Chuyện kể lại về Thích Trí Quang

Chuyện kể lại về Thích Trí Quang

Nguyễn Văn Chức
Thích Trí Quang là ai ?

Báo chí ngoại quốc từng gọi y là người đã lật đổ Ngô Đình Diệm năm 1963. Báo chí Mỹ năm 1963 còn gọi y là «người làm cho nước Mỹ phải run sợ».

Khoảng 6 năm sau, một ngày cuối tháng 2 năm 1969, y đến tôi.
Trưa hôm ấy, tôi đang ngồi trong văn phòng luật sư, thì chú Vân, người tuỳ pháI, hớt hải chạy vào báo tin Thầy Trí Quang đến. Tôi vội xốc lại quần áo. Chừng dăm phút sau, Trí Quang buớc vào, theo sau là một vị sư nữ lớn tuổi. Cả hai đều mặc áo mầu xám.

Tôi đứng lên chào theo phép lịch sự, rồi giơ tay mời ngồi. Trí Quang nhìn tôi, mặt lạnh như băng. Tôi đoán, y chờ đợi nơi tôi một cử chỉ thần phục ngưỡng mộ. Y nhầm. Đối với tôi, y không phải là một nhà tu hành, mà là một tên cán bộ VC vô học dốt nát. Thứ nữa: y đến để xin tôi giúp đỡ, y không đến để ban ân huệ.
Theo các tài liệu mà tôi có, thì Trí Quang, tên thật là Phạm Văn Bông, hay Phạm Văn Quang gì đó, sinh tại Quảng Bình, Trung Phần. Y là đệ tử của TT Thích Trí Độ, chủ tịch Hội Phật Giáo Cứu Quốc của Việt Minh.

Cũng theo các tài liệu mà tôi có, thì trong thời gian 1946-1954, y là cán bộ Vịêt Minh, hoạt động công khai cho Việt Minh tại vùng đất do Việt Minh kiểm soát. Thời gian từ 1954 đến 1975, y là cán bộ CS nằm vùng tại Miền Nam Quốc Gia, hoạt động cho CS Bắc Viêt, nhân danh đạo pháp.
Vũ khí của y là tự thiêu . Dĩ nhiên, y không tự thiêu, mà người khác tự thiêu.

Từ 1963 đến cuối năm 1969, người ta ghi nhận 20 cuộc tự thiêu «vì đạo pháp»,không kể cuộc «tự thiêu» ngày 11 tháng 6 năm 1963 của vị Hoà Thượng đáng kính Thích Quảng Đức tại ngã tư Phan Đình Phùng-Lê Văn Duyệt, Sàigòn.

Ngoài vũ khí tự thiêu vì đạo pháp, Trí Quang còn vũ khí xuống đường. Từø 1963 đến cuối nằm 1969, người ta đếm đuơc 119 (một trăm muới chín) cuộc xuống đường. Sư sãi xuống đường, tăng ni xuống đuờng, Phật tử xuống đường, công chức xuống đường, công nhân xuống đuờng, học sinh xuống đuờng, binh sĩ xuống đường, phu xích lô xuống đuờng. Và bàn thờ Phật xuông duờng,,bên cạnh những đống rác cù.

Chúng ta nên ôn lại lịch sử.

Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh cấm các tôn giáo treo cờ tôn giáo ở những nơi công cộng không phải là thánh đuờng hoặc Phật đường. Sắc lệnh ấy áp dụng cho tất cả các tôn giáo, kể cả công giáo. Rất tiếc, lần đầu tiên sắc lệnh ấy lại đuợc thi hành vào dịp lễ Phật Đản ( ngày 8 tháng 5/1963). Tổng Thống Ngô Đình Diệm lại là người Công Giáo. Và tổng giám mục Huế lúc đó lại là Ngô Đình Thục.

Lễ Phật Đản năm đó tại chùa Từ Đàm (Huế) đã biến thành cuộc đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo, với những lời thuyết pháp kêu gọi bạo động. Bài thuyết pháp tại chuà Từ Đàm năm ấy đã không đuợc đài phát thanh Huế cho phát thanh . Trí Quang bèn huy đông «Phật tử» đến biểu tình trước đài phát thanh. Thiếu tá Đặng Sĩ, (Phó Tỉnh Trưởng Nội An Thừa Thiên kiêm Tiểu Khu Trưởng) đem quân đội đến giải tán. Một quả tạc đạn nổ. Có «tám em phật tử chết và một số nguời bị thương».

