TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 177

TRANG THƠ NHẠC
VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 177

Hoàng Trường Sa phụ trách

Chúc Xuân - Thơ Ngô Minh Hằng

CÂU ĐỐI

1) Câu đối 1 về Hai Bà Trưng của Võ Đại Tôn:
    Đất Nước Trời Nam, kết tụ tinh hoa hiển lộ Anh Thư, ngàn năm vằng vặc gương Liệt Nữ,
    Non Sông Hồng Lạc, hun đúc gan vàng lẫy lừng Nhi Nữ, muôn đời sáng chói đức Trưng Vương.
(Võ Đại Tôn)

Đối lại của Hai Nu :
    Hùng Hổ Đất Bắc, tham tàn bành trướng mưu đồ Hán. Đế, Vạn kiếp trọc thái thú Họ Tô (Định).
    Thiểu Tộc Thanh Càn, chánh thức cướp cò cưỡi cổ Đại Minh, thiên thu khiếp hồn quân Nguyễn Huệ 
(Quang Trung). (Hai Nu)

2) Câu đối 2 về Hai Bà Trưng của Võ Đại Tôn:
    Tận trung với Nước, dòng SÔNG HÁT sóng gào, thương tiếc Anh Thư tuẫn tiết,
    Hết dạ thương Dân, đất MÊ LINH rung chuyển, thấm ơn Liệt Nữ TRƯNG VƯƠNG.
(Võ Đại Tôn)

Đối lại của (.2N) :
    Khởi chiến trên Non, xứ LAM SƠN phát tích, ngậm ngùi Lê Lai xả thân,
    Trí nhân diệt Bạo, thành ĐÔNG QUAN lễ thề, Đại Việt ghi ơn LÊ LỢI.
(.2N)

3) Câu đối vịnh Hai Bà Trưng của Hoàng Trường Sa:
    Đại Đức tài bồi sơn hà Việt
    Hùng Danh vĩnh trụ xã tắc Nam (Hoàng Trường Sa)
Dịch nghĩa:
    Đức Lớn vun bồi non sông Việt
    Danh Hùng sống mãi xã tắc Nam 
(Hoàng Trường Sa)

Câu tạm đối lại của (.2N) :
    Địa Linh phát tích đảnh Thiên Sơn
    Nhân Kiệt tàng long vực Đại Hà 
(.2N)
Dịch nghĩa:
    Chốn linh thiêng vươn dậy đỉnh Núi Trời,
    Người tài rộng rồng nằm đáy Sông Cả.
(.2N)

4) Trích truyện cười "Quan thị và quan võ xỏ nhau" dùng làm vế xuất:

Xuất: Thị vào hầu, thị đứng thị trông,
    Thị cũng muốn, thị không có ấy. (Quan Võ)

- Đối 1: Vũ cậy mạnh, vũ ra vũ múa,
    Vũ gặp mưa, vũ ướt cả lông. (Quan Thị)

- Đối 2: Giáp bịt mu, giáp đè giáp gắp,
    Giáp thích thú, giáp kẹp ướt mèm. (Hai Nu)
(1) Giáp 甲 > (Từ điển Nguyễn Quốc Hùng) Cái vẩy, cái vỏ của loài vật. Chẳng hạn 龜甲Quy giáp > Mu rùa; (2) Giáp  夾 > (Từ điển Trần Văn Chánh) Gắp: 用筷子夾菜 Gắp thức ăn bằng đũa; (3) Giáp 汗 > (Từ điển phổ thông) Ướt đẫm; (4) Giáp  策 > (Từ điển trích dẫn) (Danh) Thích thú, khoái ý.

- Đối 3: Tài cần tiền, tài không năng khiếu,
    Tài chặt gỗ, tài đóng trại hòm. (Việt Nhân)
Tài = Tiền (như tài chánh); Năng khiếu (như tài năng, thiên tài); Gỗ; Hòm (như quan tài)

5) Vế xuất về "Tội ác đcs" của Phóthườngdân:

Xuất: Đảng giàu, dân mạt. (PTD)

- Đối 1: Trăng già, núi non. (Ns Hùng Cường)
- Đối 2: Trên bảo, dưới ... lơ! (Việt Nhân)
- Đối 3: Chủ khổ, tớ giàu. (Việt Nhân)
- Đối 4: Sĩ liêm, sỉ liếm. (Việt Nhân)

6) Vế xuất về nói lái của Hai Nu:
 
Xuất : Trên bảo dưới ... lơ - Trên lở dưới ... bao. (Việt Nhân)

- Đối 1: Thượng cong hạ...nóng - Thượng nong hạ...cóng. (Hai Nu)
- Đối 2: Trẻ cong già ... thẳng - Trẻ căng già ... thỏng. (Việt Nhân)
- Đối 3: Ham ôm hay ... yếu - Ham yêu hay ...  ốm. (Việt Nhân)

