Anh Thư Đại Việt Trưng Nữ Vương

Anh Thư Đại Việt Trưng Nữ Vương
06 - 02 - Âm lịch

H. A.

Hằng năm Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa. Lấy ngày này để tôn vinh giá trị Phụ Nữ, cũng là tôn vinh giá trị lịch sử của hai Bà Trưng Nữ Vương.
Nhưng thiệt đau lòng hiện nay với giá trị lịch sử đã xóa nhòa dần khi chế độ hung tàn dốt nát hiện nay. Chúng đang bôi bẩn và vu khống giá trị lịch sử tiền nhơn. Rồi mai đây hậu sanh sẽ không ai còn nhớ tới những lịch sử nước nhà.
Lịch sử Việt thời cộng sản đang chết dần, chết mòn theo thời gian, vì sự Hán hóa dân Việt đang đến gần, thiệt buồn cho lứa tuổi học trò đang bị đầu độc bởi chủ thuyết lai căng, một nền giáo dục thụ động và rập khuôn, sống không lý tưởng và không nhu cầu tiến thủ , mạt nhược và nhục chí của thế hệ trẻ Việt ngày nay. Đấy là chính sách ngu dân để cai trị .






Thử hỏi bao nhiêu thầy cô giáo thời cộng sản đã có công soạn bài lịch sử về Hai Bà Trưng cho thấu đáo; để nhắc nhở cho hậu thế của Trưng Nữ Vương về truyền thống GIỮ NƯỚC của Tiền Nhơn Đại Việt?
Đại Nam quốc sử diễn ca có đoạn kể về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã trở thành quen thuộc đối với người Việt:
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn Tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là Bá Vương
Uy danh động tới Bắc Phương
Hán sai Mã Viện lên đường tấn công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi địch với anh hùng được sao!
Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo
Hai Bà thất thế cùng liều với sông!
Trước là nghĩa, sau là trung
Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn.





Ngắm nhìn không khí lễ hội diễn hành trong ngày lễ Hai Bà Trưng và ngày Phụ nữ Việt Nam tại Sài Gòn dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. Thiệt trang nghiêm và lộng lẫy cờ quạt với những hình ảnh sống động, gợi cho ta nét hãnh diện hùng hồn dân tộc Việt.
Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, hằng năm vào ngày 06 tháng 02 âm lịch được chọn là ngày giỗ hay lễ hội tưởng nhớ Hai Bà Trưng. Ngày này cũng là Ngày Phụ nữ Việt Nam của miền Nam Việt Nam dưới cнáɴн тнể Việt Nam Cộng Hòa. Vào ngày đó, lễ hội diễn hành diễn ra khắp con lộ phố xá quanh Sài Gòn. Tuy nhiên lễ hội chỉ được tổ chức từ năm 1950 đến năm 1975, kể từ năm 1976 trở đi khi hai miền thống nhứt thì ngày lễ Hai Bà Trưng không còn là ngày lễ ở Việt Nam nữa.
Hai Bà Trưng (mất ngày mùng 06 tháng 02 năm Quý Mão, năm 43 dương lịch) là tên gọi chung của hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị, là Anh Thư dân tộc của người Việt. Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và tự phong là Nữ Vương. Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, hai Bà đã nhảy xuống sông tự тử. Đại Việt Sử ký Toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử Việt Nam. Hàng năm, vào ngày O6 tháng O2 âm lịch, là ngày giỗ hay là lễ hội tưởng nhớ Hai bà (cũng là Ngày Phụ nữ Việt Nam tại miền Nam trước kia) được tổ chức tại Miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và hiện nay tại nhiều nơi trong nước Việt Nam cũng như cộng đồng người Việt tại nước ngoài. Thời gian đã qua rất lâu, lễ hội xưa nay cũng không còn. Chỉ là mượn chút hình ảnh ngày nào, mời các bạn đọc cùng chiêm ngưỡng chút không κнí lễ Hai Bà Trưng và Ngày Phụ nữ Việt Nam tại Sài Gòn xưa qua loạt ảnh sau:
Tượng đài Hai Bà Trưng trên Công trường Mê Linh do Phong trào Liên đới Phụ nữ Việt Nam xây tặng Thủ đô Saigon được khánh thành đúng vào ngày Phụ Nữ Việt Nam năm 1962 (ngày 11-3-1962, tức mùng 6 Tháng hai Âm lịch, năm Nhâm Dần).


(Bấm vào liên kết để xem hơn 50 hình xưa về Lễ Giỗ Hai Bà Trưng thời VNCH)

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025