Bộ VHTT&DL phá nát di sản thiên nhiên Hạ Long chứ không phải doanh nghiệp
Bộ VHTT&DL phá nát di sản thiên nhiên Hạ Long
chứ không phải doanh nghiệp
Công ty TNHH Đỗ Gia Capital vi phạm trong quá trình thi công tuyến đường công vụ của dự án (Ảnh: P.C) |
Đó là nhận định chung của dư luận sau khi tìm hiểu “Việc gì đang xảy ra đối với vịnh hạ Long, di sản thiên nhiên của thế giới được UNESCO công nhận?”
Mấy ngày qua, dư luận ồn ào về dự án biến núi đá thiên nhiên của vịnh Hạ Long thành “hòn non bộ” do Công ty Đỗ Gia Capital làm chủ đầu tư. Nhiều tờ báo trong nước cũng lên tiếng đặt vấn đề với chính quyền tỉnh Quảng Ninh về dự án phá vỡ cảnh quan thiên nhiên này.
Ngày 5 Tháng Mười Một, hầu như lập tức, UBND tỉnh Quảng Ninh có công văn giao cho UBND TP. Cẩm Phả kiểm tra dự án này.
Ngày hôm sau, UBND TP. Cẩm Phả giao cho Phòng TN&MT TP Cẩm Phả chủ trì, phối hợp với Phòng Quản lý đô thị, Văn hóa và Thông tin, UBND phường Quang Hanh và các đơn vị liên quan “khẩn trương kiểm tra hiện trường thi công dự án đô thị tại khu 10B – nơi đang “dời non lấp biển, biến núi đá thiên nhiên thành hòn non bộ”.
Công văn này cũng yêu cầu Công ty TNHH Đỗ Gia Capital tạm dừng thi công dự án, phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban, đơn vị thuộc UBND TP Cẩm Phả để thực hiện các nội dung liên quan trong công tác quản lý nhà nước và các quy định của pháp luật.
Nói chung, từ UBND tỉnh đến thành phố đều mau chóng kiểm tra thông tin từ báo chí để “xử lý triệt để” nếu Đỗ Gia Capital vi phạm pháp luật. Có người nói “chính quyền phản ứng nhanh như phim hành động của Mỹ”. Chẳng biết họ khen hay chê?
Đỗ Gia có phải thuộc dòng họ thiến heo năm xưa?
Chuyện Đỗ Gia Capital đổ đất xuống biển biến núi đá thiên nhiên thành “hòn non bộ” xảy ra từ hồi Tháng Chín, báo chí hồi đó cũng đề cập rồi, nhưng bị “nhấn chìm”. Chẳng biết chủ đầu tư chạy chọt thế nào mà cả làng báo bỗng dưng… câm hết cả lũ!
Người ta bảo đó là sân sau của vài ông lãnh đạo đảng trên… “nóc”, nên không ai dám đụng. Chuyện đồn đãi này cũng dễ hiểu thôi, ai đời một “tên oắt con, miệng con hôi sữa”, công ty hắn mới “đẻ non” hơn một tháng, với vốn lận lưng chỉ có 200 tỷ đồng, mà trúng liền quyền sử dụng khu đất với giá 1,192 tỷ đồng ($48,931,600) trong cuộc tranh quyền được UBND TP. Cẩm Phả tổ chức vào cuối năm 2021. Tính từ giá khởi điểm thì Giám đốc Trần Hoài Thanh (37 tuổi) của Đỗ Gia Capital chỉ trả thêm có 46 tỷ đồng. Giá rẻ như cho!
Trong cuộc đấu giá này, 8 đại công ty – cũng thuộc loại có số má, là sân sau của các “cụ trung ương” – cùng im hơi lặng tiếng, không dám trả cao hơn 46 tỷ đồng chênh lệch. Vậy là hiểu rồi ha!
