Đọc Và Suy Ngẫm: Nguyễn Ái Quốc chết vì lao phổi ở nhà tù HongKong là thật hay giả?

Đọc Và Suy Ngẫm
Nguyễn Ái Quốc chết vì lao phổi ở nhà tù HongKong
là thật hay giả?


Phương Nguyễn
Phổ biến thông tin Nguyễn Ái Quốc chết vì lao phổi là tin giả với nhân vật trung tâm là luật sư Loseby do hội đồng lý luận trung ương đảng cộng sản bịa ra, chỉ mới xảy ra mấy chục năm nay thôi.
Nguyễn Ái Quốc chết giả ở nhà tù HongKong được nhiều ông bà sử gia, học giả trí thức khoa bảng mày mò, lục lọi tham khảo các văn kiện pháp lý liên quan đến vụ án Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc) và các nguồn tài liệu của một số nhà sử học Anh, Pháp, Mỹ. Họ là những người sử dụng nguồn tài liệu, sách báo của cộng sản quốc tế giải mật giới hạn và do Việt cộng cung cấp nên không thể giải mã được sự thật Nguyễn Ái Quốc đã chết vì lao phổi ở nhà tù.
Từ đó họ đi đến kết luận, Nguyễn Ái Quốc không chết vì lao phổi ở HongKong và đồng tình với lập luận rằng, dù tinh vi đến cách mấy đi nữa thì một người không thể đóng giả mấy chục năm mà không ai hay biết.
Suy luận như thế, là thiếu sót nghiêm trọng!
Muốn biết Nguyễn Ái Quốc chết hay sống ở nhà tù HongKong, không chỉ tham khảo các văn kiện pháp lý vụ án Tống Văn Sơ hay các nguồn tài liệu của sử gia nước ngoài trưng dẫn hoặc lập luận của các nhà Hồ Chí Minh học từ cả 2 phe chống cộng lẫn thờ cộng.
Muốn biết thấu đáo một cách khách quan cần phải tham khảo thêm nhiều nguồn thông tin, tài liệu khác nữa.
Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin làm cơ sở suy luận về chuyện sống chết của Nguyễn Ái Quốc lúc ở tù HongKong.
Mấu chốt sống chết của Nguyễn Ái Quốc nằm ở bí danh Lin từ năm 1933, lúc Quốc được cộng sản nói là luật sư Francis Henry Loseby cứu thoát chạy về Moskva và sống ở đó cho đến năm 1938 mới về Tàu làm thiếu tá bát lộ quân với bí danh Hồ Quang.
Từ năm 1933 - 1938, nhân vật mang bí danh Lin không thể là Nguyễn Ái Quốc bởi những điểm sau đây:
- Thứ nhất nếu Lin là Nguyễn Ái Quốc thì Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập đã gặp Nguyễn Ái Quốc ở Moskva trong thời gian 1933 - 1938.
- Thứ hai nếu Lin là Nguyễn Ái Quốc thì trong văn kiện đảng, Hà Huy Tập không có lý do để viết Nguyễn Ái Quốc chết ở nhà tù HongKong và Nguyễn Thị Minh Khai năm 1935 khai là vợ của Nguyễn Ái Quốc không thể thành hôn với Lê Hồng Phong nếu Quốc còn sống.
- Thứ ba nếu Lin là Nguyễn Ái Quốc người Việt thì tại sao sau khi tốt nghiệp đại học lao động cộng sản Phương Đông, Lin không về Việt Nam hoạt động cách mạng như Hà Huy Tập, Bùi Công Trừng, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai… mà lại về Trung Quốc làm thiếu tá bát lộ quân với bí danh Hồ Quang.
- Thứ tư Lin với bí danh Hồ Quang thiếu tá bát lộ quân Trung Quốc là Nguyễn Ái Quốc thì lúc Hoàng Tranh cho xuất bản quyển sách “Hồ Chí Minh với Trung Quốc” có lý lịch khác với lý lịch Nguyễn Ái Quốc, sao đảng cộng sản Việt Nam vẫn im lặng cho đến năm 2015 mới xác nhận Hồ Quang là một trong hàng trăm bí danh của Hồ Chí Minh.
- Thứ năm nếu Hồ Quang (Lin) là Nguyễn Ái Quốc thì Quốc không đủ khả năng tiếng Tàu để phụ trách biên tập, chép lại bản thảo bằng bút lông và viết bài, làm thơ theo thể thơ cổ của Tàu đăng trên tờ báo nội bộ của bát lộ quân.
- Thứ sáu là trong cuốn sổ “thông tin về đồng môn” ở ban huấn luyện cán bộ du kích Nam Nhạc, có ghi đầy đủ lý lịch của Hồ Quang:
“Thiếu tá Hồ Quang, 38 tuổi, quê quán Quảng Đông, phục vụ tập đoàn quân 18 bát lộ quân, tốt nghiệp đại học Lĩnh Nam, từng làm giáo viên trung học và hiệu trưởng trường ngoại ngữ.”
- Thứ bảy là một số tài liệu của tình báo Trung Quốc hiện lưu trữ tại hai cơ quan tình báo ở Hoa Nam và Bắc Kinh đã được giải mã.
Đặc biệt các tài liệu giải mã là Sổ Tay của Đặng Bình Ánh, xác nhận nhân vật được đảng cộng sản Trung Hoa gởi đến căn cứ Pác - Bó năm 1941, mang bí danh Hồ Chí Minh, là thiếu tá Hồ Quang.
Hồ Quang là điệp viên của Trung Quốc có năng khiếu hoạt động tinh báo, biết nói nhiều thứ tiếng như Hẹ, Quảng Đông, Quan Thoại, Nhựt, Nga, Pháp, Anh và Việt nhưng Hồ Chí Minh viết và nói tiếng Việt chưa rành.
Những tài liệu, thông tin về các bí danh liên quan đến Hồ Chí Minh nêu trên mang tính hàn lâm, có giá trị nhất định với các nhà nghiên cứu khoa học nhưng vẫn chưa thuyết phục được mọi người tin là Nguyễn Ái Quốc không chết vì lao phổi ở nhà tù HongKong năm 1932.
Tuy nhiên bằng những phân tích, so sánh, đối chiếu giữa Nguyễn Ái Quốc với Hồ Chí Minh về nhân dạng, thói quen trong cuộc sống đời thường. Chúng ta có thể xác quyết Quốc đã chết ở HongKong và Hồ chỉ là tên nhập vai đóng thế.
Những câu hỏi rất đời thường dưới đây xem ra ít gây tranh cãi, thuyết phục hơn các công trình nghiên cứu dài hơi về kẻ mang bí danh Hồ Chí Minh của các nhà sử học, các học giả trí thức khoa bảng nghiên cứu về Hồ Chí Minh:
- Tại sao chữ viết của Nguyễn Tất Thành viết thư xin vào học trường thuộc địa của Pháp hoàn toàn khác với chữ viết của Hồ Chí Minh viết di chúc?
- Tại sao Nguyễn Ái Quốc khi trưởng thành cao 1,65cm, lúc già mang bí danh Hồ Chí Minh cao tầm 1,75cm?
- Không ai thấy Hồ Chí Minh mặc quốc phục Việt Nam mà chỉ mặc đại cán 4 túi của Tàu, kể từ khi xuất hiện ở hang Pác - Bó năm 1941?
- Hồ Chí Minh không hề về Nghệ An lúc anh chị ruột của Nguyễn Ái Quốc còn sống mà mỗi năm Hồ đều về Tàu, kể từ năm 1950 cho đến lúc chết?
- Tại sao Hồ Chí Minh viết sách xưng bác Hồ mà không xưng bác Minh như nếp sống của người Việt Nam?
- Hồ Chí Minh được cho là thuộc dòng họ Nguyễn Sinh nhưng không ai thấy Hồ Chí Minh chụp hình với tộc Nguyễn Sinh, mà có nhiều hình chụp cảnh gia đình ở bên Tàu?
- Không ai thấy Hồ Chí Minh lập thờ cha mẹ ở phủ chủ tịch và cũng không ai thấy Hồ viếng mộ tổ tiên dòng họ Nguyễn Sinh và mẹ Hoàng Thị Loan trong 2 lần gọi là về thăm quê Nghệ An.
- Hồ Chí Minh hay Nguyễn Ái Quốc ai có khả năng sáng tác tập thơ Ngục Trung Nhật Ký và tự truyện Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch bằng tiếng Tàu?
- Tại sao Hồ Chí Minh tự xưng Nguyễn Ái Quốc, là người Việt nhưng lúc sắp chết lại đòi nghe nhạc Tàu?
- Nhìn khuôn mặt hàng trăm bức hình của nhân vật gọi là Hồ Chí Minh do Việt cộng trưng ra từ trẻ tới già, không ai thấy đó là một người.
- Tại sao Nguyễn Tất Thành xuống tàu vượt biên sang Pháp, nói là đi tìm đường cứu nước mang họ Nguyễn. Lúc quay về công thành danh toại lại nhận họ Hồ?
Với những câu hỏi đơn giản gần gũi với cuộc sống dân dã đời thường, không mất nhiều công sức, thời gian lục lọi, sưu tầm tài liệu như các nhà nghiên cứu, khó cho mọi người tin rằng Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc.
(Nguồn Hồ Chí Minh với Trung Quốc, của Hoàng Tranh, Nxb. Giải phóng quân, Bắc Kinh, 1984.)

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 179

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 180