Vì sao Châu Âu 'ngây thơ' phải tăng chi phí quốc phòng?
Vì sao Châu Âu 'ngây thơ' phải tăng chi phí quốc phòng?
Trong chiến dịch vận động tranh cử vào khoảng ngày 12/2, nguyên tổng thống Trump đã nói rằng: 'Nếu bạn không trả hoá đơn, bạn sẽ không được bảo vệ'. Dịch ra ngôn ngữ bình dân là: Ông Trump nói sẽ không bảo vệ những quốc gia NATO nào có chi tiêu cho quân sự dưới 2%.
Ông Trump còn nói sẽ gây áp lực cho tổng thống Ukraine Zelensky phải đàm phán với tổng thống Nga Putin.
Điều này làm cho các nước châu Âu có cảm giác lo lắng, bởi vì có thể trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024, chúng ta sẽ đón ông Trump trở lại Nhà Trắng.
Ngày 26/2, trong bài phát biểu ở Paris trước hơn 20 nguyên thủ các quốc gia Châu Âu và quan chức phương Tây, tổng thống Pháp Macron đã nói rằng: 'Việc Nga xâm lược Ukraine đã bước vào năm thứ ba, sự ủng hộ của phương tây đối với Kiev là không thể dao động'.
Khi bắt đầu cuộc chiến cách đây khoảng 2 năm, ông Macron đã đích thân bay đến Moscow để gặp ông Putin. Khi đó ông Macron có ý thoả hiệp với Nga, nhưng lần này ở Paris, tổng thống Pháp thể hiện quyết tâm cao độ, thậm chí còn nói rằng: 'Không loại trừ khả năng các nước phương tây sẽ gửi binh đến Ukraine'.
Nếu quân Pháp thật sự tiến vào Ukraine và sát cánh cùng quân đội Ukraine chiến đấu, điều này tương đương với việc Putin sẽ đối đầu với NATO. Tình huống này sẽ rất đáng sợ, bởi vì sẽ nổ ra Chiến tranh thế giới lần thứ ba. Nhưng sự việc này liệu có xảy ra hay không? Khả năng này tương đối nhỏ.
Cũng trong ngày 26/2, Nghị viện Hungary biểu quyết chấp nhận tư cách thành viên NATO của Thuỵ Điển. Thuỵ Điển đã vượt được chướng ngại cuối cùng để hướng đến việc gia nhập NATO.
Ngày 27/2, tờ Financial Times đăng bài viết với tiêu đề: "Thủ tướng Đan Mạch nói rằng, Châu Âu 'ngây thơ' phải tăng chi tiêu quốc phòng để ngăn chặn Nga".
Chúng ta biết rằng, các nước Bắc Âu luôn giương cao lá cờ chủ nghĩa xã hội dân chủ với phúc lợi cao. Tiền của họ được lấy từ đâu? Chính là từ việc cắt giảm chi tiêu quân sự. Nhưng hiện nay các nước Bắc Âu đã thức tỉnh, họ cho rằng nên 'cắt giảm phúc lợi, gia tăng quân phí'. Điều này lại khớp với lập trường của người theo chủ nghĩa bảo thủ (giữ gìn truyền thống, cánh hữu) của nước Mỹ.
Ở đây thấy rằng, nước Pháp nói sẽ gửi binh đến Ukraine, Thuỵ Điển sắp gia nhập NATO, Đan Mạch cắt giảm phúc lợi để gia tăng chi tiêu quân sự. Những điều trên là dấu hiệu cho thấy Châu Âu đang thức tỉnh, đồng thời cũng sẽ tạo ra ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến tình hình địa chính trị trên thế giới trong tương lai.
Trong chương trình 'Chính luận thiên hạ' đăng ngày 28/2, nhà bình luận các vấn đề thời sự - Giáo sư Chương Thiên Lượng đã nhìn nhận vấn đề này như sau.