Có người nói, “Nghe cái tên Đỗ Gia làm người ta liên tưởng đến tên thiến heo năm nào. Không phải cháu “đít tôm đít vại” cụ Đỗ thì cũng thuộc hàng rể, hay bên ngoại. Thế nên chẳng doanh nghiệp nào dám giành giật dự án này, vì sợ một đêm thức dậy, mất luôn cái chỗ đi tiểu mà chẳng rõ nguyên nhân”.
Người khác cho rằng “tên này chỉ là ‘lá bài nhỏ trong ván bài lớn’ thôi”.
Chẳng biết sự thật như thế nào, nhưng chỉ với chuyện một “tên oắt con” mà “tiền nhiều như quân nguyên” như thế thì phải coi chừng. Đằng sau nó không có dao thiến heo thì cũng có “đồ chơi” khác.
Hồi Tháng Chín, sau vụ lùm xùm trên báo, sợ dư luận đặt câu hỏi tiền không có mà sao được trúng thầu, Đỗ Gia Capital bèn phẩy tay một phát, nâng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên luôn 1,200 tỷ đồng.
Lục lại hồ sơ góp vốn của Đỗ Gia Capital, báo chí phát hiện có sự tăng vốn bất thường, nhất là sau khi lấy được dự án “hòn non bộ thiên nhiên” về. Cụ thể, vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập ngày 18/11/2021 của Đỗ Gia Capital là 200 tỷ đồng, trong đó ông Trần Hoài Thanh góp 55% và ông Lê Minh Chiến 45%. Tháng 11/2022, khi công ty nâng vốn lên 600 tỷ đồng, ông Thanh giảm tỷ lệ nắm giữ còn 0.01%, trong khi ông Chiến tăng lên 99.99%.
Có thể nói vai trò của ông Thanh được tạm gọi là chấm dứt, khi hoàn thành sứ mệnh “mua” được dự án.
Sau đó, vào Tháng Chín năm 2023, Đỗ Gia Capital tăng vốn gấp đôi lên 1,200 tỷ đồng với sự góp mặt của nhiều cổ đông gồm ông Thanh 0.05%, bà Hoàng Thị Tâm 15%, ông Hoàng Trung Nam 9.995%, ông Vi Tiến Minh 20%, ông Chiến 55%. Tất cả đều ở Cẩm Phả, như là bà con, họ hàng gì đó.
Không thấy ai họ Đỗ, thế mà vẫn để tên công ty là Đỗ Gia? Người góp vốn nhiều nhất lại là họ Lê, chẳng biết bên ngoại của ông tổ thiến heo có phải họ Lê hay không? Tuy nhiên, việc ông Lê Minh Chiến góp vốn nhiều nhất trong Đỗ Gia Capital mà không chường mặt ra cho thiên hạ ngắm nghía là có vấn đề.
Thiên hạ nghĩ thế nên cho rằng “tên oắt con” Trần Hoài Thanh có thể chỉ là một “lá bài nhỏ trong ván bài lớn” mà thôi. Một lá bài vất lúc nào cũng được.
Dự án phá nát di sản thiên nhiên Hạ Long được chính Bộ VHTT&DL “bật đèn xanh”
Khi báo chí đưa tin, dư luận dậy sóng, thì UBND tỉnh Quảng Ninh lật đật lệnh cho UBND TP. Cẩm Phả kiểm tra dự án xem thực hư thế nào. Điều này khiến dư luận nghĩ rằng ông tỉnh ký bán biển cho Đỗ Gia xong nhắm mắt làm ngơ để chúng muốn làm gì thì làm, giờ bị báo chí khui tùm lum nên phải “chữa cháy”.
Ông Ủy ban Cẩm Phả trước đây cũng được chia phần trong mâm cỗ này rồi nên cũng “cuống đít” giao Phòng TN&MT TP Cẩm Phả chủ trì, phối hợp với Phòng Quản lý đô thị, Văn hóa và Thông tin, UBND phường Quang Hanh và các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra hiện trường thi công dự án đô thị tại khu 10B.
