứ 7 Quốc tế Cộng sản từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 20 tháng 8 năm 1935, nhưng không được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương của Quốc tế Cộng sản. Đại diện của Việt Nam tại ban chấp hành này là Lê Hồng Phong. Theo tài liệu của một số nhà sử học, ông bị ép buộc phải ở lại Liên Xô và bị giam lỏng hoặc nói nhẹ hơn là bị kỷ luật, do bị nghi ngờ về lý do ông được nhà cầm quyền Hương Cảng trả tự do(?)...
... Ông phụ trách chung những người cộng sản Việt Nam và theo học khóa ngắn hạn tại trường Lenin là trường đảng cao cấp dành cho các lãnh tụ cộng sản nước ngoài (1934-1935). Năm 1935, ông được bầu làm đại diện của đảng cộng sản Đông Dương bên cạnh quốc tế cộng sản. Trong khi Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai... về nước từ 1936 và các học sinh người Việt Nam không tiếp tục sang Liên Xô nữa thì ông vẫn phải ở lại Liên Xô. Thời gian này ông có theo học lớp nghiên cứu sinh sử học của viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa nhưng sau đó không tốt nghiệp. Ông rời Liên Xô vào mùa thu năm 1938...”
Tất cả chi tiết diễn giải về Nguyễn Ái Quốc từ năm 1933 đến 1941 chỉ nhằm giải thích sao cho phù hợp với thời điểm Nguyễn Ái Quốc chết vì lao phổi ở HongKong với Hồ Chí Minh mang bí danh Hồ Quang làm thiếu tá Bát Lộ Quân ở Diên An...và Già Thu, ông Ké sống ở hang Pác Bó...
Song song việc tiêu diệt những “đồng chí” có khả năng làm lộ bí mật Hồ đóng thế Quốc. Ban tham mưu giấu mặt của Hồ Chí Minh chỉ đạo, hỗ trợ Hồ ra tay thanh toán hầu hết những cá nhân biết Nguyễn Ái Quốc, biết Hồ Chí Minh và biết cả hai tên cộng sản quốc tế Quốc với Hồ.
Đến khi Hồ Chí Minh cướp chính quyền Trần Trọng Kim, giành lấy chức chủ tịch nước thì mạng lưới tình báo cộng sản quốc tế, tình báo Tàu bí mật hỗ trợ tài, nhân, vật lực để giết thêm những ai có khả năng làm lộ vai diễn và những người đe dọa đến việc thu tóm quyền lực tuyệt đối của Hồ, gây trở ngại cho nhiệm vụ nhuộm đỏ Việt Nam của cộng sản quốc tế, cộng sản Tàu trực tiếp giao phó.
Trước khi thanh toán nốt những cá nhân có nguy cơ làm lộ kế hoạch Hồ nhập vai đóng thế Quốc thì bộ đầu não của hệ thống đặc tình của Nga-Tàu bày mưu lập kế, cũng như cung cấp nhân sự cho Hồ Chí Minh tiêu diệt để thực hiện mục tiêu thu tóm quyền lực tuyệt đối vào trong tay Hồ.
Với các nhân sĩ, trí thức yêu nước, các lãnh đạo đảng phái chính trị không cộng sản thì thế lực trong bóng tối, chỉ đạo cho Hồ Chí Minh ngoài mặt hô hào đoàn kết chống Pháp nằm dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh. Những ai ngoan ngoãn đoàn kết nằm dưới sự lãnh đạo của Hồ thì Hồ ban phát chức tước, và với những ai không chịu hợp tác thì Hồ bí mật ra lệnh ám sát, thủ tiêu hoặc công khai giết rồi cài tội trạng Việt gian phản quốc lên ngực áo...Hồ giết người đủ kiểu đủ cách...
Những nhân tài không chịu hợp tác với Hồ thì bị đội quân sát thủ của Hồ khủng bố, săn lùng tiêu diệt là chuyện bình thường. Thế nhưng những nhân sĩ, trí thức hợp tác với Hồ mà tài giỏi, khí phách có uy tín trong nhân dân, trong lực lượng kháng chiến chống Pháp, có tiềm năng trở thành lãnh đạo... dù không có ý định tranh đoạt quyền hành của Hồ cũng không thoát khỏi bàn tay đẫm đầy máu của quỷ dữ Hồ Chí Minh.