Ukraine thiếu pháo, Nga có được sự giúp đỡ từ Bắc Hàn và Trung Quốc
Thái độ của Tổng thống Pháp Macron đã thay đổi 180 độ. Trước Chiến tranh Nga - Ukraine, ông Macron luôn cho rằng mình là bạn bè với ông Putin, có thể khuyên ông Putin đừng tấn công Ukraine. Lúc đó, Pháp giữ một chính sách thoả hiệp với Nga, Đức cũng như vậy. Vì sao? Bởi vì cả Pháp hay Đức đều phụ thuộc vào dầu mỏ và khí thiên nhiên của Nga. Họ cho rằng, mùa đông gần đến rồi, nếu Nga đoạn cung năng lượng thì người dân các nước này chết cóng, không đủ lương thực, thậm chí người dân sẽ yêu cầu thay đổi chính phủ. Cho nên khi ấy ông Macron mang tư tưởng thoả hiệp với Putin.
Trước khi Chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra 2 tuần, ông Macron đích thân tới Moscow để gặp Putin. Lúc đó mọi người còn nhớ có một cảnh vô cùng kinh điển. Trong báo cáo của tờ Wall Street Journal vào ngày 8/2/2022, Putin và Macron ngồi hai đầu của cái bàn dài 30m. Rõ ràng ông Putin muốn giữ khoảng cách với ông Macron.
Giáo sư Chương nói rằng, đối với 'lãnh đạo một người' quan tâm với địa vị của mình trong lịch sử, những điều như là 'quan hệ cá nhân' và 'thường lý thường tình' không thể ngăn chặn được 'lãnh đạo một người' muốn gì làm nấy. Ông Macron đã bị ông Putin làm cho mất mặt.
Hiện nay ông Macron có thể đã cảm thấy một mối nguy hiểm sâu sắc. Bởi vì ông Trump hiển nhiên không muốn viện trợ cho Ukraine, hơn nữa Quốc hội Mỹ lại cứ trì hoãn những đạo luật viện trợ cho Ukraine, cho nên Ukraine đã gặp thất bại nhất định trên chiến trường. Nguyên nhân chủ yếu là không đủ vũ khí.
Hiện nay, vũ khí cung cấp cho Ukraine không đủ đến mức độ nào? Ukraine chỉ có được 30 % số đạn pháo mà Châu Âu đã hứa. Cho nên khi đấu pháo với quân Nga, số đạn pháo của Ukraine không đủ. Mà Nga lại nhận một lượng lớn đạn pháo từ Bắc Hàn.
Căn cứ theo tờ 'Triều Tiên nhật báo', Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc khi mở họp báo đã nói rằng: Từ tháng 8 năm ngoái đến nay, Bắc Hàn đã vận chuyển hơn 6.700 container. Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc nói: Tuy rằng không có cách nào tính toán chuẩn xác, nhưng nếu lấy số liệu thô là đạn pháo 152 ly (mm) thì có hơn 3 triệu quả. Còn nếu là đạn pháo phóng xạ thì có hơn 500 nghìn quả. Bắc Hàn cung cấp vũ khí cho Nga, đổi lại Nga đưa lương thực cho Bắc Hàn. Lượng lương thực đó đã giúp Bắc Hàn có thể giải quyết được vấn đề nạn đói.
Bắc Hàn thì đang cung cấp đạn pháo cho Nga, nhưng Liên minh Châu Âu lại không cung cấp đủ đạn pháo cho Ukraine.
Trong chương trình ngày 24/2, Giáo sư Chương có đề cập đến một thông tin, đó là căn cứ theo báo cáo của tờ 'Tin tức kinh tế Nhật Bản' (Nikkei Shimbun), sau khi nổ ra Chiến tranh Nga - Ukraine, Nga nhận trừng phạt, nhưng 'tiểu đệ' có quan hệ rất tốt với Putin là Tổng thống Belarus Lukashenko đã phái người đến Thâm Quyến (Trung Quốc) để thành lập một công ty gọi là Công ty Đổi mới Công nghệ cao 5G.
Bởi vì công ty này thành lập ở Trung Quốc nên đã tránh được vòng trừng phạt đối với Nga. Sau đó, công ty này bắt đầu mua linh kiện như là cảm biến, động cơ... những thứ cần thiết cho việc chế tạo xe tăng và các vũ khí khác, vận chuyển những thứ này từ Thâm Quyến đến Belarus, từ Belarus đến Nga. Điều này nghĩa là Belarus giúp Nga chế tạo vũ khí.
