Thư Gửi Các Bạn Trẻ Việt Nam

Thư Gửi Các Bạn Trẻ Việt Nam



Chu Tất Tiến


Chào các bạn,


Có thể một số các bạn đã nghe nói về Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cái chết của Ngài dưới lăng kính của Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa. Hôm nay, nhân ngày tưởng niệm Cố Tổng Thống, ngày 2 tháng 11, tôi muốn gửi đến các bạn vài lời thô lậu để các bạn hiểu rõ về vị Anh Hùng này. Trước hết, mời các bạn đọc “baomai.blogspot.com” viết về tiểu sử thật sự của Ngài, và những lời nhận xét của các chính trị gia thuộc khối Tư Bản cũng như của chính các vị lãnh đạo của khối Cộng Sản Việt Nam. Từ đó, mong các bạn có một tầm nhìn khác hơn và chính xác hơn về vị Tổng Thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa, và rồi tìm cho mình một chỗ đứng vững chãi trong lịch sử.




Cá nhân tôi, mỗi lần nhớ đến Công Ơn của Cố Tổng Thống, tôi lại nghẹn ngào. Những năm tháng dưới triều đại của Ngài là những giai đoạn huy hoàng nhất của Việt Nam trong nhiều thế kỷ:


* Không có người ngoại quốc nào chỉ huy Quân Đội cũng như Hành Chánh VNCH. Số Cố Vấn Mỹ rất ít, chừng vài trăm người cư ngụ tại vài trụ sở tại Saigon, và chỉ có nhiệm vụ yểm trợ về tài chánh, và các chi phí quân sự. Các Cố Vấn tuyệt đối không thể hiện diện hay tham dự trực tiếp các chiến dịch quân sự của quân đội Miền Nam. (Vì thế, Mỹ mới muốn giết Tổng Thống Diệm để được đổ quân ào ạt vào Miền Nam).


* Loạn Sứ Quân bị dẹp tan. Các ảnh hưởng của Thực Dân Pháp biến mất. Việt Nam Cộng Hòa thực sự Độc Lập và Tự Do.


* Tài Chánh và Kinh Tế vững vàng. Một người đi làm, cả nhà hưởng lợi.


* Học vấn miễn phí, y tế miễn phí. Các lớp Bình Dân Học Vụ giúp công nhân lao động tiến thân.


* Đạo đức được duy trì. Các lớp Tiểu Học học Quốc Văn Giáo Khoa Thư dạy trẻ em nên người tốt.  Chương trình Công Dân Giáo Dục và Tuyển Tập TÂM HỒN CAO THƯỢNG được dạy tại các lớp Trung Học giúp Học Sinh sống đàng hoàng, tử tế. Chương trình triết học lớp đệ Nhất gồm có 3 môn: Tâm Lý Học, Triết Học, và ĐẠO ĐỨC HỌC. Học sinh thi rớt môn Đạo Đức Học là rớt luôn. Các học sinh trường Công mặc đồng phục lịch sự, học sinh trường Tư phải ăn mặc tử tế, nếu không thì bị đuổi học. Học sinh gọi Thầy Giáo là “Thầy” và xưng “Con.”


* Đang đi đường, thấy đám táng, tất cả người đi đường phải đứng lại, ngả mũ chào. Thấy người cơ nhỡ, phải ra tay giúp đỡ. Thiếu niên không được mặc quần đùi, áo lót chạy chơi ngoài đường. Rất hiếm thấy người ăn xin, vì đã được cho vào các trung tâm Tế Bần, có cơm ăn, áo mặc. Các Quán Cơm Xã Hội có mặt tại nhiều nơi, giúp học trò, người nghèo được ăn uống với giá tượng trưng.


* An ninh, trật tự bảo đảm. Người dân có thể kê ghế bố, ngủ trước cửa nhà, không cần đóng cửa.