Thiếu tá Đặng Sĩ bị mang ra toà đại hình.

Theo dư luận, thì vụ tạc đạn là do đệ tam nhân chủ mưu. Và người hưởng lợi, là tên cán bộ Trí Quang.

Đêm 20 tháng 8 / 1963, chùa Xá Lợi, trụ sở Uỷ Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo, bị quân đội của chính quyền Ngô Đình Diệm tấn công. Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết, Thượng Toạ Thích Tâm Châu và nhiều tăng ni bị bắt. Riêng Trí Quang đã «nhanh chân trốn thoát» đuợc vào toà đại sứ Mỹ.

Năm 1964, tướng Nguyễn Khánh lật đổ Dương Văn Minh, và lên làm quốc trưởng. Một số người công giáo xuống đường biểu tình đòi chính quyền phải thẳng tay với những kẻ nhân danh đạo pháp hoạt động cho cộng sản. Họ nêu đích danh Trí Quang.

Theo cuốn Bạch Thư Về Vấn Đề Chia Rẽ Giữa Ấn Quang Và Việt Nam Quốc Tự» của Đại Hoà Thượng Thích Tâm Châu (xuất bản tại Montréal, Canada, năm 1994, trang 35 ) thì Trí Quang đã «cạo bỏ râu mày « cải trang trốn xuống Châu Đốc tìm đuờng sang Cao Mên. ».Khi nghe tình hình tạm yên, Trí Quang trở về Sàigòn.
Năm 1966, bàn thờ Phật được mang xuống đuờng, đặt ngang hàng với rác rưởi và phân bón , tại Huế , tại Sàigòn. Người chủ trương và phát động chiến dịch ô nhục này là Trí Quang.

Ngày 19 tháng 6 năm 1966, «quân phiệt» Nguyễn Cao Kỳ, tư lệnh Không Quân kiêm chủ tịch Uỷ Ban Hành Pháp Trung Ương mang quân dẹp loạn miền Trung. Trí Quang bị tướng Nguyễn Ngọc Loan bắt mang về Sàigòn bằng phi cơ quân sự.
Về tới Sàigòn, y đuợc cho nằm tại bệnh viện đỡ đẻ của bác sĩ Nguyễn Duy Tài, đường Duy Tân.

Tôi trách Nguyễn Ngọc Loan. Phải chi hôm ấy tôi có mặt trong chiếc phi chở Trí Quang về Sầi gòn. Tôi sẽ trói Trí Quang lại ... bĩt mồm y, trùm chăn bông lên người y, và dùng chầy đập đầu y.

Nguời Quốc Gia chúng ta quá hiền, và quá lịch sự .
Tôi xin nói rõ: Hôm ấy là một ngày cuối tháng 2 năm 1969. Thích Trí Quang đến tôi. Tại sao y đến tôi?

Một lần nữa, chúng ta hãy ôn lại lịch sử.

Ngày 23/2/1969, lực lượng an ninh của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu vào khám xét Tổng Vụ Thanh Niên Phật Giáo đường Công Lý, Sàigòn, bắt giữ thượng toạ Thích Thiện Minh cùng một số du đãng trốn quân dịch. Tang vật gồm nhiều tài liệu VC, một khẩu súng AK cùng đạn dược, và một bức thư chúc tết của Hồ Chí Minh.

Thích Thiện Minh bị truy tố ra toà về những tội sau đây: phản nghịch, chứa chấp vũ khí bất hợp pháp và chưá chấp du đãng trốn quân dịch.

Trong bộ ba lãnh đạo Phật Giáo Ấn Quang lúc đó ( Thích Minh Châu--thế danh Nguyễn Văn Nam-- phụ trách về đường lối, Thích Trí Quang phụ trách hành động, và Thích Thiện Minh--thế danh Đổ Xuân Hằng-- phụ trách tổ chức), thì TT Thích Thiện Minh đuợc coi là có đởm lược nhất.