Nhiều người tài có tiếng tăm tham gia chính phủ liên hiệp kháng chiến của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa - trúng cử vào quốc hội khóa đầu tiên của Chính Phủ Liên Hiệp Lâm Thời Việt Nam, sau một thời gian hợp tác nhận ra bộ mặt tráo trở lật lọng của Hồ. Nếu không chạy thoát ra nước ngoài được đều bị đội sát thủ bí mật của Hồ giết bằng nhiều cách. Từ đánh thuốc độc, ám sát thủ tiêu, tố điêu xử tử với tội Việt gian phản quốc, tội kẻ thù giai cấp hoặc dàn dựng cảnh lực lượng vũ trang Pháp tấn công tiêu diệt... đến chỉ điểm cho “địch” bắt giết.
Những nhân vật chủ chốt của các đảng phái chính trị không cộng sản rời bỏ chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến lưu vong sang Trung Quốc gồm có: Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng khanh... và những người không đảng phái như cựu hoàng Bảo Đại, cựu thủ tướng Trần Trọng Kim...Đó là những người chỉ nghe tiếng Nguyễn Ái Quốc, chỉ biết mặt Hồ Chí Minh khi nghe lời kêu gọi đoàn kết, thành lập Chính Phủ Liên Hiệp Lâm Thời Việt Nam, họ nhiệt tình tham gia vì nền độc lập, tự chủ của nước nhà.
Sau khi diệt trừ đầu não của các đảng phái chính trị không cộng sản như các đảng chính trị Việt Quốc, Việt Cách, Duy Dân, Tân Việt, Đại Việt, Lập Hiến... thì bộ tham mưu của Hồ Chí Minh đặt tầm ngắm vào các tu sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu nước có uy tín, có khả năng tập hợp quần chúng đã tham gia chính phủ Liên Hiệp Lâm Thời của Hồ Chí Minh hoặc chỉ ủng hộ nhưng không tham gia chính quyền.
Những dòng tộc lớn, những tu sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu nước tham gia Chính Phủ Liên Hiệp Lâm Thời có uy tín, có tiếng tăm được nhân dân tín nhiệm, ủng hộ từ thành thị đến thôn quê, có khả năng tập hợp quần chúng. Họ đã bị bộ phận siêu quyền lực trong bóng tối của Hồ Chí Minh thanh toán gồm có: Tiến Sĩ Huỳnh Thúc Kháng, Cử Nhân Võ Liêm Sơn, Phó Bảng Đặng Văn Hướng, Đức Thầy Cao Triều Phát, Linh mục Phạm Bá Trực, Thượng Thư Bùi Bằng Đoàn...
Sau đây chúng ta cùng đọc một số nét về các nhà cách mạng, các chí sĩ, các tu sĩ trí thức yêu nước tinh hoa của Việt Nam tham gia, đóng góp cho Chính Phủ Liên Hiệp Lâm Thời do Hồ Chí Minh cướp quyền lãnh đạo - chết như thế nào?
1) Tiến Sĩ Huỳnh Thúc Kháng: tháng Tám 1945 cướp chính quyền Trần Trọng Kim thành công, Hồ Chí Minh mời ông ra tham gia Chính Phủ Liên Hiệp Lâm Thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà với chức vụ bộ trưởng bộ nội vụ. Theo sử gia Trần Trọng Kim thì trong thời gian này, khi được hỏi về công việc, Huỳnh Thúc Kháng đã nói:
"Bây giờ việc gì cũng do địa phương tự trị cả, thành ra không có việc gì mấy, và khi có việc gì, thì họ làm sẵn xong cả rồi, tôi chỉ có vài chữ ký mà thôi".
Năm 1946, khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán với chính quyền thực dân, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm quyền chủ tịch nước Việt Nam. Thời gian này ông còn là chủ tịch Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam. Cuối năm 1946, ông là đặc phái viên của chính phủ vào cơ quan ủy ban kháng chiến hành chính Nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
Ngày 21 tháng 4 năm 1947, ông lâm bệnh nặng và mất ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
2) Cử Nhân Võ Liêm Sơn: Năm 1944, ông bí mật tham gia Mặt trận Việt Minh. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), ông về quê nhà, tham gia công tác kháng chiến tại Hà Tĩnh.