BM


* Giá trị đồng tiền Việt Nam rất cao: 1 đô la chỉ ăn có khoảng trên dưới 30 đồng Việt Nam, cao hơn hầu hết các quốc gia Á Châu khác. Thời gian đó, các nước Ai Lao, Cao Miên (Campuchia), Thái Lan, Singapore, Miến Điện, Đại Hàn chỉ đáng là đàn em của Việt Nam. Rất nhiều dân tộc khác di cư đến Việt Nam để sống thoải mái hơn ở quê nhà của họ.


* Người Hoa ở Việt Nam bị buộc phải đổi quốc tịch sang Việt Nam, đóng thuế như người Việt, nếu không thì bị đuổi về Tàu. Do đó, người Hoa không thể khống chế kinh tế Việt Nam như hiện nay.


* Nền Hành Chánh được cải tổ, năng động, lương bổng đầy đủ, nên không có hiện tượng tham nhũng "tập thể" như sau này. Nếu có, thì chỉ lén lút, nhỏ bé thôi, không ảnh hưởng đến đời sống Quân, Dân. Nếu bị phát giác, là tù mọt gông.


* Quân và Dân như Cá với Nước, thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau.


BM


* Riêng đời sống Cá Nhân của Tổng Thống thì như một tu sĩ: Cơm không có thịt thà, bơ sữa, mà chỉ là CÁ KHO, TÔM KHO và RAU. Không rượu trà. Chỉ có một điếu Xì Gà là đồ xa xỉ nhất của Ngài. Giường ngủ của Ngài không có Nệm, chỉ là tấm phản gỗ. Không sa lông lộng lẫy, chỉ có ghế gỗ để khách ngồi. Tiền bạc tư nhân không có. Một lần, Ngài được thưởng mấy trăm ngàn gì đó, Ngài tặng tất cả cho ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA, chứ không cho nhà thờ Công Giáo nào.


BM


* Các Tôn giáo được tự do phát triển. Trước 1954 cả nước Việt Nam chỉ có hơn 2000 ngôi Chùa, nhưng đến 1963, thì chỉ riêng miền Nam đã có hơn 4000 ngôi Chùa được thờ phượng. Đích thân Tổng Thống Diệm trợ cấp cho xây Chùa Xá Lợi bằng quỹ Quốc Gia. Đất Chùa Vĩnh Nghiêm được Tổng Thống bán cho chỉ có MỘT ĐỒNG TƯỢNG TRƯNG. Thường có cuộc hội thảo giữa Tổng Thống và các Lãnh Đạo Phật Giáo tại Dinh Độc Lập. Tổng Thống bàn với các vị Lãnh Đạo Phật Giáo về việc phát triển Đạo và sẵn sàng giúp đỡ các Thầy rất nhiệt tình. Tổng Thống rất ghét những kẻ Nịnh ngài mà trưng cờ Công Giáo lên. Một lần kinh lý Trà Vinh là thành phố Phật Tử, viên Tỉnh trưởng đã cho trưng cờ Công Giáo đón Ngài. Tổng Thống nổi giận, đập gậy, mắng một hồi rồi cất chức viên Tỉnh Trưởng nịnh thần kia.


* Vì ngại giới Công Giáo lợi dụng, Tổng Thống đã tuyển lựa Nội Các của Ngài toàn là Phật Tử:


· Phó Tổng Thống: Nguyễn Ngọc Thơ. Phật Tử

· Đổng lý văn phòng: Quách Tòng Đức, Phó Đổng Lý văn phòng:  Đoàn Thêm, Tổng Thư Ký: Nguyễn Thành Cung. Tất cả đều là Phật Tử

· Bí Thư : Trần Sử, Chánh Văn Phòng: Võ Văn Hải, Tùy viên: Đỗ Thọ

· Tham Mưu Biệt Bộ: Cao văn Viên, Nguyễn Minh Mẫn,  Lê Như Hùng, Kỳ Quang Liêm, Lê Khắc Lý,

· Giám đốc Nghi Lễ: Hoàng Thúc Đàm, Giám Đốc Báo Chí: Tôn Thất Thiện

· Tổng giám đốc Truyền Thanh: Bửu Thọ, Hà Thượng Nhân, Phạm xuân Ninh.