Chính vì vậy mà Trí Quang đã đến tôi. Y, nhờ tôi đich thân đứng ra biện hộ cho TT Thiện Minh trước tòa, trước dư luận, cũng như truớc lương tâm của chính y. Nhưng tôi đã từ chối.

Tôi nói với y: «Tôi đã từng biện hộ cho những tên đặc công Việt Cộng can tội mưu sát, phản nghịch. Tôi đã từng nhận lời trối trăng của những tên tử tội Việt Cộng trước giờ hành quyết tại pháp trường cát. Nhưng tôi không thể biện hộ cho những kẻ núp sau tấm áo cà sa để tranh đấu gian lận, một chiều, phá họai chính quyền Quốc Gia, đâm sau lưng các chiến sĩ Quốc Gia, trói tay Quân Đội VNCH, và tiếp tay cho cộng sản thôn tính Miền Nam.»

Những lời nói trên cũng đã đuợc ghi lại trong quyển Việt Nam Chánh Sử của tôi (xuất bản thập niên 1986).

Năm 1989, nhóm Giao Điểm (thân cộng) đả kích tôi. Họ nói: Sài gòn thời đó thiếu gì luật sư giỏi, như Võ Văn Quan, Trần Văn Tuyên, Vũ Văn Mẫu. Thượng Tọa Thích Trí Quang đâu cần phải nhờ đến Nguyễn Văn Chức.

Hôm nay, một ngày cuối tháng 2 năm 2005, tôi xin trả lời, như chưa bao giờ trả lời. Tôi không dám nói tôi giỏi hơn các vị luật sư nói trên. Nhưng tôi dám nói : trước toà án cũng như trước dư luận Miền Nam bấy giờ, quý vị luật sư nói trên không có đuợc tầm vóc cuả tôi. Hơn nữa, quý vị ấy đạo Phật, mà tôi là đạo công giáo. Chính vì vậy, mà Thích Trí Quang đến tôi. Y cần một tên tuổi công giáo trong luật sư đoàn cũng như trong Thượng Nghị Viện, để biện hộ cho cái «chính nghĩa Ấn Quang» của y. Và tôi đã từ chối . Tuy từ chối , tôi vẫn vào thăm TT Thích Thiện Minh trong tù.
TT Thích Thiện Minh bị mang ra xét xử trước toà án Mặt Trận Vùng Ba Chiến Thuật trong ba ngày, 12, 14,15 tháng 3/1969, và bị lên án 15 năm khổ sai .

Thượng toạ được chính quyền Miền Nam ân xá ngày 30/10/1969, nhờ sự can thiệp của Ân Xá Quốc Tế và phái đoàn Hoa Kỳ trong đó có dân biểu John Conyers.
Và như chúng ta đã biết: nằm 1975 sau khi Miền Nam lọt vào tay Việt Cộng, hai nhà sư Trí Quang và Minh Châu đuợc hưởng ơn mưa móc của bọn chó đẻ Viêt Cộng cờ đỏ sao vàng , an nhiên tự tại, không thiết đến đạo pháp và dân tộc. Riêng TT Thích Thiện Minh vẫn một lòng với đạo pháp và dân tộc, vì vậy đã bị Việt Cộng tống giam, rồi chết trong tù.

Phải chăng cái chết cuả Thượng Toạ Thích Thiện Minh đã khẳng định một sự thật ? Sự thật đó, là : Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thời Cộng Hòa Việt Nam không phải là Phật Giáo Ấn Quang của nhà sư Trí Quang thời đó, cũng không phải là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam quốc doanh hôm nay của Việt Cộng.

Chuyến đi VN thuyết pháp mới đây (Tết năm Dậu 2005) của vợ chồng tên thiền sư Nhất Hạnh--được nhà nước Việt Cộng cỗ võ và tiếp đón linh đình - đã xác nhận điều đó.

Đồng bào trong và ngoài nước đều biết: Thích Nhất Hạnh đã xin đến bái kiến Hoà Thượng Thích Quảng Độ tất cả bốn lần. Và tất cả bốn lần, Hoà Thuợng đã từ chối không tiếp.

Nguyễn Văn Chức ̣( Cựu luật sư VNCH)

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025