Ở đây thấy rằng các nước như là Nga, Trung Quốc, Bắc Hàn đã đoàn kết với nhau. Sắp tới ông Trump lên nắm quyền cũng muốn bắt tay với Putin. Cảnh tượng này đối với Châu Âu mà nói là vô cùng đáng ngại.
Trên thực tế, Giáo sư Chương không cho rằng NATO thật sự muốn chiến đấu trên chiến trường với Nga, nhưng từ thái độ của tổng thống Pháp Macron đã cho thấy mối lo của các nước châu Âu. Giáo sư Chương nói rằng, điểm đáng chú ý nhất có lẽ là thái độ của thủ tướng Đan Mạch là bà Mette Frederiksen.
Vì sao châu Âu ‘ngây thơ’ phải tăng chi phí quốc phòng?
Bà Mette Frederiksen nói với Financial Times rằng, lục địa 'ngây thơ' (châu Âu) phải tránh sai lầm của những năm 1930. Điều này nghĩa là gì?
Vào những năm 30 của thế kỷ trước, lục địa châu Âu do không ý thức rõ ràng đối với Hitler, cộng thêm những chính sách thoả hiệp, cho nên đã dẫn đến Thế chiến hai.
Bà nói thêm: Chúng ta phải tăng cường và mở rộng ngành công nghiệp quốc phòng của mình để ức chế đế quốc Nga.
Trên thực tế, thủ tướng Đan Mạch là nhà lãnh đạo không phải thuộc cánh hữu, cũng không phải thuộc cánh tả, quang phổ chính trị của bà nằm ở giữa. Trong cuộc phỏng vấn ở dinh thự Marienborg bên ngoài Copenhagen, bà đã nói một câu rất thú vị: 'Tự do đi kèm một cái giá'. 'Từ góc độ châu Âu, chúng ta phải thừa nhận rằng, chúng ta chưa chi đủ tiền cho quốc phòng và an ninh'. Bà cũng chỉ ra rằng, kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh vào đầu những năm 1990, Đan Mạch và các nước khác đã cắt giảm ngân sách quân sự. 'Nói chung, chúng ta chưa trả giá cho sự tự do trong 30 năm'.
Bà Frederiksen nói thêm: Trên thực tế chúng ta đã tiêu rất nhiều tiền vào phúc lợi hoặc là giảm thuế, nhưng thế giới hiện nay đã rất nguy hiểm. Nguyên thủ các quốc gia châu Âu cảnh báo, nếu Nga chiếm được Ukraine, trong vài năm tiếp theo Nga có thể tấn công một số quốc gia của NATO. Danh sách các quốc gia đó có thể bao gồm Moldova, Georgia, 3 nước vùng Baltic. Cho nên châu Âu nhìn nhận, Ukraine tuyệt không thể mất. Nếu mất Ukraine, châu Âu sẽ gặp nguy hiểm.
Vì sao lời của bà thủ tướng Đan Mạch Frederiksen lại có ý nghĩa quan trọng như vậy? Bởi vì bà Frederiksen được cho là có khả năng trở thành nhà lãnh đạo của NATO trong tương lai, được coi là người kế nhiệm tiềm năng cho ông Charles Michel với tư cách là Chủ tịch Hội đồng châu Âu. Cho nên lời của bà Frederiksen không chỉ đại biểu cho ý kiến của Đan Mạch, mà còn đại biểu cho ý kiến của Liên minh châu Âu.
Bà Frederiksen là một trong những người kiên định nhất ủng hộ cho Ukraine.
Sau đó bà Frederiksen nói: Sau hai năm xâm lược toàn diện, bạn không thể nói về một người. Bạn phải nói về quốc gia đó. Điều này nghĩa là vấn đề của Nga không phải là vấn đề của một cá nhân Putin, mà là vấn đề về hình thái ý thức. Hình thái ý thức này gọi là 'chủ nghĩa đại quốc Nga', tức là Nga hy vọng khôi phục lại vinh quang Đế quốc Liên Xô, thậm chí có mong muốn mở rộng hơn.
Liên Xô hoặc Sa quốc Nga là một quốc gia mà 'xâm lược thành tính' (侵略成性: xâm lược đã thành bản tính).
