Tố Hữu!

Tố Hữu!
 Vũ Hoàng Chương và Tố Hữu - Biếm họa BaBui
  
Đoàn Xuân Thu

Chuyện rằng năm 1942, vượt ngục Ðắc Lây, Tố Hữu được dân Làng Rô ở vùng hẻo lánh trong lòng núi rừng huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho cơm ăn. Tố Hữu trốn được từ Kon Tum về tới Ðà Nẵng để tiếp tục theo CS.

Sau nầy, Tố Hữu ‘bốc phét’ là năm 1973, vượt dãy Trường Sơn về tới Quảng Nam muốn gặp lại những người Cơ Tu đã từng che chở, cho ‘y’ ăn uống, được cô con gái của già làng đưa qua rừng xuống núi về xuôi”.

Tố Hữu vẽ chuyện: “Khi còn sống, già làng săn voi được hai cái ngà để khi nào cán bộ trốn tù năm xưa tìm về lại làng Rô thì cho nó!”

Tố Hữu đã rinh cặp ngà voi về Hà Nội để trên giá gỗ với tượng Lenin chưng trong phòng khách của ngôi biệt thự trên phố Phan Ðình Phùng quận Ba Ðình.

Bà con mình ai cũng biết trí tuệ tiếng Anh viết tắt là “IQ”. Intelligence không có; chỉ có Q (đọc theo Mít mình) thì mới tin dân Cà Tu giết voi lấy ngà để dành tới 3 đời: nội, cha, cháu để dâng cho Tố Hữu.

Người ta tin rằng con voi nầy đã bị ai đó giết để lấy cặp ngà. Tố Hữu không trực tiếp giết voi nhưng Tố Hữu lấy cặp ngà về nhà chưng trong phòng khách. Tội đó, theo CS nó ấn định, là tội ‘tiêu thụ tài sản do phạm tội’ mà có).

Dân trong nước muốn biết bọn quan chức CS ăn cướp của dân sào huyệt của chúng ở đâu? Cứ ra quận Ba Ðình là gặp hằng hà sa số.

Biệt thự của Tố Hữu, được đảng cấp, trước sân có ‘cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt’ như Tố Hữu từng khoe, là nơi kín cổng, cao tường được CA canh gác cẩn mật. Dân Hà Nội không ai dám lai vãng ngó nghiêng; chứ chưa nói gì tới đột nhập.
(Biệt thự nầy nghe nói mấy năm trước đám con của Tố Hữu bán cho tư bản “rẩy chết” (Chữ của nhà xuất bản Sự Thật) được tới 8 triệu đô Mỹ).

Nhưng cách đây gần 21 năm, năm 2002, ‘Vua đạo chích’ Nguyễn Tiến Công tự ‘Công ngủ’, (xin đừng nói lái) mới 26 tuổi, đã dám cả gan đột nhập nhà ‘cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt’. “Công ngủ” chui tọt vô phòng khách trộm cặp ngà voi đã lên nước bóng hết biết. Giá trị tính bằng nhiều chục cây vàng làm cho Tố Hữu giận xanh râu, tắt đài hết đía.

Ðồng chí nhà thơ Tố Hữu chôm cặp ngà của voi rừng Làng Rô. 48 năm rồi, bà con mình trong nước thừa biết lũ quan chức CS lớn thì ăn cướp; vừa và nhỏ thì đi ăn cắp. Còn dân sống trong chế độ CS muốn có của ăn, của để thì chỉ còn đường đi ăn trộm bọn quan chức như Vua đạo chích Công (ngủ) làm phi vụ đấy thôi. Chớ dân ngu khu đen, trên răng dưới dế, có gì đâu mà trộm chớ?

‘Vua đạo chích, nhà thơ Nguyễn Tiến Công lúc bị Tố Hữu thưa lính bắt, cũng tức chuyện sinh tình, lòng thơ lai láng bồi hồi, phun ra một bài chọc quê Tố Hữu như vầy:
        “Cụ xưa nổi tiếng nhờ thơ.
        Tôi nay nổi tiếng là nhờ ngà voi.
        Ngà voi cụ để khách coi.
        Tôi đây mượn tạm, cụ nhờ đòi ngay.
        Ðòi được bởi số cụ may.
        Còn tôi ‘bóc lịch’ tính ngày xa quê.
        Tù lâu rồi có ngày về.
        Ngà còn để thế lại bê ra đường.
        Lần này tù bởi coi thường.
        Lần sau cẩn thận xóa đường vân tay.
        Ðược ngà đắt, rẻ bán ngay.
        Ðiều tra hỏi đến cãi ngay thì… huề!"

Nói nào ngay không một ai tin một thằng đạo chích, ăn trộm ngà voi, lại làm được những câu lục bát gieo vần không ép vận như thế? Người ta tin văn nô CS căm ghét Tố Hữu ân oán giang hồ với bố nó thời Nhân Văn Giai Phẩm nên nó thêm thắt lâm li làm thơ chửi xéo Tố Hữu mà thôi.