7) Vế xuất "Gởi Thi Lẽ Nina" của Lê Nam:
Xuất: Sĩ Phu đáng mặt Sĩ Phu, tuốt gươm trần "dẫu lìa ngó ý..." (*) (Lê Nam)

- Đối 1: Già lão cho đúng Già Lão, Buôn nước giãi "cái lưỡi không xương..." (Hai Nu)

- Đối 2: Chiến sĩ xứng danh chiến sỉ, nắm tay không "Còn Vướng Tơ Lòng..." (Lính Đồn)

- Đối 3: Nô Cộng hèn gian Nô Cộng, xé thẻ đảng "còn vương tơ lòng" (*) (Việt Nhân)

(*) Vì vậy mà mình thua năm 1975 đó phải không Cô Thi Lẽ Nina?. Bây giờ thì tôi thay đổi quan niệm rồi, tiếc là mình chưa có dịp ra chiến trường!
(**) Lòng "trộn" = Bỏ hồ lượm giáp
8) Vế xuất "Gởi Tiên-Sinh Hà Sĩ Phu" của Lê Nam:

Xuất: Màu mực Tím, ý thức Đỏ Vàng, 
    chốn văn chương tuyệt đẹp mơ màng, 
    bút thành gươm sao lòng vương vấn? (Lê Nam)
Đối: Nền trời Xanh, tâm tình Đen Trắng,
    trường tranh đấu lằn ranh sắt máu,
    Dân với Nước in đậm trong tim. (Lê Nam)

9) Vế xuất đề ảnh các "trọc cối" của Hai Nu:

Xuất: Tông thủ thích Vô Gián - Tán thủ thích vô giông. (Hai Nu)

Đối: Trọc sư cuồng Hồ Tỳ - Trì sư cuồng Hồ tộc. (Nina)

10) Vế xuất về nói lái của Hai Nu:

Xuất: Một Thời Kiêu Bạc - Mạt Thời Bêu Cột. (Hai Nu)

Đối: Dĩ vãng dơ dái - Dãi vã dơ dáng. (Hai Nu)

11) Vế xuất về "Nhà văn" Phạm Đình Trọng của M-16:

Xuất: Thẻ đảng trong tay, lương hưu hàng tháng, hỏi Phạm Đình Trọng có còn đang theo Đĩ? (*) (Thơ Sĩ M-16)

(*) Xem trích đoạn bài viết bưng bô của Phạm Đình Trọng trong hình sau:



THƠ

Sân Trường Cai Lậy - Thơ Ngô Văn Thọ

Sự Thật Ngày 8 Tháng 3 - Thơ Nguyễn Trọng Mai

Gia Tài Người Lính Chiến - Thơ Nguyễn Đức Hùng

Người Lính Già Ngồi Nhớ Quê Hương - Thơ Nguyễn Long An

Giấc Ngủ Tháng Tư - Thơ GLV

Trăng - Thơ Lâm Sơn Dung

Hẹn Về Chốn Cũ - Thơ Lâm Sơn Dung

Tâm Tư - Thơ Trung Ung Le K.7/68

Quê Hương Mỗi Người Chỉ Một - Thơ Trung Ung Le K.7/68


"Tết ấm từ Tym" - Thơ BP461 - Biếm họa BaBui

Gạc Ma! - Thơ Xuan Ngoc Nguyen 

Ngày Phụ Nữ Vẹm - Thơ Phan Huy MPH

Xuân Vợi - Thơ Nguyên Thạch

Cô Tịch - Thơ Huỳnh Thị Tố Nga

Mười Hai Tháng Sáu - Thơ Vũ Hoàng Chương 
Mười Hai Tháng Sáu
(Thơ: Vũ Hoàng Chương - Nhạc: Nguyễn Đức an - Trình bày: Mạnh Tuấn)

NHẠC
 
Hải Ngoại Thương Ca
(Nhạc sĩ: Nguyễn Văn Đông - Ca sĩ: Hà Thanh)

Chiều Qua Phà Hậu Giang
(Nhạc sĩ: Nhật Ngân - Ca sĩ: Phi Nhung)

"Quái Kiệt" Trần Văn Trạch Hát Tân Nhạc Bằng Giọng Miền Nam

Thương Tiếc Danh Hề Tùng Lâm Của Miền Nam

Văn Hường - Ông Vua Ca Cổ Hài


Liên Khúc: Ly Cà Phe & Chúng Mình Ba Đứa

TIẾU LÂM

1) Bẩm Chó Cả

Nhà nọ thấy quan lại tham nhũng, trong lòng rất khinh. Một hôm, các quan đến nhà chơi, trong số đó có cả mấy bạn đồng song thuở trước. Ông ta bảo người nhà dọn rượu thết. Người nhà bưng mâm lên, ông ta đứng dậy thưa:
- Chả mấy khi rồng đến nhà tôm, các ngài có bụng yêu nhà nho thanh bạch đến chơi, có chén rượu nhạt xin các ngài chiếu cố cho.