Trong các hiệp ước bất bình đẳng vào thời nhà Thanh, Trung Quốc cắt nhượng đất nhiều nhất là cho nước Nga. Anh Quốc chiếm Hồng Kông sau đó trả lại. Nhật Bản chiếm bán đảo Triều Tiên, Đài Loan, quần đảo Bành Hồ, nhưng sau Triều Tiên đã thành quốc gia độc lập, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ được trả lại cho Trung Hoa Dân Quốc. Cho nên Trung Quốc thời đó có cái gọi là 'bách niên khuất nhục' (百年屈辱: Nỗi nhục trăm năm) thì trong quá trình đó, người chiếm đất Trung Quốc nhiều nhất chính là Sa quốc Nga.
Vì thế Nga vẫn là một quốc gia 'xâm lược thành tính', không chỉ ở châu Á chiếm Vùng Viễn Đông, ở châu Âu họ cũng như thế. Cho nên Chiến tranh Nga - Ukraine không phải do một mình Putin nghĩ ra. Ở Nga có rất nhiều người ủng hộ Putin. Đây thuộc về một loại hình thái ý thức.
Thủ tướng Đan Mạch nói thêm, thời đại mới mà chúng ta đang đối mặt có đặc điểm là hình thế địa chính trị và kinh tế đang trở nên nghiêm trọng hơn. Trong hơn 30 năm sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, chúng ta đã buông lơi cảnh giác, chúng ta đã quá ngây thơ. Chúng ta đã quá tập trung làm giàu cho mình.
Sau đó bà Frederiksen nói một câu rất quan trọng: Chúng ta đã tạo dựng sự phụ thuộc vào những quốc gia mà lẽ ra không nên phụ thuộc, khí thiên nhiên từ Nga và công nghệ mới từ Trung Quốc. Đã đến lúc phải thảo luận với người dân chúng ta. Thảo luận điều gì?
Bởi vì người dân (châu Âu, đặc biệt là Bắc Âu) đã quen với phúc lợi cao, cho nên điều họ thảo luận sẽ là: Chúng ta không thể vì phúc lợi mà đánh mất tự do. Chúng ta cần trích một phần phúc lợi để gia tăng chi phí quân sự. Bởi vì 'freedom is not free'. Chúng ta đã không trả giá cho sự tự do hơn 30 rồi, cho nên hiện nay chúng ta phải trả cái giá đó.
Trên thực tế từ năm 2014 (sau khi Nga thôn tính Crimea), chi tiêu quốc phòng của các nước châu Âu đã từng bước tăng lên, đương nhiên khi ông Trump lên nắm quyền thì có tăng nhanh hơn một chút. Nhưng hiện nay chỉ có số ít quốc gia đạt được yêu cầu của NATO về chi tiêu quân sự là 2 % GDP.
Trong năm 2023, chỉ có 11/31 quốc gia đạt được yêu cầu về chi tiêu quốc phòng là 2 % GDP. Trong 2024, ngoài Mỹ ra, 17 quốc gia khác sẽ đạt được mục tiêu là 2 % GDP cho chi tiêu quốc phòng.
NATO có bao nhiêu thành viên? Nếu tính thêm Thuỵ Điển sẽ là 32. Điều này nghĩa là có khoảng một nửa quốc gia trong NATO chưa đạt được mức 2 % GDP cho chi tiêu quốc phòng.
Hiện nay dù là Pháp, Đức hay Anh, họ đều đang tăng tỷ lệ cho chi tiêu quốc phòng.
Cách nghĩ của các nước châu Âu hiện nay có quan hệ với phát biểu của ông Trump, bởi vì ông Trump cho rằng: Nếu các ông (chỉ các nước châu Âu) không trả đủ tiền, nước Mỹ chúng tôi sẽ không bảo vệ các ông.
Đan Mạch đã tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng để đạt mục tiêu 2 % trong năm nay, nhưng bà Frederiksen cho biết, chính phủ Đan Mạch đã thảo luận về nhu cầu chi tiêu nhiều hơn cho các lĩnh vực như chiến tranh mạng, AI và không gian. Bà nói: Mặc dù hiện nay chúng tôi đang đạt được mục tiêu 2 %, nhưng tôi không nghĩ như thế là đủ.
Chúng ta có thể thấy rằng, không chỉ Liên minh châu Âu, mà hiện nay cả Nhật Bản cũng gia tăng chi tiêu quốc phòng và đang hoàn thành quá trình tái vũ trang.