Văn bản của ông Ủy ban Cẩm Phả còn yêu cầu Đỗ Gia phải “tạm dừng thi công dự án, phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban, đơn vị thuộc UBND TP Cẩm Phả để thực hiện các nội dung liên quan trong công tác quản lý nhà nước và các quy định của pháp luật”.
Thế nhưng Đỗ Gia cũng đâu có vừa. Bao nhiêu tỷ đổ xuống biển rồi, bao nhiêu tỷ “chung chi” rồi, giờ chính quyền trở mặt đâu có được. Đại diện Đỗ Gia (chẳng biết tại sao giấu tên) khẳng định, hồ sơ pháp lý của công ty đầy đủ, được các cơ quan chức năng xác nhận. Việc thi công các hạng mục đều theo chỉ đạo quy hoạch và có cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra.
“Theo pháp luật, công ty chúng tôi không sai, nếu sai đã không cơ quan nào cho công ty chúng tôi tham gia đấu giá”, đại diện Công ty TNHH Đỗ Gia Capital nói như thế.
Đúng là “bút sa gà xối mỡ”, tất cả văn bản đồng ý từ Bộ VHTT&DL, đến công văn của tỉnh Quảng Ninh, chữ ký lãnh đạo TP. Cẩm Phả,… Đỗ Gia đã “mua” đủ, thế thì lấy tư cách gì hoạch họe họ?
Tuy nhiên, bên Đỗ Gia cũng không làm “cứng”, vì họ cũng có lỗi, khi để công ty nhận đổ đất xuống biển làm ẩu. Họ giải thích rằng, nhẽ ra chỉ được đổ đất khi thuỷ triều xuống, nhưng đơn vị thi công vẫn đổ đất khi nước biển dâng lên, khiến nước biển đổi màu vàng khè. “Việc làm này là sai, chúng tôi nhận lỗi và xin khắc phục”.
Nói chung cái sai đó chỉ là chuyện nhỏ, còn chuyện quây núi thành “hòn non bộ”, đại diện Đỗ Gia Capital cho biết việc này đương nhiên nằm trong quy hoạch của dự án rồi. Núi đá sẽ không bị tác động, chỉ quây đất xung quanh cho… đẹp thôi! Đại diện Đỗ Gia nói như thế này:
“Đây là những vi phạm bình thường, có sai sót thì sửa chứ không phải là vi phạm pháp luật lớn. Dư luận nói công ty chúng tôi lấn biển trái phép hay quây núi thành hòn non bộ thì đó là cách nói của mọi người, chứ bản chất công ty làm đúng theo quy hoạch. Còn việc chúng tôi thực hiện dự án vượt ranh giới cho phép hay không thì phải từ cơ quan chức năng kiểm tra rồi kết luận”.
Đến đây thì mấy lãnh đạo từ thành phố lên đến tỉnh miệng đầu ngậm hột thị cả, nên không nói nên lời. Nhưng theo lệ thì đã ra công văn kiểm tra thì phải bị xử phạt làm gương. Thế nên với cái lỗi đổ đất xuống biển trước khi làm theo đánh giá tác động môi trường, Đỗ Gia bị phạt hành chính 125 triệu đồng.
Đó chẳng qua chỉ là một kiểu phạt hình thức, nhằm đối phó với dư luận trong lúc “dầu sôi lửa bỏng” thôi. Tuy nhiên, vụ này chắc chắn chưa dừng ở đây vì “súng đã nổ”. Báo chí đã “tuyên chiến” với Đỗ Gia thì chắc đã có thế lực chống lưng rồi, không còn như hai tháng trước nữa. Còn Đỗ Gia, cho dù có thuộc dòng dõi thiến heo chăng nữa thì cũng chẳng còn thời, chẳng còn thân thế gì nữa.
Trong khi đó thì “trùm cuối” – ông Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng – người ký duyệt toàn bộ dự án xóa sổ di sản thiên nhiên Hạ Long đang lên giọng giữa Quốc hội, đòi đưa những người chê bai bộ phim “Đất rừng Phương Nam” ra tòa!
Nhận xét
Đăng nhận xét