Các quan cầm đũa, bấp mấy món. Các quan ăn thấy ngon miệng, liền khề khà hỏi: đây đĩa gì, kia bát gì...
Nhà nho thong thả nói: 
- Ðây là chó, kia cũng là chó, bẩm toàn chó cả.

2) Bốn Cẳng, Sáu Cẳng

Một thầy cai sai lính lệ đi trát gấp (ngày nay ta nói công văn); Bảo anh ta lấy ngựa mà cưỡi. Anh lính lệ giắt ngựa ra đường nhưng không cưỡi, cứ xắn quần lên tận gối, cắm cổ chạy theo ngựa. Người qua đường lấy làm lạ hỏi:
- Anh điên hay sao mà không cưỡi lên ngựa chạy cho mau?

Anh lính lệ trả lời:
- Khéo cho anh! Bốn cẳng lại nhanh hơn sáu cẳng được à!

3) Sao đã vội chết

Một ông thầy lang xưa nay vẫn khoe chữa bệnh giỏi, ngày nọ có một ông lão đột ngột lại hỏi:
- Lão nghe thầy chữa bệnh thần lắm, thầy đã chữa khỏi được mấy đám rồi?
Ông lang quả quyết đáp:
- Bao nhiêu đám mà nghe lời tôi là chữa khỏi hết.
Ông lão cau mặt nói:
- Thầy quên rồi à? Thầy bảo thằng cháu nhà tôi uống thuốc của thầy một năm thì khỏi, sao nó mới uống được ba tháng đã chết?
Ông lang xua tay nói:
- Rõ ràng tại cậu nhà không chịu nghe lời tôi. Tôi bảo uống thuốc một năm, sao mới uống ba tháng đã vội chết? Cứ uống thuốc đủ năm, xem có khỏi không nào?

4) Mua kính

Anh nọ dốt đặc cán mai, thấy các cụ già mang kính xem sách, cũng bắt chước ra chợ hỏi mua một đôi. Vào hiệu, bảo chủ đem kính ra chọn. Anh ta đeo vào, mượn một cuốn sách, giở ra xem. Xem xong, bảo chủ hiệu cho chọn đôi khác. Chủ hiệu chìu khách. Nhưng đôi nào, anh ta cũng không ưng ý, đôi nào cũng chê xấu. Chủ hiệu lấy làm lạ, khi liếc nhìn thấy anh ta cầm cuốn sách ngược, ông ta sinh nghi liền hỏi:
- Sao đôi nào anh cũng chê cả?
Anh ta đáp:
- Kính tốt thì tôi đã đọc được chữ rồi!
Chủ hiệu nói:
- Hay là anh không biết chữ?
Anh ta đáp:
- Biết chữ thì tôi đã không cần mua kính!

5) Chữ Nghĩa

Mấy thầy đồ ngồi nói chuyện với nhau về chữ nghĩa, văn chương. Có thầy kể chuyện ông Trạng Hiền đời Trần mới lên tám tuổi mà đã đối đáp được với sứ Tàu. Sứ Tàu thử tài người nước ta, đọc bài thơ:
    Lưỡng nhật bình đầu nhật, 
    Tứ sơn điên đảo sơn.
    Lưỡng vương tranh nhất quốc,
    Tứ khẩu tung hoành gian.
(Nghĩa là: Hai chữ nhật ngược xuôi đều là chữ nhật. Bốn chữ sơn ngược xuôi cũng là chữ sơn. Hai ông vua tranh nhau một nước. Bốn chữ khẩu tung hoành ở giữa.)
Không ai đoán ra chữ gì. Thế mà ông Trạng Hiền trả lời được đấy. Ðó là chữ Ðiền là ruộng. Sứ Tàu phục lắm.

Một anh ngồi nghe lỏm nói lại:
- Các thầy hay chữ, tôi xin đố các thầy... 
    "Hai cọc hai bên, khuyển trên hỏa dưới" là nghĩa gì?

Các thầy bí, nhìn nhau. Anh kia nói: 
- Thưa là chữ "chó thui"!

PHIM ẢNH

Tội Ác Việt Cộng: 50 Năm Vụ Thảm Sát Cai Lậy 9/3/1974

16 Tấn Vàng Đã Đi Đâu Về Đâu ?


(Hình trên FB)

(Hình trên FB)

 FB Phu Ong

Hình Viet TuDo

Hoàng Trường Sa phụ trách

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 209