Mất cặp ngà voi, việc tìm lại như mò kim đáy bể nhưng may quá tìm lại được. Tìm được của tưởng chừng như đã mất, Tố Hữu mừng quá; nên chỉ 3 tháng sau, ‘y’ hạc nội mây ngàn, ‘bờ lông rông’ vô vạc dầu đang sôi ùng ục dưới chín tầng địa ngục vào ngày mùng 9, tháng Chạp, năm 2002.

Nói cho nó công bằng: Không có nhà thơ nào được bồi bút nâng bi nhiều như Tố Hữu.

Hồi xưa, Tết đến tất cả các báo Xuân đều phải đăng thơ chúc Tết của Hồ Chí Minh và thơ Tố Hữu. Báo nào cũng phải đăng một bài ấy.

Bài của Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên chỉ được đăng một báo. Giá bát phở ba hào (cắc). Nhuận bút từ 12 đến 15 đồng, bằng 4, 5 chục bát phở. (Ðừng chê ít nhe! Ở hải ngoại bây giờ, thơ văn gì cũng đăng ‘chùa’ hết ráo. Có tờ thơm thảo trả tới 50 đô. Một tô phở giá 15 đô. Như vậy tác giả ăn được hai tô phở rưỡi)

Nhuận bút của Tố Hữu thì gấp 40 lần. 500 đồng cộng một cành đào và một cặp gà trống thiến. Nói một cách ‘trần trắng trợn’: Ðây không phải là nhuận bút mà là tiền ‘cúng cụ’, tiền hối lộ, tiền đút lót.

        “Bầm ơi có rét không bầm.
        Von ga con cưỡi; gà hầm con ăn”.

Sự thực thơ Tố Hữu bị nhiều người chê là dở như hạch. Hồi còn trên chiến khu Việt Bắc, một lần Tố Hữu định đọc thơ cho Văn Cao nghe, nhưng ông nhạc sĩ gạt đi: “Thơ cậu như hò vè có gì mà đọc?”

Rồi trong ‘Nhân văn Giai phẩm’ có một nhà thơ, ỷ mình có đi bộ đội, viết bài phê bình: “Thơ Tố Hữu như cốc siro pha loãng”.

Bị chê như tát nước vào mặt nên rất dễ hiểu khi nắm giữ được quyền lực, Tố Hữu là một hung thần, một đao phủ thủ về văn nghệ cho bọn dám dè bỉu thơ ta phải lên bờ xuống ruộng.

Rồi năm 1975, CSBV chiếm được Miền Nam, Tố Hữu nhảy qua điều hành kinh tế (kinh đến thế!). Tố Hữu khiến cả nước ăn độn bo bo thức ăn cho trâu, bò heo thấy bà tiên tổ.Tố Hữu mất chức.

        “Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát.
        Trông về Việt Bắc tít mù mây.
        Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt.
        Máu ở chiến trường, hoa ở đây”.

Gây quá nhiều ân oán giang hồ; dù chết đã hơn 20 năm, Tố Hữu vẫn còn bị thiên hạ chửi dài dài.

Melbourne.

Chi Chú: 
1. Đồng chí Xuân Sách chơi đồng chí Tố Hữu bằng mấy câu thơ tuột quần Anh Lành ra:
        "Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
        Mắt trông về tám hướng phía trời xa
        Chân dép lốp bay vào vũ trụ
        Khi trở về ta lại là ta
        Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
        Trông về Việt Bắc tít mù mây
        Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
        Máu ở chiến trường, hoa ở đây."

2. Viết thêm: Stalin thần tượng mà Tố Hữu nịnh dơ và nịnh dở.
        Yêu biết mấy, nghe con tập nói.
        Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!

Bác sĩ Liên Xô sợ nhà độc tài Joseph Stalin đến mức không dám chạm vào thi thể của ông ta.

Joseph Stalin, nhà lãnh đạo với bàn tay sắt của nước Nga Xô Viết, qua đời vào ngày 5 tháng 3 năm 1953 vì bị xuất huyết não.

Stalin, 74 tuổi, ngã bịnh đã bốn ngày qua nhưng cận vệ của ông ta đã trì hoãn việc mời bác sĩ.

Cuối cùng khi họ đến nơi, các bác sĩ phát hiện Stalin bị liệt nửa người và ói ra máu, chỉ còn vài phút nữa là chết, nhưng họ miễn cưỡng điều trị cho ông ta .

Sự do dự của họ là do nhà lãnh đạo Nga đã tuyên bố thanh trừng các bác sĩ hàng đầu bị Stalin nghi ngờ phản quốc.

Một số bác sĩ và quan chức cấp cao của ông ta thậm chí còn tin rằng ông đang giả chết để kiểm tra lòng trung thành của họ.

4 ngày sau đó, Stalin được chôn cất tại Moscow, nơi hàng trăm nghìn con cừu Nga xếp hàng đến viếng thi hài ông ta .

Nikita Khrushchev lên kế nhiệm và tố cáo Stalin là một tên bạo chúa đã gây ra cái chết cho hàng triệu người.

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025