Lãnh đạo châu Âu lo lắng rằng, mục tiêu tiếp theo của Nga có thể là Moldova, Georgia, hoặc 3 nước vùng Baltic. Nhưng bà Thủ tướng Đan Mạch nói: Những gì chúng ta phải làm trong những năm tiếp theo là không để việc đó xảy ra.
Hiện nay Nghị viện Hungary đã phê chuẩn để Thuỵ Điển gia nhập NATO. Thuỵ Điển hễ gia nhập NATO, họ cũng phải gia tăng chi tiêu quân sự. Mặc dù NATO là khối hiệp ước phòng thủ quân sự, nhưng hễ quốc gia nào gia nhập cũng phải gánh vác nghĩa vụ liên quan.
Thụy Điển dù với 10 triệu dân nhưng có nền công nghiệp quốc phòng khá hoàn chỉnh
Năm 2023, Phần Lan đã gia nhập NATO. Lần này nếu NATO có Thuỵ Điển sẽ là một điểm cộng lớn.
Phần Lan và Thuỵ Điển là hai quốc gia Bắc Âu. Phần Lan có dân số khoảng 5,5 triệu người, còn Thuỵ Điển thì khoảng 10 triệu người. Đây là những quốc gia có dân số rất ít. (Bản thân thành phố Hà Nội hoặc Sài Gòn, mỗi thành phố đã là hơn 10 triệu dân)
Tuy rằng hai quốc gia ở trên có dân số ít, nhưng trên thực tế họ là những quốc gia khá mạnh về mặt quân sự, đặc biệt là Thuỵ Điển (chỉ với 10 triệu dân) mà có một hệ thống công nghiệp khá hoàn chỉnh. Thuỵ Điển tuy nhỏ nhưng sở hữu khá nhiều thương hiệu nổi tiếng như là: Hãng máy giặt/Đồ gia dụng Electrolux, điện thoại Ericson, hãng xe hơi nổi tiếng Volvo (được mệnh danh là xe an toàn nhất thế giới), hãng siêu xe Koenigsegg, v.v.
Trong tưởng tượng của nhiều người, Thuỵ Điển là quốc gia theo chủ nghĩa hoà bình. Ông Nobel (trong giải Nobel Hoà bình), người phát minh ra thuốc nổ là người Thuỵ Điển. Tất nhiên, giải Nobel Hoà bình được trao ở Na Uy, nhưng dù thế nào, Thuỵ Điển vẫn là quốc gia yêu chuộng hoà bình. Họ muốn giữ vị trí trung lập trong các cuộc xung đột, cho nên trước giờ Thuỵ Điển vẫn chưa gia nhập NATO.
Nhưng sau khi nổ ra Chiến tranh Nga - Ukraine, cả Phần Lan và Thuỵ Điển cho rằng: Nếu không gia nhập NATO mà chỉ dựa và sức mạnh bản thân thì có thể không ngăn chặn được nước Nga. Cho nên họ liền muốn gia nhập NATO. Sau khi gia nhập, họ phải hoàn thành những nghĩa vụ liên quan.
Trên thực tế, Thuỵ Điển là một quốc gia khá mạnh về mặt quân sự. Chúng ta biết ở Thuỵ Điển còn có hãng xe Saab. Công ty Saab này còn sản xuất động cơ máy bay.
Chúng ta biết rằng, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, vì để đối phó với mối uy hiếp từ Liên Xô, Thuỵ Điển khi đó thi hành chế độ trưng binh, nghĩa là: Tất cả đàn ông Thuỵ Điển đủ điều kiện đều phải trải qua huấn luyện chính quy một cách nghiêm ngặt trong quân đội (bởi vì Thuỵ Điển có nhân khẩu rất ít). Vào thời kỳ cao điểm có đến 85 % đàn ông Thuỵ Điển đều trải qua quân dịch.
Hơn nữa, vào thời ấy, Thuỵ Điển đã xây dựng rất nhiều công trình quân sự tiêu chuẩn cao. Đường cao tốc trong nước, đặc biệt là ở khu vực miền trung và miền bắc đều xây dựng đường cao tốc theo tiêu chuẩn cất/hạ cánh của chiến đấu cơ, cũng giống với đường cao tốc ở Đức (cũng có thể cất hạ/cánh chiến đấu cơ).