Năm 1947, Võ Liêm Sơn được chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà bổ nhiệm làm trưởng ban tuyên truyền kháng chiến, ủy viên uỷ ban kháng chiến hành chính đồng thời được cử làm chủ tịch Mặt Trận Liên Việt Hà Tĩnh.
Năm 1948, Võ Liêm Sơn được đi dự hội nghị kháng chiến toàn quốc và hội nghị văn hóa toàn quốc ở Việt Bắc. Đó cũng là “cơ duyên” cụ Võ được gặp Hồ và cùng nhau uống rượu xướng họa thơ. Lần ấy Hồ đã mời cụ Võ về ở với mình bảy ngày và khi chia tay người bạn cũ để về lại khu 4, Hà Tĩnh, cụ Võ được Hồ tặng chiếc gậy có khắc dòng chữ: “Tặng Võ Liêm Sơn tiên sinh”.
Ngày 22/12/1949 ông mất vì bạo bệnh, nghĩa là chỉ không đầy một năm sau ngày ông họa thơ và được Hồ chí Minh tặng gậy.
3) Phó Bảng Đặng Văn Hướng: Thời gian làm tổng đốc Nghệ An, phong trào Việt Minh đã ngấm ngầm thấm vào xứ Nghệ, ông bí mật liên lạc với Trần Văn Cung (Bí thư tỉnh ủy Nghệ An) và ông Lê Viết Lượng (sau này là chủ tịch ủy ban kháng chiến Trung Bộ). Ông cho thay thế tên lãnh binh bằng ông Trần Văn Quang (sau này là thượng tướng, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ tịch Hội CCB Việt Nam). Chức chánh văn phòng tỉnh được ông giao cho Nguyễn Tạo (sau này là tổng cục trưởng tổng cục lâm nghiệp). Ông thay những tên tri huyện có xu hướng thân Pháp, Nhật bằng những người có xu hướng dân tộc…
Ông đã Việt minh hóa bộ máy chính quyền Trần Trọng Kim, vì vậy mà khi Tháng Tám nổ ra cướp chính quyền, ông bàn giao ấn tín, súng đạn, tiền của, giấy má từ chính quyền thân Nhật sang cái gọi là chính quyền cách mạng như trở bàn tay, không tốn một viên đạn, một giọt máu. Xe của Việt Minh treo cờ đỏ sao vàng, rước ông về quê rất trân trọng, trong tiếng hoan hô đón tiếp của dân làng.
Năm 1945 ông tham gia Việt Minh tại Liên khu IV và khi Hồ Chí Minh thành lập Chính phủ, ông được mời ra giữ chức bộ trưởng không bộ, phụ trách Thanh-Nghệ-Tĩnh...
4) Thượng Thư Bùi Bằng Đoàn: Nổi tiếng liêm khiết, chính trực, cả ba anh em ông đều thi đổ nên được mệnh danh là Hà Đông tam bằng. Ngày 6 tháng 1 năm 1946 ông ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam tại tỉnh Hà Đông và trúng cử, đồng thời Hồ Chí Minh và chính phủ cử ông làm trưởng ban thanh tra đặc biệt của chính phủ, tương đương với chức tổng thanh tra chính phủ Việt Nam.
Ngày 2 tháng 3 năm 1946, ông được bầu vào ban thường trực Quốc Hội, tham gia thành lập hội liên hiệp quốc dân. Ngày 8 tháng 11 năm 1946, ông được cử làm trưởng ban thường trực Quốc Hội thay cho ông Nguyễn Văn Tố.
Năm 1947-1948, ông hoạt động ở chiến khu Việt Bắc. Tháng 8 năm 1948 ông bị bệnh bán thân bất toại ở Việt Bắc, Hồ ra lệnh đưa ông về Liên khu 3, trong thời gian bệnh ông vẫn theo dõi tin tức và đóng góp ý kiến. Do ông phải đi chữa bệnh ở xa, ông Tôn Đức Thắng được cử giữ chức quyền trưởng ban thường trực Quốc Hội.
Năm 1954 ông về Hà Nội dưỡng bệnh. Ngày 13 tháng 4 năm 1955, ông qua đời tại Hà Nội khi được Hồ mừng thọ với chiếc áo lụa vì sau nhiều năm bị bạo bệnh bán thân bất toại, không chịu chết ở chiến khu Việt Bắc!