· Tổng Tham Mưu Trưởng: Lê văn Tỵ, Tham mưu Trưởng: Trần Văn Đôn, 

· Các Tư Lệnh Vùng: Tất cả là Phật Tử, trừ Huỳnh Văn Cao. Ngay cả Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô, là nơi bảo vệ Dinh Tổng Thống cũng do Tướng Tôn Thất Đính là một Phật Tử lãnh trách nhiệm. Nếu Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô muốn giết Tổng Thống thì dễ như trở bàn tay.


Về ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu:


BM


Chánh văn Phòng Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu: Phật Tử Phạm Thu Đường; Thủ Lãnh Thanh Niên Cộng Hòa: Phật tử Cao Xuân Vỹ, Đặc trách liên lạc: Phật Tử Lê Văn Thái.


Các Bộ Trưởng đều là Phật Tử:


BM


· Bộ trưởng Phụ tá Quốc phòng: Nguyễn Đình Thuần kiêm Bộ trưởng Phủ Tổng thống và Bộ trưởng đặc nhiệm Phối hợp An ninh là người đi sát với Tổng Thống là một Phật Tử. Tùy viên xách cặp cho Tổng Thống và ở sát bên Tổng Thống: Đại Ủy Đỗ Thọ (Phật Tử). 

· B Ngoi giao: Vũ Văn Mu

· Bộ Nội vụ: Bùi Văn Lương

· Bộ Tư pháp: Nguyễn Văn Lượng

· Bộ Giáo dục: Nguyễn Quang Trình

· Bộ Công dân vụ: Ngô Trọng Hiếu

· Bộ Kinh tế: Hoàng Khắc Thành

· Bộ Tài chính: Nguyễn Lương

· Bộ Cải tiến Nông thôn: Trần Lệ Quang

· Bộ Y tế: Trần Đình Đệ

· Bộ Lao động: Huỳnh Hữu Nghĩa

· Bộ Giao thông Công chánh: Nguyễn Văn Dinh

· Bộ trưởng đặc nhiệm Văn hóa Xã hội: Trương Công Cừu


Thật sự, nếu Tổng Thống mà có lòng thiên vị Công Giáo và sử dụng các Tướng Lãnh Tư Lệnh Quân Đoàn là người Công Giáo hết thì đã không có sự kiện ngày 1 tháng 11 năm 1963, đưa đến mất nước vào tay Cộng Sản.


BM


Như thế, có thể nói TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM LÀ MỘT THIÊN TÀI, MỘT ANH HÙNG CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM, ĐÃ HY SINH CẢ TÍNH MẠNG MÌNH CHO SỰ ĐỘC LẬP CỦA DÂN TỘC


Thân chúc các bạn trẻ Chân Cứng, Đá Mềm, Suy Tư chín chắn, và tìm cho mình một lối đi xứng đáng là con dân Nước Việt có hơn 4000 năm lịch sử oai hùng.


Lính già Chu Tất Tiến


Bài Liên Quan:

Tưởng Niệm Ngày Quốc Khánh Việt Nam Cộng Hòa - 26/10/1955 (Yến Ngọc Hải Âu)

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 159 (Hoàng Trường Sa)

Viết cho ngày Quốc Khánh lần thứ 68 của nước Việt Nam Cộng Hòa (Cầu Muối Quang)

- Diễn Đàn Trái Chiều - BÀI 305: Nhìn Lại Lịch Sử: Đệ Nhất Cộng Hòa (Vũ Linh)


-  Tinh Thần Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Trần Thanh Tôn & Phan Tấn Chinh)









Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 209