Sau đó, ở vùng duyên hải (沿海: ven biển), Thuỵ Điển còn dùng núi tự nhiên để làm nơi ẩn náu, họ đã xây dựng rất nhiều công trình quân sự để tàu chiến, tàu ngầm cho tới chiến đấu cơ ẩn thân. Sau khi gia nhập NATO, Thuỵ Điển có thể đóng góp rất nhiều về năng lực sản xuất vũ khí cho NATO.
Thuỵ Điển là một trong số ít những quốc gia châu Âu có hệ thống công nghiệp quốc phòng hoàn bị (hoàn chỉnh), dù là Không - Hải - Bộ, họ đều có những vũ khí vô cùng tiện dụng.
Từ những năm 50 đến 70, Thuỵ Điển đã bí mật nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân. Về không quân, Thuỵ Điển cũng có chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 vô cùng lợi hại. Chiến đấu cơ hiện đại này có hành trình siêu âm (bay với tốc độ siêu âm), có mảng pha điện tử chủ động, v.v. Thuỵ Điển còn có thể phát triển máy bay cảnh báo sớm. Cho nên có thể nói Thuỵ Điển là cường quốc công nghiệp.
Ericson là một công ty làm loại hình liên lạc điện tử này. Do đó năng lực nghiên cứu của Thuỵ Điển cũng rất mạnh.
Thuỵ Điển có tiềm lực quân sự rất lớn. Nếu họ tổng hợp sức mạnh quân sự để khởi động cỗ máy chiến tranh của mình ở tốc độ tối đa, Thuỵ Điển thậm chí có thể sánh ngang với cường quốc quân sự như là Anh, Pháp hoặc Đức.
Năm xưa khi Thuỵ Điển đánh trận với Sa quốc Nga thì Sa quốc Nga có thể nói là 'tìm răng khắp nơi'. Thuỵ Điển thật sự lợi hại.
Trên thực tế, trước đây rất nhiều khi chúng ta cho rằng những quốc gia nhỏ thì yếu, nhưng trong quá khứ họ rất mạnh. Ba Lan cũng rất lợi hại.
Kỳ thực, Phần Lan cũng không yếu. Dân số Phần Lan chỉ bằng một nửa Thuỵ Điển. Thuỵ Điển có 10 triệu dân, Phần Lan chỉ có 5,5 triệu dân. Phần Lan cũng không thể so sánh với Anh (có 80 triệu dân), Đức (có 80 triệu dân). Vì dân số rất ít, cho nên pháp luật Phần Lan quy định: Nam giới trên 18 tuổi đều phải trải qua quân dịch từ nửa năm đến một năm, sau đó được chuyển sang làm lực lượng dự bị.
Tuy rằng Phần Lan chỉ có hơn 20 nghìn quân, nhưng nếu thật sự có chiến tranh, họ có thể triệu tập lực lượng dự bị, trong thời gian ngắn có thể đạt được 280 nghìn quân, một con số không nhỏ. Với số binh ở trên cũng có thể nói là một quân đội khá lớn. Lục quân và không quân của Phần Lan không tệ, nhưng hải quân thì hơi yếu, bởi vì biển họ tiếp giáp chỉ là 'ao' Baltic tương đối phong bế.
Nói tóm lại, nếu có cả Thuỵ Điển và Phần Lan thì sẽ là một điểm cộng rất lớn cho NATO trong việc phòng bị mối uy hiếp từ Nga. Đồng thời việc này cũng phản ánh cảm giác về mối nguy hiểm của các nước Bắc Âu.
Còn khi nào xảy ra việc Pháp gửi binh, Giáo sư Chương cho rằng: Nếu Putin chiếm được Kiev thì khi đó Pháp, các nước châu Âu hoặc các quốc gia trong NATO mới gửi binh. Bởi vì nếu không gửi binh thì Putin cũng đến tấn công, vậy thì chi bằng 'tiên phát chế nhân' (先發制人: hành động trước để kiềm chế đối phương). Còn nếu Putin không chiếm được Kiev thì việc gửi binh sẽ không xảy ra.
Thuần Phong biên dịch
----------
Nhận xét
Đăng nhận xét