‘Công an trị’ hiện rõ trong ngân sách 2024 của Việt Nam

‘Công an trị’ hiện rõ trong ngân sách 2024 của Việt Nam
Công an được chi tiền để thường xuyên tập luyện chống bạo động (Hình: Người Đưa Tin)

Huỳnh Thị Tố Nga

Năm 2024, Bộ Công an tiếp tục được chi ngân sách cao ngất ngưỡng. Sự bất bình đẳng lộ rõ khi người ta nhìn vào ngân sách dành cho Bộ Giáo Dục và Bộ Y Tế. Điều này là quyết định chính thức với Nghị Quyết số 104/2023/QH15 ngày 10 Tháng Mười Một năm 2023 của Quốc hội.

Nhìn vào đó, người ta hiểu rõ xã hội Việt Nam như thế nào. Hai ngành chăm sóc và giáo dục con người bị coi nhẹ, còn chuyện cai trị, kiểm soát con người thì quan trọng bậc nhất đối với chính quyền.

Hệ thống y tế ở Việt Nam vẫn quá tải bao nhiêu năm qua, cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu cần chăm sóc, điều trị, bảo vệ sức khỏe của người dân. Tình trạng người dân phải chịu cảnh vật vạ khi đi khám, điều trị bệnh, nhất là ở các bệnh viện nhà nước, thiếu giường nằm, người bệnh phải nằm chật hẹp, nhồi nhét trong không gian nhỏ hẹp, ngột ngạt, còn người thân đi nuôi bệnh thậm chí phải nằm dưới gầm giường, hành lang, tình trạng kéo dài, chưa được giải quyết suốt hàng chục năm qua.

Mới đây, tình trạng thiếu hụt thuốc và vật tư y tế lại làm cho tình hình ngày thêm nghiêm trọng. Ở hệ thống các bệnh viện tư nhân có đỡ hơn, cơ sở vật chất khá hơn, nhưng chi phí lại quá cao, đa phần người dân có thu nhập trung bình hoặc thấp không tiếp cận được các dịch vụ y tế này. Nhưng ngay cả hệ thống nhà nước, họ cũng ưu tiên chuyện kiếm tiền thêm bằng các dịch vụ điều trị.

Nói về giáo dục, chất lượng giáo dục ngày càng xuống cấp, bao nhiêu vấn nạn xảy ra vì đạo đức suy đồi, bởi vì lương của giáo viên không đủ sống, mất phẩm chất với nghề nghiệp. Đó là chưa nói đến chương trình đào tạo nghiêng về tuyên truyền, nhồi nhét chính trị làm cho thế hệ trẻ chỉ còn học vẹt những gì chính quyền muốn.

Các thế hệ không những không khai phóng được tâm thức và tài năng mà chính chương trình giáo dục như vậy đã làm cho học sinh, sinh viên trở nên u tối, thụ động và mất căn bản về đời sống chính trị-xã hội.


Tại sao các quốc gia bị gọi là tư bản bóc lột, lại luôn nhiều mặt, vượt xa con người trong chế độ độc tài?

Chắc có người sẽ hỏi: “Thế sao Trung Quốc lại giàu có”? Nếu bóc tách bộ mặt son phấn đó, có thể nhìn rõ về cái gọi là “phát triển giàu có.”

Năm 2023, GDP cả nước của Trung Quốc vẫn đứng thứ hai sau Hoa Kỳ, nhưng bình quân thu nhập đầu người của Trung Quốc lại xếp vị trí 70/190 quốc gia, trong khi đó bình quân thu nhập đầu người của Hoa Kỳ xếp vị trí thứ 7/190.

Tương tự, Việt Nam được gọi là phát triển “rực rỡ” nhưng chỉ xếp ở vị trí 121/190 quốc gia, thua những quốc gia ít được nhắc tới trên trường quốc tế như Luxembourg.

Nhìn mặt bằng văn hóa, xã hội, ai cũng có thể đánh giá hiệu quả của nhà nước sau nhiều năm điều hành, và rõ ràng, kinh tế cứ ì ạch và tệ nạn tham nhũng trong nội bộ nhà nước ngày càng trầm trọng, sai lầm này chồng sai lầm khác, chỉ có người dân là nạn nhân chính và trực tiếp.

Ngân sách là tiền của dân, nhưng đời sống người dân ngày càng vất vả.

Năm 2023, Việt Nam có gần 10 triệu dân nghèo và cận nghèo, chiếm khoảng 1/10 dân số theo số liệu thống kê của asianews.network. Nhìn bảng chi ngân sách dồn hết cho bộ phận mà nhân dân vẫn gọi rõ là chế độ “Đảng trị” và “Công an trị,” thì ý nghĩa của một Việt Nam tương lai sẽ được gọi là gì?

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025