5) Đức Thầy Cao Triều Phát: Sau ngày đình chiến, Hồ Chí Minh gửi điện mời nhân sĩ yêu nước Cao Triều Phát ra bắc. Từ Cà Mau cụ Cao đi Phụng Hiệp, đáp máy bay lên Sài Gòn rồi ra Hà Nội. Sau đó, theo đường bộ lên Thái Nguyên. Một ngày thu năm 1954, giữa núi rừng Đại Từ, “hai nhà yêu nước vui mừng gặp nhau lần đầu, cùng uống rượu đào ngâm thơ chào mừng kháng chiến thắng lợi...”
Tết năm 1955, Hồ và các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng mời các nhân sĩ trí thức miền nam đến phủ chủ tịch dùng cơm... không lâu, ngày 9-9-1956, Cao Triều Phát từ trần vì bạo bệnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ tịch Tôn Đức Thắng, thủ tướng Phạm Văn Đồng... đã đến tận giường bệnh thăm viếng chia buồn cùng gia đình...
6) Linh Mục Phạm Bá Trực: Năm 1946 trúng cử đại biểu Quốc Hội khóa I, ông được bầu làm uỷ viên dự khuyết ban thường trực Quốc Hội vào tháng 3 năm 1946.
Tháng 5 năm 1947, linh mục Trực được bầu là phó ban thường trực Quốc Hội tương đương phó chủ tịch Quốc Hội hiện nay. Năm 1951, tại đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt, ông được cử làm phó chủ tịch Ủy Ban Liên Việt toàn quốc và uỷ viên hội hữu nghị Việt – Hoa.
Linh mục Phạm Bá Trực mất vì bệnh tim ngày 5 tháng 10 năm 1954 tại Đại Từ, Thái Nguyên. Lễ tang của ông được tổ chức theo nghi lễ quốc gia. Trong lễ truy điệu ông có 3 điếu văn và điếu văn của Hồ Chí Minh viết do Bộ trưởng Phan Anh thay mặt ông Hồ đọc lời điếu.
Qua sáu nhân vật hợp tác, tham gia trong chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến của Hồ Chí Minh bị chết vừa kể, chỉ có phó bảng Đặng Văn Hướng bị đấu tố, tố điêu giết chết trong cải cách ruộng đất. Năm người còn lại chết vì bạo bệnh liên quan đến tim mạch, là dấu hiệu của bị đầu độc và Tàu là “đế chế” của độc dược.
Thế cho nên chuyện các nhân sĩ, tu sĩ, trí thức yêu nước bị đội sát thủ của quốc tế cộng sản, của tình báo Hoa Nam, của Hồ Chí Minh hạ độc để cho Hồ thu tóm quyền lực thực thi nhiệm vụ quốc tế cộng sản và những người yêu nước hợp tác với Hồ bị hạ độc thủ bằng thuốc độc được củng cố qua lời tiết lộ của cán bộ cộng sản Hoàng Mạnh Đức, trưởng ban huấn luyện quân báo Liên khu 5:
“Cụ Huỳnh Thúc Kháng, sau khi đóng trọn vai trò bù nhìn bung xung, đã bị cộng sản đưa về Quảng Ngãi dưỡng bệnh rồi chích thuốc thủ tiêu để diệt khẩu vào năm 1947”.
Hồ giết hết thì còn ai biết Hồ Chí Minh đóng giả Nguyễn Ái Quốc?
(Đón đọc Hồ Chí Minh nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc phần IX)
Phương Nguyễn
Nguồn FB
Tham khảo:
Xem thêm:
- Đọc Và Suy Ngẫm: 20 điểm chỉ ra Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc (Phần 1)
- Đọc Và Suy Ngẫm: Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần 2)
- Đọc Và Suy Ngẫm: Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần 3)
- Đọc Và Suy Ngẫm: Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần 4)
- Đọc Và Suy Ngẫm: Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần 5)
- Đọc Và Suy Ngẫm: Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần 6)
- Đọc Và Suy Ngẫm: 20 điểm chỉ ra Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc (Phần 1)
- Đọc Và Suy Ngẫm: Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần 2)
- Đọc Và Suy Ngẫm: Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần 3)
- Đọc Và Suy Ngẫm: Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần 4)
- Đọc Và Suy Ngẫm: Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần 5)
- Đọc Và Suy Ngẫm: Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần 6)
Nhận xét
Đăng nhận xét